Bài văn mẫu lớp 8: Người thầy sống mãi trong lòng tôi

Bài văn mẫu lớp 8: Người thầy sống mãi trong lòng tôi. Đây là đề số 2 trong bài viết tập làm văn số 1 của chương trình ngữ văn lớp 8. Yêu cầu của đề là: Người ấy (bạn, thầy, người thân,...) sống mãi trong lòng tôi. Bài văn sau đây sẽ chọn "người ấy" là một người thầy. Mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Người ấy sống mãi trong lòng tôi - Người thầy

Trong thời gian được thầy dìu dắt, có một kỉ niệm mà mãi sau này, mỗi khi nhớ lại tôi vẫn thấy lòng mình trào dâng niềm xúc động. Một ngày cuối tháng 10, trời bất ngờ đổ mưa rào, vì đến phiên tôi trực nhật nên tôi là người ra về sau cùng. Khóa cửa lớp xong khi nhìn vào ngăn cặp trống tôi mới biết mình quên áo mưa ở nhà, nhà tôi cách trường học 4km, nhìn cơn mưa ngày càng nặng hạt...

Bài mẫu tham khảo

“Thầy kể về vầng trăng trong ca dao thuở nào. Thầy kể về cơn mưa trên đồng ruộng bao la. Vầng trăng vàng lục bát, ai đem xẻ làm đôi. Cơn mưa từng câu hò, chập chờn cánh cò bay...”

Lời ca khúc “Những điều thầy chưa kể” tha thiết vang lên trên radio khiến lòng tôi bồi hồi, xao xuyến. Bao kỉ niệm về thầy Nam – thầy giáo dạy văn lớp 5 chợt kéo nhau ùa về. Thầy Nam là người thầy sống mãi trong lòng tôi.

Đã một thời gian tôi chưa được gặp thầy, thầy ở lại mái trường tiểu học thân yêu, lưu giữ những kỉ niệm một thời để nhớ của chúng tôi. Trong tâm trí tôi hiện lên hình ảnh người thầy mới bước sang tuổi 30, dáng người cao gầy, luôn gọn gàng trong áo sơ mi phẳng phiu và quần đen lịch sự. Khuôn mặt trẻ tuổi với đôi mắt sáng và vầng trán rộng, tóc đen cắt tỉa gọn gàng, nụ cười ấm áp luôn thường trực trên môi. Giọng thầy truyền cảm và nhẹ nhàng, mỗi bài thơ, mỗi câu chuyện thầy đọc ra đều cuốn hút lạ thường. Thầy hiền hòa và rất yêu thương học sinh, yêu nghề, hết lòng với công việc cao quý của mình.

Thầy là thầy giáo trẻ nhất và là thầy giáo duy nhất trong tổ văn vủa trường, kinh nghiệm không nhiều nhưng thầy rất giỏi văn. Các thầy cô khác ai cũng khâm phục kiến thức và phương pháp dạy văn của thầy. Thầy chính là người truyền cảm hứng học văn cho tôi ngay từ những ngày đầu lớp 5 đến tận bây giờ. Rất nhiều bạn lớp tôi khi ấy không thích môn văn, thậm chí sợ hãi môn học này nhưng nhờ những bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu mà sâu sắc và sự tận tình kiên nhẫn của thầy, môn văn trở thành môn mà cả lớp mong chờ và thích học nhất. Khác những tiết văn có phần ồn ào ở trường trung học hiện tại, giờ văn của chúng tôi năm ấy lúc nào cũng yên tĩnh. Cả lớp học chỉ nghe tiếng giảng bài của thầy, tiếng phấn lạch cạch trên bảng và tiếng đọc bài của chúng tôi. Thầy vừa giảng vừa kể những câu chuyện về bài học ấy, rất thú vị và ý nghĩa.

Trong thời gian được thầy dìu dắt, có một kỉ niệm mà mãi sau này, mỗi khi nhớ lại tôi vẫn thấy lòng mình trào dâng niềm xúc động. Một ngày cuối tháng 10, trời bất ngờ đổ mưa rào, vì đến phiên tôi trực nhật nên tôi là người ra về sau cùng. Khóa cửa lớp xong khi nhìn vào ngăn cặp trống tôi mới biết mình quên áo mưa ở nhà, nhà tôi cách trường học 4km, nhìn cơn mưa ngày càng nặng hạt, tôi vô cùng lo lắng, mẹ không biết tôi quên áo mưa, ở nhà sẽ nóng ruột lắm. 

Tôi đang loay hoay nhìn sân trường vắng thì thấy thầy tiến lại từ phòng bác bảo vệ, xuyên qua màn mưa trắng xóa, thầy hỏi:

- Sao em lại về muộn thế?

