Đề văn 6: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Rùa Vàmg

Đề bài: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Rùa Vàng. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Rùa Vàng.

Đề văn 6: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Rùa Vàmg

Dàn ý

1. Mở bài:

  •  Rùa Vàng - vị tướng dưới trướng của Đức Long Quân tự giới thiệu.
  •  Giới thiệu chuyện về Lê Lợi và Hồ Gươm.

2. Thân bài:

  •  Kể về tình hình nước ta khi bị giặc Minh giày xéo và cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi.
  •  Chuyện Đức Long Quân và việc ngài phái Rùa Vàng đem gươm thần đi giúp nghĩa quân.
  •  Chuyện lưỡi gươm thần hiện mình ba lần trong lưới của Lê Thận và chàng đã nhận được gươm.
  •  Chuyện vỏ gươm hiện mình trong rừng và Lê Lợi nhận được.
  •  Rùa Vàng tiết lộ ý nghĩa của việc chia gươm làm hai phần, hiện lên ở hai nơi.
  •  Chuyện lưỡi gươm và vỏ gươm gặp nhau ở nhà Lê Thận.
  •  Chuyện gươm thần giúp Lê Lợi và nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
  •  Đất nước sạch bóng quân thù, gươm thần được vua yêu quý, trân trọng, luôn mang bên mình.
  •  Chuyện vua đi dạo trên hồ Lục Thủy, Rùa Vàng nổi lên xin lại gươm thần; gươm thần cảm nhận được "thần khí" từ Rùa Vàng nên khi tay vua vừa rời khỏi gươm, gươm thần đã bay về phía Rùa Vàng, cả hai lặn xuống và trở về Thủy cung.

3. Kết bài:

  •  Rùa Vàng được Đức Long Quân khen ngợi.
  •  Bày tỏ mong ước được chứng kiến cuộc sống hòa bình.

Bài làm

Ta chính là Rùa Vàng linh thiêng, người hộ mệnh của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử qua. Vào sáu trăm năm trước, ta đã giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh cứu đất nước khỏi lầm than nhờ vào một thanh kiếm có khắc chữ “Thuận Thiên”. Ấy là ta đã vâng mệnh Long Quân lên cứu nước cứu dân, giúp vị vua hiền tài. Câu chuyện này đã lưu lại thành truyền thuyết lưu danh ngàn năm qua.

Ngày ấy, ta ngụ ở hồ nước lớn đã được hơn ngàn năm. Như thường lệ, cứ vài tháng một lần ta lại ra chỗ đến chỗ Ngọc Sơn bây giờ để xem xét người Việt ta sinh sống ra sao. bao bước thăng trầm lịch sử, biến cố của dân Nam ta đều bthông hiểu như lòng bàn tay. Lần đó bơi đến gần bờ, ta nghe dân thành Thăng Long than trời khóc đất vì bị quân Minh xâm lược đến hoang tàn. Ta ngay lập tức đem câu chuyện kể với Long Quân xin một ân điển cứu nước cứu dân. Và chuyện về gươm thần, tên hồ Hoàn Kiếm sinh ra từ đó.

Bấy giờ ở vùng núi Lam Sơn hiểm trở ghập ghềnh có một nghĩa quân nổi dậy chống lại bọn chúng, nhưng những buổi đầu do lực lượng còn non yếu mà nghĩa quân gặp biết bao khó khăn, có khi mấy tuần lương thực hết, vũ khí thiếu thốn,…Điều này gây nhiều bất lợi cho việc chiến đấu chống quân thù.Từ câu chuyện của ta đã trình và từ tình hình thực tế lầm than của dân chúng cần tìm một người tài lãnh đạo, Long Quân định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết trừ giặc hung.

Vào một đêm trăng sáng, ở một bờ sông vắng Long Quân sai ta cắp gươm thần thả vào lưới đánh cá của Lê Thận – một chàng trai khỏe mạnh có chí khí và có lòng yêu nước, tính tình hiền lành, chất phác. Lê Thận kéo lưới lên thấy nằng nặng, mừng thầm cứ nghĩ là bắt được cá to. Nhưng khi chàng ta thò tay vào lưới lấy ra thì chỉ thấy một thanh sắt vut không đáng giá, bèn vứt luôn xuống sông không đoái hoài và chèo thuyền sang thả lưới ở nơi khác. Chính ta đã thả gươm vào lưới. Đến lần thứ ba khi kéo lưới lên, Thận vẫn thấy thanh sắt của hai lần trước, chàng lấy làm kì lạ. Đúng lúc đó, có một ánh chớp lóe lên từ phía xa, chàng nhìn rõ đó là một lưỡi gươm và lấy làm sung sướng.

