Giải hóa 12 bài 16: Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trongbài 16: Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime - trang 59 sách giáo khoa hóa học 12. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt hóa học 12 bài 11: Peptit và protein nhé Tiêu đề: Giải hóa bài 11: Peptit và protein

[toc:ul]

Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của protein khi đun nóng

  • Quan sát hiện tượng và giải thích.

Hướng dẫn giải

Dụng cụ và hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệp, đèn cồn, kẹp gỗ,…
  • Hóa chất: dung dịch protein 10%

Cách tiến hành:

  • Cho vào ống nghiệm 2 – 3 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%) và đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi sôi trong khoảng 1 phút .

Hiện tượng – giải thích:

  • Khi đun nóng ống nghiệm chứa 2 – 3 ml dung dịch protein 10%, ta thấy protein trong ống bị đông tụ lại.

Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure

Hướng dẫn giải

Dụng cụ và hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ,…
  • Hóa chất: dung dịch protein 10%, dung dịch NaOH 30%, dung dịch CuSO4 2%.

Cách tiến hành:

  • Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.

Hiện tượng - giải thích:

  • Nhỏ dung dịch CuSO ta thấy xuất hiện kết tủa xanh Cu(OH)2, lắc nhẹ thì thấy kết tủa xanh tan tạo thành dung dịch màu tím (do protein tạo phức với Cu(OH)2 ).
  • Đây là phản ứng dùng để nhận biết protein.

Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng

  • Quan sát hiện tượng.
  • Quan sát sự cháy và mùi. Giải thích.

Hướng dẫn giải

Dụng cụ và hóa chất:

  • Dụng cụ: kẹp sắt, đèn cồn,…
  • Hóa chất: Mẩu màng mỏng PE, mẩu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len và vải sợi xenlulo zơ (hoặc bông).

Cách tiến hành:

  • Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 mẫu vật liệu riêng rẽ: Mẩu màng mỏng PE, mẩu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len và vải sợi xenlulozơ (hoặc bông).
  • Hơ các vật liệu này (từng thứ một) ở gần ngọn lửa vài phút.
  • Đốt các vật liệu trên.

Hiện tượng – giải thích:

  • PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi sốc, khó chịu. Thành phần của PVC có clo nên, phản ứng cháy cho khí HCl nên có mùi xốc.
  • PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới chát cho khí, có một ít khói đen không mùi (CO2)
  • Sợi len và vải sợi senlulo zơ cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi. Vì là hidrocacbonat nên cháy tạo ra khí CO2 và hơi nước nên không có mùi.

Thí nghiệm 4: Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm

  • Quan sát rồi đun nóng cho đến sôi.
  • Quan sát hiện tượng và giải thích.

Hướng dẫn giải

Dụng cụ và hóa chất:

  • Dụng cụ:ống nghiệm, đèn cồn,…
  • Hóa chất: mẩu màng mỏng PE, ống nhựa dẫn nước PVC, sợi len, mẩu vải sợi xenlulozơ, dung dịch NaOH 10%, HNO3­ 20%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch CuSO4 2%

Cách tiến hành:

  • Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm một mẩu màng mỏng PE (ống 1), ống nhựa dẫn nước PVC (ống 2), sợi len (ống 3) và mẩu vải sợi xenlulozơ hoặc bông (ống 4).
  • Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%. Đun ống nghiệm đến sôi. Để nguội. Quan sát.
  • Gạn lớp nước của mỗi ống nghiệm sang ống nghiệm khác riêng rẽ, ta được các dung dịch ở ống 1’ và ống 2’, ống 3’ và ống 4’.
  • Axit hóa ống 1’ và ống 2’ bằng HNO3­ 20% rồi nhỏ thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch AgNO3 1%. Cho thêm vào mỗi ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dung dịch CuSO4 2%. Quan sát rồi đun nóng cho đến sôi.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net