Giải địa lý 7 bài 47 trang 140 cực chất

Địa lý 7 bài 47 cực chất. Bài học: Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?

Câu 2: Quan sát hình 47.2, nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.

Câu 3: Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?

Câu 2: Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống ?

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 47 châu Nam Cực

Câu 1: Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực?

Câu 2: Tại sao lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn? Điều đó có ảnh hường gì đến đời sống của con người trên Trái Đất?

Câu 3: Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống ?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Châu Nam Cực nằm ở vùng cực: về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài song cường độ bức xạ rất yếu, tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. 

Câu 2: Chế độ nhiệt của châu Nam Cực: 

  • Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can: -10°c -> -42°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. => 2 cực tiểu về nhiệt độ (tháng IV và IX).
  • Trạm Vô-xtốc (phần tây): -42°c -> -74°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. => 3 cực tiểu về nhiệt độ (tháng V, VII, X).

Câu 3: Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất chính là làm nước biển và đại dương dâng cao, ngập nhiều vùng.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực: 

  • Khí hậu lạnh, tuyết phủ quanh năm, nhiều mưa bão
  • Thực vật không thể tồn tại, động vật chỉ những loại chịu lạnh
  • Giàu tài nguyên khoáng sản (than, sắt, đồng)

Câu 2: Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống vì những động vật thích nghi được môi trường lạnh giá và có nguồn thức ăn dòi dào (cá , tôm và phù du sinh vật).

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 47 châu Nam Cực

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực: diện tích 14,1 triệu km2 (gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa)

  • Khí hậu quanh năm rất lạnh, < 20 độ => nhiều bão nhất thế giới
  • Băng tuyết phủ quanh năm => động thực vật khá nghèo nàn chỉ có một số loài như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…. Những có nhiều loại khoáng sản (than và sắt).

Câu 2: Lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn vì: sự gia tăng của lượng khí thải -> tăng hiệu ứng nhà kính -> trái đất nóng lên. Làm cho nước biển và đại dương dâng lên -> đe dọa cuộc sống người dân (đảo và vùng thấp trũng ven biển)

Câu 3: Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống vì: những động vật thích nghi được môi trường lạnh giá và có nguồn thức ăn dòi dào (cá , tôm và phù du sinh vật).

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 47.1, ta thấy, Châu Nam Cực nằm ở vùng cực.

* Ví trí địa lí ảnh hưởng nhiều đến khí hậu của châu Châu Nam Cực như:

-  Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài

- Cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. 

=> Do vậy, châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.

Câu 2: Quan sát hình 47.2, ta thấy chế độ nhiệt của châu Nam Cực về  hai phần của châu lục này đều có nhiệt độ quanh năm rất thấp. Cụ thể là:

- Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can (nằm ở phần đông lục địa): 

  • Nhiệt độ cao nhất là -10°c, thấp nhất là -42°C => biên độ nhiệt lớn: -32°c. 
  • Có 2 cực tiểu về nhiệt độ vào tháng IV và tháng IX.

 - Trạm Vô-xtốc (nằm ở phần tây lục địa): 

  • Nhiệt độ cao nhất là -42°c, thấp nhất là -74°C => biên độ nhiệt lớn: -32°c. 
  • Có 3 cực tiểu về nhiệt độ vào các tháng V, VII, X.

=> Trong năm, nhiệt độ có sự dao động, biên độ nhiệt lớn.

Câu 3: Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như sau:

- Băng ở Nam Cực tan sẽ làm nước biển và đại dương dâng cao

- Ngoài ra sẽ làm ngập nhiều vùng ở ven biển, trong đó có nhiều đồng bằng châu thổ dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế đa dạng.

=> Cản trở hoạt động kinh tế, đời sống của người dân

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực là:

– Băng tuyết bao phủ quanh năm.

– Khí hậu lạnh giá, gió bão nhiều và mạnh nhất thế giới.

– Thực vật không thể tồn tại.

– Động vật: những loài chịu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, …

– Giàu tài nguyên khoáng sản: than, sắt, đồng,…

Câu 2: Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống.

* Một số loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu…và các loài chim biển sống ở ven biển và trên các đảo:

- Những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá 

- Đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào: cá , tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 47 châu Nam Cực

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực:

- Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa với diện tích 14,1 triệu km2.

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam Cực.

- Khí hậu quanh năm rất lạnh:

  • Nhiệt độ thường dưới 20 độ, 
  • Có nhiều bão nhất thế giới.

- Gần như toàn lục địa Nam Cực bị băng tuyết phủ quanh năm nên động thực vật khá nghèo nàn chỉ có một số loài như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo….

- Là khu vực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt.

Câu 2: Băng ở Châu Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn do:

- Sự gia tăng của lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính 

- Hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên

=> băng ở Nam Cực cùng tan chảy theo. 

* Khi băng tan sẽ làm cho mực nước biển và đại dương dâng lên

=> Đe dọa cuộc sống sinh hoạt, hoạt động kinh tế của những người sống ở các đảo và vùng thấp trũng ven biển.

Câu 3: Do khí hậu lạnh khắc nhiệt, trên lục địa Nam cực, thực vật không thể tồn tại . Nhưng vẫn có một số loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu…và các loài chim biển sống ở ven biển và trên các đảo vì:

- Những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá 

- Đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào: cá , tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh.

Tìm kiếm google: giai dia ly 7 bai 47 cuc chat, giải địa lý 7 bài Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com