Về sau chính Lê Thận đã gia nhập quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ta đã không nhầm khi tin tưởng con người đó, đó là chàng trai hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm, dũng cảm chiến đấu. Cảm kích vì có một người anh dũng trong nghĩa quân, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến thăm nhà của Lê Thận. Thanh gươm thần như chủ ý từ trước gặp được người chủ tướng sáng suốt nên đã tự động sáng rực lên trong túp lều tối om không một ánh đèn. Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm.

Song không ai nghĩ đó là một lưỡi gươm thần rồi chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi. Có một lần Lê Lợi cùng vài người đi qua một khu rừng thấy trên ngọn cây cao có một ánh sáng lấp lánh chiếu rọi vào mắt. Ông trèo lên cây xem thử thì thấy một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông mang chuôi về nhà.

Ba ngày sau đó, khi gặp lại mọi người trong nhà của Lê Thận, Lê Lợi đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Mọi người đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in. Như vậy là gươm thần đã tìm được người chủ công sáng suốt xứng đáng cầm gươm thần dẫn dắt nhân dân đánh đuổi giặc dữ giữ gìn bờ cõi. Đến đây thì nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Một năm trôi qua, nghĩa quân của Lê Lợi với gươm thần giúp sức đã tung hoành khắp trận địa, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho giặc Minh bạt vía hồn kinh. Uy thanh của nghĩa quân vang vọng khắp nơi, lấy được nhiều lòng tin của nhân dân. Nhờ có gươm thần, quân ta hăng chiến đấu đã mạnh lại càng thêm mạnh, chiến thắng liên tiếp. Chẳng mấy chốc mà đất nước sạch bóng quân thù, Lê Lợi lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Sau khi mọi chuyện đã được giải quyết, nước nhà đã sạch bóng quân thù, ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Khi đoàn thuyền rồng của nhà vua hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Việc đã xong. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng gươm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong,ta chậm dãi gật đầu, ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.Một vệt sáng le lói từ mặt hồ trong xanh chiếu lên như sự đồng ý trước lời thỉnh cầu của nhà vua.

Cũng từ lúc đó hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Và trong nhân gian vẫn còn lưu truyền sự tích Hồ Gươm cho đến tận ngày hôm nay ghi công một cuộc chiến vẻ vang của dân tộc.

Bài mẫu 2: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Rùa Vàng.

Đề văn 6: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Rùa Vàmg

Bài làm 

Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện vì sao hồ Tả Vọng lại được đổi tên là Hồ Gươm.

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng. Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm. Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ "Thuận Thiên" nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.

Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có kiếm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt. Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.

Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.

Bài mẫu 3: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Rùa Vàng.

Đề văn 6: Kể lại truyện Sự tích hồ Gươm bằng lời văn của Rùa Vàmg

Bài làm

Ta chính là Rùa Vàng linh thiêng, người hộ mệnh của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử qua. Vào sáu trăm năm trước, ta đã giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh cứu đất nước khỏi lầm than nhờ vào một thanh kiếm có khắc chữ “Thuận Thiên”. Ấy là ta đã vâng mệnh Long Quân lên cứu nước cứu dân, giúp vị vua hiền tài. Câu chuyện này đã lưu lại thành truyền thuyết lưu danh ngàn năm qua.

Ngày ấy, ta ngụ ở hồ nước lớn đã được hơn ngàn năm. Như thường lệ, cứ vài tháng một lần ta lại ra chỗ đến chỗ Ngọc Sơn bây giờ để xem xét người Việt ta sinh sống ra sao. bao bước thăng trầm lịch sử, biến cố của dân Nam ta đều bthông hiểu như lòng bàn tay. Lần đó bơi đến gần bờ, ta nghe dân thành Thăng Long than trời khóc đất vì bị quân Minh xâm lược đến hoang tàn. Ta ngay lập tức đem câu chuyện kể với Long Quân xin một ân điển cứu nước cứu dân. Và chuyện về gươm thần, tên hồ Hoàn Kiếm sinh ra từ đó.

