Giải địa lí 7 bài 56: Khu vực Bắc Âu

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 56: Khu vực Bắc Âu - trang 168 địa lí 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 7 bài 56: Khu vực Bắc Âu nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Khái quát tự nhiên

  • Vị trí:
    • Gồm có các nước Ai-xơ-len, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan
    • Nằm trong môi trường ôn đới lục địa, đới lạnh và ôn đới hải dương.
  • Địa hình
    • Địa hình băng hà Cổ, Fio ở Na Uy, hồ, đầm ở Thụy Điển, Phần Lan
    • Núi lửa và suối nước nóng ở Ai-xơ-len
  • Khí hậu
    • Mùa hè mát, mùa đông lạnh
    • Phía Tây bán đảo Xcan-di-na-vi ấm, mưa nhiều, phía Đông lạnh giá, tuyết rơi.
    • Ai-xơ-len băng tuyết quanh năm
  • Tài nguyên: nhiều dầu khí, rừng, cá biển, sắt, đồng…đồng cỏ và thủy năng

2. Kinh tế

  • Kinh tế rừng: Ngành sản xuất đồ gỗ, bột giấy và bột xenlulozo xuất khẩu.
  • Kinh tế biển: Đánh cá và chế biến cá xuất khẩu, đóng tàu, cho thuê tàu, hàng hải.
  • Các ngành khác: Dầu khí, thủy điện, sản xuất, luyện kim
  • Nông nghiệp: Chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi
  • Dịch vụ du lịch chiếm tỉ trọng cao: hải cảng, phố cổ, lâu đài…

=>Dân cư thưa thớt mức sống cao, khai thác tài nguyên hợp lí.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Xác định vị trí của các nước khu vực Bắc Âu trên hình 56.

Trả lời:

Khu vực Bắc Âu gồm có các nước: Na-Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Ai-xơ-len.

Bài 56: Khu vực Bắc Âu

 

Câu 2: Quan sát hình 56.4 kết hợp với kiến thức đã học, giải thích tại sao...

Quan sát hình 56.4 kết hợp với kiến thức đã học, giải thích tại sao có sự khác biệt về mặt khí hậu giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi?

Trả lời:

  •  Phía Tây dãy Xcan – đi – na – vi giáp với Đại Tây Dương, có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy qua khiến cho thời tiết phía tây dãy Xcan – đi – na – vi ấm và ẩm quanh năm. Đồng thời, dãy núi có tác dụng đón gió ở sườn đông. Nên toàn bộ hơi ẩm từ biển vào đều tích tụ ở sườn này.
  • Phía đông dãy Xcan – đi – na – vi tiếp giáp với vùng lục địa, có khí hậu khô hạn hơn, dạng địa hình lòng máng đón khí lạnh từ cực Bắc xuống khiến cho phía đông dãy Xcan – đi – na – vi vừa khô và vừa lạnh

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Nêu những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đốỉ với đời sống và sản xuất.

Trả lời:

Những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất:

  • Khí hậu lạnh giá về mùa đông ở khu vực Bắc Âu làm cho biển đóng băng về mùa đông ở khu vực giữa Thụy Điển và Phần Lan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
  • Đất đai xấu, không thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt.
  • Nhiều núi lửa.
  • Phần lớn diện tích của bán đảo Xcan-đi-na-vi là núi và cao nguyên, việc đi lại và khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn.

Câu 3: Qua bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân...

Qua bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy, bìa (năm 1999) ở một số nước Bắc Âu; nêu nhận xét.

Bài 56: Khu vực Bắc Âu

Trả lời:

  • Vẽ biểu đồ:

 Bài 56: Khu vực Bắc Âu

  • Nhận xét:
    • Sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy bìa của các nước không giống nhau.
    • Về sản lượng cao nhất là Phần Lan, tiếp đó là Thụy Điển và cuối cùng là Na Uy.
    • Tương tự như vậy, sản lượng bình quân đầu người ở Phần Lan cũng cao nhất, sau đó đến Thụy Điển và Na Uy.
    • Các nước Bắc Âu không khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu mà chế biến thành giấy, bìa có giá trị kinh tế cao hơn, hiệu quả khai thác sẽ lớn hơn rất nhiều.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com