1. Một số nét văn hóa của đồng bào Tây Nguyên
Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc.
2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào vùng Tây Nguyên
Câu 1: Tây Nguyên là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm với nhiều cuộc đấu tranh tiêu biểu dưới sự lãnh đạo của Đinh Nuos, N'Trang Lơng
Câu 2: Câu chuyện lịch sử: N’Trang Lơng tên thật là Lơng, sinh năm 1870, tại làng Bu par, dưới chân núi Drônh, thuộc khu vực suối Đăk nha phía tây bắc cao nguyên M’nông, lớn lên ông cư trú và là tù trưởng của làng Bu N’Trang, nay thuộc địa bàn xã Đắk R’tíh, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk nông.
Sau khi hoàn thành việc đặt ách đô hộ lên Việt nam, năm 1890 những đoàn quân của thực dân Pháp kéo lên Tây nguyên nhằm hoàn thành ý đồ xâm lược của chúng. Nhiều tù trưởng nhanh chóng đầu hàng, nhưng N’Trang Lơng không chịu khuất phục sự thống trị bạo tàn của thực dân Pháp; ông đã kêu gọi, lãnh đạo các bộ tộc M’nông, Xtiêng cũng như người dân trong vùng nổi dậy chống lại giặc Pháp; căn cứ địa kháng chiến được xây dựng tại thung lũng rừng già Bu Siết giáp ranh với Bu N’Drung thượng nguồn suối Bu Ksô thuộc núi Nâm nung.
Cuộc khởi nghĩa do N’Trang Lơng lãnh đạo kéo dài từ 1912 đến 1936, đã đánh bại nhiều cuộc tấn công, quét sạch các đồn bốt, phản công bất ngờ hệ thống đồn địch, giải phóng một vùng rộng lớn cao nguyên M Nông. Chiến công mang tính lịch sử và thành công cao là trận nghi binh tiêu diệt chỉ huy Henri Maitre tại đồn Bu Nôrp diễn ra vào tháng 7 năm 1914. Năm 1935, do sự chỉ điểm của kẻ phản bội M’Pông Phê, giặc Pháp đã bao vây, tấn công bất ngờ vào Bu Par, ông bị bắt và bị chúng giết hại vào ngày 23-5-1935.