9 cách học môn lịch sử hiệu quả giúp bạn làm tốt bài thi, bài kiểm tra

Đã từ rất lâu, Lịch sử vốn được xem là môn học khô khan và khó nhớ bậc nhất. Chỉ cần nhớ hết các mốc lịch sử quan trọng thôi cũng đã khiến người học phải căng đầu và chán nản. Liệu có cách nào để lật ngược lại tình thế này, để nhiều bạn có thiện cảm và yêu thích hơn đối với môn học này? Dễ thôi, hãy tham khảo bài viết dưới đây của baivan.net, bạn chắc chắn sẽ tìm ra câu trả lời thỏa mãn.

1. Yêu thích môn lịch sử

Ngoài học trong sách giáo khoa, các bạn nên tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo, nhất là các mẩu chuyện lịch sử, cách học này vừa giúp kiến thức lịch sử của các bạn thêm phong phú mà còn khiến cho môn sử sinh động hơn, dễ nhớ hơn.

Để giúp các bạn nhớ các mốc sự kiện, những số liệu, hãy liên hệ các mốc thời gian đó vào những điều quen thuộc trong cuộc sống như ngày lễ, Tết, sinh nhật người thân, bạn bè, như vậy môn Sử sẽ trở nên dễ dàng hơn…Một cách học khác giúp dễ nhớ các mốc sự kiện, đó chính là ghi các mốc sự kiện lên giấy và dán khắp phòng học để luôn nhìn thấy và lâu quên. Hoặc có thể dung bút nhớ để ghi nhớ nó.

2. Lên một kế hoạch học rõ ràng và cụ thể cho bản thân

Vì đặc thù của Lịch sử là môn học thuộc lòng nên bạn không thế nhớ bao quát được tất cả kiến thức chỉ sau một, hai buổi ôn tập. Thay vào đó thì đây phải là một quá trình ôn luyện thực sự.

Để việc nắm kiến thức được tốt, hãy chia nhỏ các mốc lịch sử và gắn cho nó những ghi chú quan trọng.

Lịch sử nói lên sự hình thành và phát triển của một thời đại, dân tộc, đất nước nên luôn được đánh dấu thành những mốc son, chặng đường nổi bật. Việc chia nhỏ và nắm bắt được các cột mốc lịch sử này sẽ giúp người học bao quát được mọi vấn đề.

Trong mỗi một mốc son lịch sử đều có những sự kiện nổi bật. Vì vậy, bạn hãy giành thời gian để nghiên cứu kỹ hơn về dòng chảy lịch sử của nó,  về những vấn đề nổi bật phát sinh trong giai đoạn này từ đó rút ra được bài học ý nghĩa mà nó mang lại.

Ví dụ, khi nói về Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 thì bạn sẽ có được những điểm nhấn nào? Những vấn đề liên quan đến mốc lịch sử này bao gồm những gì?

3. Vẽ sơ đồ tư duy, xâu chuỗi sự kiện

Vẽ sơ đồ tư duy không phải là việc mà bạn nào cũng có thể làm được. Để vẽ được sơ đồ tư duy, bạn cần phải nắm được kiến thức  cốt lõi của môn Lịch sử. Tại sao lại như vậy? Bởi vì sơ đồ tư duy yêu cầu các bạn học sinh phải vẽ ra những ý ngắn gọn nhất nhưng phải đủ và chính xác chứ không phải bạn viết từ trang này sang trang khác một lượng kiến thức dài và lan man.

Nói thêm về cách vẽ sơ đồ tư duy thì khi vẽ thông thường ý lớn nhất của sơ đồ thường đặt ở vị trí trung tâm ở giữa (có thể là giai đoạn lịch sự, một chiến dịch lớn…). Sau đó, xung quanh ý lớn đó, các bạn chia ra thành các nhánh với các ý nhỏ hơn. Nếu trong các ý nhỏ có các ý nhỏ hơn nữa bạn tiếp tục lại chia ra. Như vậy, nó sẽ thành một sơ đồ ngắn gọn nhưng khoa học và dễ nhớ.

Ngoài ra, nếu các bạn đã nắm được kiến thức cơ bản, khi học lại bạn nên vừa nhẩm vừa ghi lại ra giấy các mốc sự kiện cũng như các ý cốt lõi, như vậy sẽ khiến bạn nắm chắc kiến thức hơn và không lo bị quên hay nhầm sang một ý khác.

4. Học từng phần và theo các ý chính

Lịch sử là một môn học rất khó để học thuộc lòng, vì kiến thức rất nhiều và dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy mà việc phân ra các ý chính và học từng phần là rất cần thiết. Bạn hãy học từng phần một và học đến đâu chắc đến đấy, điều đó sẽ giúp bạn nhanh thuộc và không bỏ sót kiến thức. Bạn có thể chia làm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam,..rồi phân theo các mốc thời gian cụ thể, học phần nào nắm chắc kiến thức phần đó.

