10 cách giúp bạn học hiệu quả và đam mê với môn văn

Người ta vẫn bảo, văn học là cửa sổ của tâm hồn, ấy vậy mà nhiều người vẫn bỏ bê và ngại học vì nghĩ mình không có năng khiếu và không thực sự hứng thú. Điều đó khiến cho kiến thức về môn văn ngày càng tụt dốc và cảm thấy nó như là gánh nặng trong mỗi lần nhắc đến. Vậy làm như thế nào để chúng ta hứng thú hơn và học có hiệu quả hơn với môn Văn. Dưới đây, Baivan.net sẽ giới thiệu những cách học tốt môn văn cực kì hiệu quả mà bất cứ bạn nào cũng có thể áp dụng.

1. Tạo tư thế thoải mái khi học văn

Bạn ngại học và bỏ bê môn này vì nghĩ mình không đủ khả năng, không hứng thú? Chính những suy nghĩ này cản trở bạn tiến bộ. Thay vào đó, hãy dành thời gian tự nhủ với bản thân: “Người khác học được mình cũng học được”. Nó sẽ tiếp thêm cho bạn nhiều động lực để có thể đón nhận môn văn. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý...khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.

2. Tập thói quen đọc sách thật nhiều

Nhiều bạn muốn học văn tốt, muốn làm văn hay nhưng lười đọc sách. Điều này hoàn toàn vô lí bởi văn nó không như toán, nếu muốn giỏi toán bạn chỉ cần hiểu và biết vận dụng công thức nhưng văn muốn hay thì ngoài hiểu biết cần phải có thêm vốn từ đa dạng. Vì vậy, đọc sách vô cùng quan trọng. Mỗi ngày, bạn hãy dành cho mình một tiếng để đọc sách. Luyện đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, sách văn học rồi rút ra ý chính cho mình làm tư liệu học tập để bạn thêm hiểu từ ngữ tiếng Việt và rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy sâu sắc. Khi đọc, bạn đừng nên thụ động chăm chăm học thuộc mà hãy tập trung tối đa để cảm nhận từng câu từng chữ. Nên nhớ, đọc chứ không phải học thuộc lòng.

3. Không phụ thuộc vào sách tham khảo

Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng sẽ khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Văn học chính môn học để chúng ta sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ rập khuôn đó. Một cách khác để bạn có thể tham khảo hiệu quả là: hãy viết một bài văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình rồi sau đó sẽ đọc lại bài tham khảo đó. Cách này sẽ giúp ta bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó.

Dùng sách tham khảo không phải là xấu nhưng quan trọng là bạn nên tiếp thu được thêm nhiều ý tưởng khi dùng sách tham khảo, thay vì bị phụ thuộc vào nó.

4. Tập trung nghe giảng và ghi chép đầy đủ trên lớp

Nhiều bạn sử dụng đồ ăn thức uống, máy nghe nhạc và điện thoại di động vào giờ Văn cho đỡ buồn ngủ. Tuy nhiên, khi ăn uống, nghe nhạc hay bấm điện thoại bạn đã bỏ phí bài giảng, mà môn văn nếu bị đứt quãng chắc chắn bạn sẽ không hiểu gì cả. Chính việc bạn tập trung nghe giảng khiến thầy cô càng thêm hứng thú tận tình truyền đạt kiến thức cho bạn giúp bạn học tốt hơn. Đừng vì chán nản môn Văn mà bạn cứ bỏ trống vở ghi, đến lúc kiểm tra thì chạy nháo nhào đi mượn vở chép bài thế rồi vừa chép không kịp và kiến thức cũng chẳng có là bao. Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ bạn dễ dàng tập trung vào việc học đồng thời mau thuộc bài hơn.

5. Sử dụng sơ đồ cây để học văn

Nếu bạn cảm thấy bài giảng có quá nhiều ý khiến bạn lan man, khó học thì hãy gạch dưới những ý chính được thầy cô lưu ý nhiều trong bài. Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý. Ý chính nằm ở giữa, các ý phụ ý nhỏ hơn sẽ là những nhánh cây đâm ra. Văn học là môn thiên về cảm xúc nhưng nếu bài viết của bạn rất tình cảm mà thiếu ý cũng khó được điểm cao. Sơ đồ cây sẽ giúp bài viết của bạn đi đúng hướng.