Bấy giờ ở vùng núi Lam Sơn hiểm trở ghập ghềnh có một nghĩa quân nổi dậy chống lại bọn chúng, nhưng những buổi đầu do lực lượng còn non yếu mà nghĩa quân gặp biết bao khó khăn, có khi mấy tuần lương thực hết, vũ khí thiếu thốn,…Điều này gây nhiều bất lợi cho việc chiến đấu chống quân thù.Từ câu chuyện của ta đã trình và từ tình hình thực tế lầm than của dân chúng cần tìm một người tài lãnh đạo, Long Quân định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết trừ giặc hung.

Vào một đêm trăng sáng, ở một bờ sông vắng Long Quân sai ta cắp gươm thần thả vào lưới đánh cá của Lê Thận – một chàng trai khỏe mạnh có chí khí và có lòng yêu nước, tính tình hiền lành, chất phác. Lê Thận kéo lưới lên thấy nằng nặng, mừng thầm cứ nghĩ là bắt được cá to. Nhưng khi chàng ta thò tay vào lưới lấy ra thì chỉ thấy một thanh sắt vut không đáng giá, bèn vứt luôn xuống sông không đoái hoài và chèo thuyền sang thả lưới ở nơi khác. Chính ta đã thả gươm vào lưới. Đến lần thứ ba khi kéo lưới lên, Thận vẫn thấy thanh sắt của hai lần trước, chàng lấy làm kì lạ. Đúng lúc đó, có một ánh chớp lóe lên từ phía xa, chàng nhìn rõ đó là một lưỡi gươm và lấy làm sung sướng.

Về sau chính Lê Thận đã gia nhập quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ta đã không nhầm khi tin tưởng con người đó, đó là chàng trai hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm, dũng cảm chiến đấu. Cảm kích vì có một người anh dũng trong nghĩa quân, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến thăm nhà của Lê Thận. Thanh gươm thần như chủ ý từ trước gặp được người chủ tướng sáng suốt nên đã tự động sáng rực lên trong túp lều tối om không một ánh đèn. Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm.

Song không ai nghĩ đó là một lưỡi gươm thần rồi chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi. Có một lần Lê Lợi cùng vài người đi qua một khu rừng thấy trên ngọn cây cao có một ánh sáng lấp lánh chiếu rọi vào mắt. Ông trèo lên cây xem thử thì thấy một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông mang chuôi về nhà.

Ba ngày sau đó, khi gặp lại mọi người trong nhà của Lê Thận, Lê Lợi đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Mọi người đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in. Như vậy là gươm thần đã tìm được người chủ công sáng suốt xứng đáng cầm gươm thần dẫn dắt nhân dân đánh đuổi giặc dữ giữ gìn bờ cõi. Đến đây thì nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Một năm trôi qua, nghĩa quân của Lê Lợi với gươm thần giúp sức đã tung hoành khắp trận địa, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho giặc Minh bạt vía hồn kinh. Uy thanh của nghĩa quân vang vọng khắp nơi, lấy được nhiều lòng tin của nhân dân. Nhờ có gươm thần, quân ta hăng chiến đấu đã mạnh lại càng thêm mạnh, chiến thắng liên tiếp. Chẳng mấy chốc mà đất nước sạch bóng quân thù, Lê Lợi lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Sau khi mọi chuyện đã được giải quyết, nước nhà đã sạch bóng quân thù, ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Khi đoàn thuyền rồng của nhà vua hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Việc đã xong. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng gươm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong,ta chậm dãi gật đầu, ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.Một vệt sáng le lói từ mặt hồ trong xanh chiếu lên như sự đồng ý trước lời thỉnh cầu của nhà vua.

Cũng từ lúc đó hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Và trong nhân gian vẫn còn lưu truyền sự tích Hồ Gươm cho đến tận ngày hôm nay ghi công một cuộc chiến vẻ vang của dân tộc.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com