Bài soạn lớp 7: Mẹ tôi

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò vô cùng lớn lao. Và tình mẫu tử là tỉnh cảm thiêng liêng nhất nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được. Bài văn "mẹ tôi" của nhà văn Ét -môn-đô đơ A-mi-xi trích trong cuốn "Những tấm lòng cao cả" được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

  • Emondo Dơ Amixi (1846-1908), quê ở vùng biển tây bắc nước Ý.
  • Ông là nhà văn giàu lòng nhân ái và có một sự nghiệp văn học đồ sộ gồm nhiều thể loại.

2. Tác phẩm:

  • Văn bản “Mẹ tôi” được trích trong tập truyện Những tấm lòng cao cả của tác giả.
  • “…tác phẩm là sự kết tinh của một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh…”

=> Đây chính là tác phẩm tạo nên sự bất tử cho tên tuổi của nhà văn.

3. Bố cục: 2 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “xúc động vô cùng”: Lời tự bạch của đứa con. 
  • Phần 2: Phần còn lại: Nội dung đa chiều của bức thư -lá thư phản ánh tình cảm, thái độ của người cha khi phê phán con và gợi lại trong cậu tình Mẫu tử thiêng liêng).

4. Tóm tắt tác phẩm

Đoạn trích “mẹ tôi” viết về một bức thư của người bố gửi cho En-ri-cô về việc cô đã ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Thông qua lá thư, bố đã viết cho cậu bé những lời nói vừa yêu thương nhưng cũng không kém phần tực giận: Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô... Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.

Câu 1: Văn bản là một thư của người bố gửi cho con,...

Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”?

Trả lời:

Văn bản là một lá thư của bố gửi cho con, nhưng tác giả lại lấy nhan đề “mẹ tôi” vì hình ảnh người mẹ được kể qua lời của người bố. Và đó cũng là nhân vật trung tâm mà người bố muốn nói tới trong bức thư này. 

Trong bức thư, người bố viết cho con vì vô lễ đối với mẹ. Thông qua lá thư, người bố muốn nhắc nhở, khuyên răn và giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.

Câu 2: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào?...

Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?

Trả lời:

Là một người bố rất yêu con nên ông càng đau đớn trước những lỗi lầm của con mình. Chính vì vậy, khi con vô lễ với mẹ, ông đã có thái độ nghiêm khắc và quyết liệt yêu cầu con sửa lỗi. 

Điều này được thể hiện qua những câu văn:

  • “Nhớ lại điều ấy, bố không nén được cơn tức giận đối với con”
  • “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?” 
  • “Trong một thời gian con đừng hôn bố”,
  •  “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
  •  “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.
  • “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.

Sở dĩ, ông bố có thái độ nghiêm khắc, quyết liệt đối với con như vậy vì ông bố để ý thấy sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Chính điều đó đã khiến cho một người bố một mực yêu thương con vô cùng nhục nhã xấu hổ trong sự vong ơn bội nghĩa và nó giống như một nhát dao đâm vào tim rất đau đớn.

Câu 3. Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô?...

Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô? qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Trả lời:

Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ En-ri-cô:

  • “Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con”.
  • “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.
  • “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

=>Thông qua những chi tiết đó, ta nhận thấy, me của En-ri-cô là người dịu dàng, hiền hậu và yêu thương con sâu sắc. Đó là một người mẹ giàu đức hi sinh và hết lòng tận tụy vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.

Câu 4: Theo em, điều gì đã khiến En- ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?...

Theo em, điều gì đã khiến En- ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng. Ngoài những lí do đó, còn có lí do nào khác không?

a. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. 

b.  Vì En-ri-cô sợ bố.

c. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

d. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

e. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.

Trả lời:

Khi đọc lá thư bố gửi, En-ri-cô cảm thấy xúc động vô cùng vì:

  • Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
  • Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
  • Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
  • Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.

=>Chọn các đáp án: a, c, d và e.

Câu 5: Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En- ri- cô mà lại viết thư?

Trả lời:

Theo em, người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư vì có thể có nhiều lí do khác nhau, nhưng mục đích chính hơn hết là vì bố muốn qua lá thư ấy, ông vừa bày tỏ được thái độ nghiêm khắc tình phụ tử sâu sắc, vừa thể hiện được cách giáo dục con tinh tế kín đáo mà không làm tổn thương đén lòng tự trọng của cậu bé.

Chính điều đó đã khiến cho En-ri-cô cảm động mà sửa chữa lỗi lầm của mình.

[Luyện tập] Câu 1: Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô ...

Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó.

Trả lời:

Lá thư bố gửi cho En-ri-cô là một lá thư rất hay. Tuy nhiên, nếu nói ấn tượng nhất về đoạn nào thì với tôi đó chính là đoạn:

“Khi đã khôn lớn, trưởng thành…….Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.

=>Đây là đoạn thư người bố nghiêm khắc phê phán En-ri-cô.

[Luyện tập] Câu 2: Hãy kể lại một sự việc lỡ gây khiến bố mẹ buồn phiền

Trả lời:

Trong mỗi cuộc đời chúng ta, hẳn ai ai cũng từng mắc những sai lầm. Với tôi cũng vậy, nhắc lại nó khiến cho tôi cảm thấy ân hận và đau lòng. Tôi còn nhớ như in vào buổi sáng hôm ấy, sau ca mổ bướu của mẹ ở bệnh viện về, mẹ hơi mệt nên bố bảo tôi ở nhà chăm mẹ để bố tranh thủ đi làm. Bố đi làm, hai mẹ con tôi ở nhà cùng nhau, do mới mổ bướu ở cổ nên mẹ tôi chưa nói được tiếng, chỉ có thể nói thầm mỗi khi cần nhờ việc gì đó. Vậy mà, sáng hôm đó, sau khi đỡ mẹ ăn cháo xong, tôi chạy tót lên phòng và ngồi ngay vào màn hình chơi trò chơi. Mải đâm đầu vào những con số mà tôi quên béng mất nhiệm vụ bố giao là chăm mẹ. Đang cặm cụi chơi, tôi nghe tiếng hét thất thanh của bà ngoại, chạy xuống tôi thấy mẹ tôi cân tay cắp lại, thở hổn hển. Tôi tái mặt người và gọi xe cấp cứu. Đứng ngoài phòng chờ, chân tay tôi run cầm cập và tim tôi như ngừng thở. Tôi sợ mẹ tôi sẽ xảy ra chuyện, mẹ tôi làm sao thì tôi sẽ sống như thế nào, càng nghĩ tôi càng thấy mình thật có lỗi, thật đáng trách. Tôi không biết được sau ca mổ ấy mẹ đã mất bao nhiêu là máu, mẹ hàng ngày vẫn phải uống thêm canxi để bổ sung cho cơ thể. Thế mà hôm ấy, mẹ gọi tôi lấy thuốc không được, mẹ khó thở mẹ gọi không được nên đành chịu đựng đến khi mọi thứ nó trở nên tồi tệ hơn. Nhưng may mắn thay, mẹ đã ổn định trở lại và được chuyển sang phòng điều trị. Lúc đó, tôi chạy vào lòng mẹ khóc nức nở và xin lỗi mẹ. Mẹ không trách tôi mà còn an ủi tôi. Đấy, mẹ tôi là thế đấy, mẹ luôn có một tình yêu bao la đối với con của mình. Vì vậy, từ đó đến nay, tôi luôn dành nhiêu thời gian để quan tâm, chăm sóc mẹ hơn và luôn cố gắng học tập để mẹ phải phiền lòng.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com