6. Hãy chăm chỉ viết thật nhiều

Đừng nghĩ khi cô giáo ra bài tập hay có đề văn bạn mới cầm bút lên viết mà hãy viết văn khi bạn có thể. Hãy bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình trong mọi hoàn cảnh. Chắc chắn, theo thời gian, với cách học này sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ trong thời gian sớm nhát. 

Những cảm xúc trong cuộc sống, những nhận định chủ quan về một ý kiến, một sự việc, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình thông qua những con chữ cũng là cách giúp bạn tích lũy được vốn từ và làm sinh động thêm lỗi viết của bản thân.

7. Học theo đặc trưng của phân môn

Nói đến học văn là nói đến học các văn bản, tiếng việt và tập làm văn. Ở mỗi thể loại đều có những đặc trưng riêng. Do đó, yêu cầu cơ bản nhất để học môn văn đó chính là bạn phải thực sự hiểu và nắm bắt được nó. 

Đối với đọc - hiểu văn bản: Đọc nhanh, gạch dưới từ khóa để: phát hiện => giải mã => bình giá => suy luận

Đối với tiếng việt: Nắm vững khái niệm => vận dụng giải bài tập => Đọc văn, viết văn

Đối với tập làm văn: Đọc kĩ đề => tìm ý, dàn ý => vận dụng các kĩ năng để làm bài.

8. Hạn chế học thêm bên ngoài quá nhiều, nếu có thể hãy thuê gia sư

Những lớp học thêm đông đúc cả trăm học sinh thực sự rất khó để bạn tập trung. Ở đó sẽ có người học, người không, bạn dễ bị phân tán tư tưởng. Không phải đi học thêm ở nhiều lò, nhiều trung tâm sẽ giúp kiến thức bạn chắc chắn hơn, nhiều bạn đi học theo phong trào chứ không phải thực sự muốn học. Thêm nữa chỗ ngồi quá đông, ồn ào, học trái ca... càng khiến bạn thêm mệt mỏi, hàng trăm học sinh được học, cùng ghi chép một bài giảng như nhau. Cách tốt nhất đó là bạn chủ động dành một thời gian thích hợp ở nhà để học thật nghiêm túc, luyện viết với các bộ đề để nâng cao khả năng viết. Có gì không hiểu sẽ trực tiếp hỏi giáo viên bộ môn hoặc gia sư dạy kèm của mình. Đó là một cách học vô cùng hiệu quả lại chủ động về mặt thời gian.

9. Cố gắng ghi nhớ nội dung chính sau mỗi bài học

Không cần phải quá cầu kì, hoa mĩ, phân tích những thứ xa xôi, trừu tượng. Điều quan trọng để học tốt môn Văn đó chính là bạn hãy cố gắng hiểu rõ nội dung chính trong đó rồi sau đó sẽ triển khai ra các ý mới.

VD: Với tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam thì nội dung cốt yếu của nó chính là cuộc sống phố huyện về đêm qua cái nhìn của cô bé Liên, từ đó ta sẽ khai triển thêm các ý như: cuộc sống thiếu thốn, tù túng qua lời kể của nhà văn, các hình ảnh biểu tượng, biểu trưng, tấm lòng nhân đạo của tác giả...

Tương tự như với tác phẩm: “Rừng xà nu” hiểu rõ nội dung chính đó là cuộc chiến của buôn làng Xô Man qua lời kể của cụ Mết mà nhân vật chính là Tnú, ta dễ dàng liên tưởng, móc nối thêm được nhiều ý chính khác.

10. Không ngừng học hỏi và phát triển khả năng tư duy

Bạn có thể học ở bất kì đâu, bằng bất kì phương pháp nào, chỉ cần nó hiệu quả với bạn. Ở lớp thì học thầy, học bạn; ở nhà thì học từ sách hay hỏi gia sư. Mỗi khi đọc một bài Văn mẫu,cũng nên rút ra những ý tưởng hay và tự phát triển ý tưởng của mình. Môn Văn không chỉ đòi hỏi tư duy sâu sắc mà còn cần sự quan sát và khả năng sáng tạo không ngừng. Đừng cho rằng mình không có năng khiếu mà hãy rèn luyện để viết Văn trở thành một kĩ năng.

   Trên đây là những cách giúp bạn học hiệu quả hơn với môn Văn. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát huy hiệu quả đối với những người thực sự muốn cố gắng và có quyết tâm chinh phục môn văn. Đừng nghĩ văn học dài lan man và không hay, nó thực sự đầy thú ví và hay ho để bạn khám phá đấy.

Tìm kiếm google:

Cách...


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com