Trong mỗi phần sẽ có những bài khác nhau, hãy chọn ra những ý chính để học. Cách này sẽ giúp bạn học môn sử đơn giản hơn mà không mất quá nhiều thời gian.

5. Học dứt điểm

Đã quyết định học nội dung gì thì nhất định phải dứt điểm nội dung đó, vì nếu như hôm nay không học, ngày mai bạn sẽ phải học nhiều hơn thôi! Lịch sử có một đặc thù, là những sự kiện luôn đi theo chuỗi, gắn liền trong từng giai đoạn, vậy nên, bạn không thể học cái này, bỏ cái kia, rồi lần sau quay lại được. Sẽ rất khó để bạn ghi nhớ.

6. Ghi âm

Cách này khá hữu hiệu để giúp bạn học bài lịch sử nhanh thuộc hơn. Bạn chỉ việc lấy chiếc điện thoai của mình mở chức năng ghi âm và đọc to rõ những kiến thức lịch sử mà bạn muốn học thuộc lòng để ghi âm lại. Sau đó mở lên và nghe thường xuyên để kiến thức lập đi lập lại trong đầu của mình, như vậy sẽ giúp bạn nhanh thuộc bài. Ngoài ra với cách học này sẽ giúp bạn học mọi lúc mọi nơi, dù đang nấu cơm, đi tắm,…

7. Viết ra giấy

Thay vì cầm sách và đọc vanh vách thì tại sao bạn không viết ra giấy để dễ nhớ hơn nhỉ? Nếu bạn cầm sách đọc thì cũng dễ thuộc mà cũng dễ quên và thường gặp tình trạng quên một chữ đầu hoặc một câu đầu tiên là quên luôn cả bài. Khi bạn viết ra giấy với các ý chính gạch đầu dòng, thì sẽ giúp bạn chắc lọc được kiến thức, đủ ý chính và không lo bị quên hay bị nhầm.

8. Trao đổi hỏi đáp với các bạn

Đó là một phương pháp học rất hay. Việc học nhóm như vậy sẽ giúp các bạn tự bổ sung thêm các phần kiến thức còn thiếu. Vậy học như thế nào cho hiệu quả? Các bạn sau khi ôn tập kiến thức ở nhà, đến lớp các bạn có thể nhóm một nhóm gồm 3 đến 4 người và cùng thảo luận về một vấn đề lịch sử. Có thể hôm nay các bạn nói về lịch sử thế giới, ngày mai các bạn nói về lịch sử Việt Nam. Và như vậy, mỗi ngày một vấn đề, các bạn đưa ra câu hỏi và trả lời cho nhau nghe, mỗi bạn đóng góp một ít và như vậy sẽ khiến cho cả nhóm tiếp thu nhanh và hiệu quả. Tâm lí học của các bạn cũng thoải mái như vừa học vừa chơi nên ai cũng hứng thú.

9. Học sử vào thời điểm bạn cảm thấy thoải mái nhất

Tâm lí bao giờ cũng quan trọng, tâm lí tác động nhiều đến hành động và việc làm của chúng ta. Liệu khi bạn đang căng thẳng bạn có thể để tâm và nhớ được hết một vấn đề nào khác. Học sử cũng vậy, đặc thù là môn khó nhớ và nhiều kiến thức phải nhớ nên tốt nhất bạn hãy học nó vào thời điểm bạn cảm thấy thoải mái nhất. Có như vậy, bạn mới dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đặc biệt, những lúc đau đầu hay căng thẳng, mệt mỏi bạn không nên học Sử bởi không những bạn học không vào mà còn khiến cho lượng kiến thức bạn nhớ được trước đó cũng bị đảo lộn theo.

Vì vậy, hãy biết tận dụng thời gian phù hơp nhất để học. Nếu bạn đã nắm được kiến thức bài nào đó thì trước khi học bài mới bạn nên nhắc lại kiến thức bài cũ. Như vậy bạn sẽ nhớ lâu hơn.

   Trải qua bao thế hệ học sinh, phải công nhận nhiều bạn đánh giá đây là môn học khó, nhưng không vì khó mà bạn từ bỏ nó. Bởi cái khó đó vẫn có nhiều người rạng danh, đạt được nhiều thành tích tốt. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn chinh phục môn học này, hãy vận dụng kết hợp các phương pháp trên. Bằng sự kiên trì và chịu khó, bạn nhất định sẽ thành công.

Tìm kiếm google:

Cách...


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com