Giải kết nối tri thức SBT Ngữ văn 6 bài: Đọc mở rộng

Giải chi tiết, cụ thể SBT bài: Đọc mở rộng trang 32 sách Văn 6 tập 2 bộ kết nối tri thức và cuộc sống. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Bài tập 1: Tìm đọc một số văn bản nghị luận có nội dung gần gũi với các văn bản đã học trong bài 8. Khác biệt và gần gũi. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ các văn bản nghị luận mà em đã đọc vào nhật kí đọc sách.

Trả lời:

Khi đọc, em cần nắm vấn để được bàn luận trong văn bản; ý kiến của người viết về vấn đề được bàn và lí lẽ, bằng chứng chứng minh cho ý kiến đó.

Em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của một văn bản nghị luận:

- Vấn đề được bàn trong văn bản là gì?

- Ý kiến của người viết về vấn đề đó như thế nào?

- Người viết dùng những lí lẽ, bằng chứng gì để thuyết phục người đọc?

Bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc văn bản nghị luận. Các ý kiến trong văn bản nghị luận bao giờ cũng cần có lí lẽ; đến lượt mình, các lí lẽ bao giờ cũng cần có bằng chứng để chứng minh. Lưu ý cách người viết dùng các bằng chứng, đó có thể là một câu chuyện xác thực, một số liệu đáng tin cậy, một hiện tượng mà ai cũng biết,...

Nhớ ghi đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này cũng giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đối, thảo luận về một văn bản nghị luận mà em đã đọc. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở tr. 63.

Bài tập 2: Tìm đọc một số văn bản thông tin có nội dung gần gũi với các văn bản đã học trong bài 9. Trái Đất - Ngôi nhà chung. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ các văn bản mà em đã đọc vào nhật kí đọc sách.

Trả lời:

Khi đọc, em cần nắm được nội dung cơ bản của văn bản; hiểu cách triển khai văn bản (theo quan hệ nhân quả, theo trình tự thời gian,...); các yếu tố thường có của văn bản thông tin như nhan đề, sa-pô, để mục, hình ảnh, số liệu,... và tác dụng của những yếu tố này.

Em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu nội dung cơ bản và các yếu tố của một văn bản thông tin:

- Văn bản được triển khai theo cách nào (quan hệ nhân quả, trình tự thời gian,...)?

- Văn bản có những yếu tổ nào của một văn bản thông tin (nhan đề, sa-pô, để mục, hình ảnh, số liệu,...)?

- Những yếu tố này có tác dụng (ý nghĩa) gì trong văn bản?

Bằng cách đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc văn bản thông tin. Lưu ý, văn bản thông tin bao giờ cũng phải dựa trên tính xác thực. Về nguyên tắc, các chỉ tiết, số liệu, sự việc,... trong văn bản thông tin không có tính chất hư cấu. Vì vậy, khi đọc một văn bản thông tin, người đọc cần phải xét đoán tính chính xác của những thông tin mà mình tiếp nhận. Nhớ ghi đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này giúp mm chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một văn bản thông tin mà em đã đọc. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở tr. 63.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập ngữ văn lớp 6 kết nối tri thức, sách bài tập văn 6 sách kết nối tri thức, giải SBT ngữ văn 6 tập 2 sách kết nối tri thức, bài: Đọc mở rộng sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 6 tập 2 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com