Giải GDCD 6 bài 3: Tiết kiệm

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 3: Tiết kiệm - trang 7 GDCD lớp 6. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 6 bài 3: tiết kiệm nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

  • Khái niệm tiết kiệm:
    • Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí , đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
  • Ý nghĩa của việc tiết kiệm:
    • Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác.
    • Làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.
  • Học sinh cần phải thực hành tính tiết kiệm thông qua:
    • Tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí
    • Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian
    • Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động
    • Sử dụng điện, nước hợp lí
    • Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian.
  • Câu nói, tục ngữ liên quan đến tiết kiệm:
    • Tích tiểu thành đại
    • Ăn có chừng, dừng có mực
    • Thắt lưng buộc bụng
    • Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu a: Hãy đánh dấu X vào các ô trống tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm:

  • Năng nhặt chặt bị
  • Cơm thừa, gạo thiếu
  • Góp gió thành bão
  • Của bền tại người
  • Vung tay quá trán
  • Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

Trả lời:

Câu tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm:

  • Năng nhặt chặt bị
  • Góp gió thành bão
  • Của bền tại người

Câu b: Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hâụ quả của...

Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hâụ quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

  • Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm đó là: Phung phí, lãng phí
  • Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống đó chính là:
    • Lãng phí sức lao động của bản thân, gia đình và xã hội
    • Kẻ thừa người thiếu.
    • Sâu xa hơn là nguyên nhân dẫn đến đất nước chậm phát triển.

Câu c: Sắp đến ngày ôn thi học kì, em dự định sắp xếp thời gian trong....

Sắp đến ngày ôn thi học kì, em dự định sắp xếp thời gian trong ngày như thế nào cho hợp lí và có nhiều thời gian dành cho ôn tập?

Trả lời:

Sắp xếp thời gian trong ngày như thế nào cho hợp lí và có nhiều thời gian dành cho ôn tập:
  • Sáng 6 giờ sáng dậy, tập thể dục 30 phút.
  • Vệ sinh cá nhân, ăn sáng 30 phút
  • 7 giờ 30 phút bắt đầu học bài
  • 10 giờ 30 phút, nghỉ học bài phụ mẹ làm bữa trưa
  • 11h trưa đến 13 giờ 30 chiều ăn trưa và nghỉ ngơi.
  • 13 giờ 30 học bài đến 17 giờ.
  • 17 giờ chạy bộ 30 phút về tắm giặt ăn uống nghỉ ngơi.
  • 20 giờ vào bàn học bài đến 22 giờ 30 phút đi ngủ.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com