- Dạ, em ở lại trực nhật nhưng quên mang áo mưa nên chưa về được ạ. Tôi lễ phép thưa

Thầy cũng nhìn cơn mưa, bảo tôi:

- Em gửi xe ở bác bảo vệ, thầy chở em về kẻo bố mẹ lo lắng.

Tôi từ chối ngay, nhà thầy ở ngược đường nhà tôi, tôi không dám làm phiền nhưng thầy kiên quyết dắt xe tôi đi gửi bác bảo vệ rồi chở tôi về. Chiếc áo mưa che kín người tôi nhưng thầy lái xe ở phía trước, mưa vẫn tạt ướt. Tôi vừa thấy xúc động vừa hối hận, sợ thầy sẽ bị ốm. Thầy vừa lái xe máy vừa trấn an tôi, bảo tôi không phải ngại, thầy cũng như cha anh trong nhà, nếu là các bạn lớp khác thầy cũng sẵn sàng chở về, chỉ mất ít phút thôi. Khi ấy, tôi mới cảm nhận được sự bao dung và tấm lòng của một người thầy hết lòng với học sinh.

Căn nhà quen thuộc nhanh chóng xuất hiện trước mắt tôi, thầy tạt xe vào tận hiên để tôi không bị ướt, trước sự bất ngờ của bố mẹ, thầy giới thiệu là giáo viên dạy văn rồi tạm biệt gia đình tôi. Tôi trông thấy người thầy đã ướt mưa, nước mưa rỏ tí tách. Mẹ tôi cứ áy náy và cảm ơn thầy mãi, tôi cũng biết ơn và thêm kính trọng thầy. Hôm sau đến lớp, thầy bị ốm, giọng nói khàn khàn như bị đau họng, tôi càng cảm động hơn.

Sau này, mỗi năm về thăm thầy chúng tôi vẫn nhắc lại kỉ niệm lần đó, thầy vẫn cười hiền hòa bảo thầy không sao, vì thầy đã bị cảm trước hôm mưa ấy rồi, dặn tôi không cần áy náy. Thầy Nam là người mà tôi kính trọng, ngưỡng mộ nhất. Trong lòng tôi, hiếm có người thầy nào sẵn lòng và nhiệt tình vì học sinh như thế. Thời gian trôi qua, thầy vẫn là người sống mãi trong lòng tôi với tấm lòng cao đẹp của mình.

Bài mẫu 2: Người ấy sống mãi trong lòng tôi - Người thầy

Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quý. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước

Bài mẫu tham khảo

“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Trong đời học sinh mỗi người chắc hẳn ai cũng có những thầy cô giáo giống như những người cha người mẹ của mình đã bồi dưỡng tâm hồn ta nuôi dưỡng trí tuệ ta để ta có được những thành quả như ngày hôm nay. Tôi cũng vậy tôi cũng có những người thầy giáo những người cô giáo như thế mà đến suốt cuộc đời nay tôi cũng không thể quên được họ.  Vàcó lẽ người để lại nhiều ấn tượng nhất đối với tôi có lẽ chính là thầy Tuấn là thầy giáo chủ nhiệm của tôi khi tôi học lớp 5.

Người ta vẫn thường nói nghề giáo là nghề cao quý nhất nhưng cũng là nghề vất vả nhất bởi nghề giáo là nghề dạy dỗ, giáo dục không học về kiến thức mà cả về nhân cách của mỗi con người. Thầy giáo tôi, thầy Lâm lại là người rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy coi chúng tôi như con mình mà dạy dỗ, tận tình chỉ bảo thế nên thầy và lũ học trò chúng tôi thường tâm sự kể với nhau rất nhiều điều. Chúng tôi tâm sự hỏi thầy những điều mà chúng tôi không biết, những khúc mắc trong lòng. Thầy cũng thỉnh thoảng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cuộc đời thầy. Thầy từng tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.

Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thân châm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai. ...Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình.

Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quý. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây. Từng bài giảng của thầy đều cuốn hút chúng tôi say mê nghe. Phần nào không hiểu thầy nhẹ nhàng tận tình chỉ bảo. Thầy không chỉ trong vai người thầy mà đối với chúng tôi thầy như người cha thứ hai vậy.

Thầy đã mở một cánh cửa rất lớn trong tâm hồn tôi không chỉ về kiến thức mà cong là về đạo đức. Thầy không tha thứ cho những lỗi lầm mà chúng tôi gây ra mà thầy khiến chúng tôi phải chuộc lại những lỗi lầm đó. Cả cuộc đời này có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được thầy quên được một người đã dìu dắt từng bước chân tôi.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com