Giải KHTN 8 sách VNEN bài 12: Phi kim

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 12: Phi kim. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

- Các hình ảnh dưới đây gợi cho em nghĩ tới những nguyên tố phi kim nào?

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 12: Phi kim

- Trong tự nhiên, nhiều phi kim tồn tại được ở dạng đơn chất như oxi, nito, cacbon, lưu huỳnh, ... nhưng một số phi kim như flo, clo, ... chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Tại sao lại như vậy?

Trả lời:

- Hình ảnh trên khiến em nghĩ đến các nguyên tố phi kim là: Cacbon và Iot.

- Trong tự nhiên, nhiều phi kim tồn tại được ở dạng đơn chất như oxi, nito, cacbon, lưu huỳnh, ... nhưng một số phi kim như flo, clo, ... chỉ tồn tại ở dạng hợp chất vì một số phim hoạt động mạnh dễ dàng tham gia các phản ứng hóa học ở điều kiện bình thường.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Tính chất vật lí của phi kim

Quan sát một số mẫu chất trong hình 12.2 kết hợp với các kiến thức thực tiễn về các phi kim mà em biết, điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành kết luận về tính chất vật lí của phi kim dưới đây (Mỗi chỗ trống có thể điền một hay nhiều từ/ cụm từ.)

(rắn, lỏng, khí, dẫn điện, không dẫn điện, thấp, cao, độc, không đọc)

Ở điều kiện thường, các phi kim tồn tại ở các trạng thái: ...(1)..., ...(2)..., ...(3)...

Phần lớn phi kim ...(4)..., không dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy ...(5)...

Một số phi kim ...(6)... như clo, brom, iot, ...

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 12: Phi kim

Trả lời:

Ở điều kiện thường, các phi kim tồn tại ở các trạng thái: rắn, lỏng, khí.

Phần lớn phi kim không dẫn điện, không dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Một số phi kim độc như clo, brom, iot, ...

II. Tính chất hóa học của phi kim

1. Tác dụng với hidro, với oxi và với kim loại

* Quan sát hình ảnh mô tả thí nghiệm của hidro với clo, cho biết hidro có phản ứng với clo không? Viết PTHH nếu có phản ứng xảy ra.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 12: Phi kim

Trả lời:

- Hidro có phản ứng với clo.

PTHH: $H_{2} + Cl_{2} \to 2HCl_{}$

* Viết các PTHH của phản ứng giữa phi kim với hidro, oxi, kim loại mà em biết và xác định loại hợp chất tạo thành trong mỗi phản ứng đó.

Trả lời:

+ Tác dụng với hidro: $H_{2} + F_{2} \to 2HF_{}$. Sản phẩm là axit.

+ Tác dụng với oxi: $C_{} + O_{2} \to CO_{2}$. Sản phẩm là oxit axit.

+ Tác dụng với kim loại: $2Na_{} + Cl_{2} \to 2NaCl_{}$. Sản phẩm là muối.

* Trả lời câu hỏi: "Phi kim có thể phản ứng với những chất nào và cho sản phẩm thuộc loại chất gì?" và hoàn thành sơ đồ trống dưới đây để tổng kết các tính chất hóa học của phi kim.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 12: Phi kim

Trả lời:

Phi kim + Kim loại → Muối

Phi kim + Hidro → Hơi nước (khí oxi) hoặc các axit (phi kim khác)

Phi kim + Oxi → Oxit axit

2. Mức độ hoạt động của phi kim

Đọc thông tin và cho biết mức độ hoạt động hóa học của các phi kim có như nhau không? Dựa trê cơ sở nào có thể xác định mức độ hoạt động của các phi kim?

Trả lời:

Mức độ hoạt động của các phi kim là không giống nhau. Người ta dựa trên khả năng tham gia phản ứng hóa học của phi kim để xác định mức độ hoạt động hóa học của nó.

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Hoàn thành bảng so sánh tính chất vật lí giữa kim loại và phi kim sau:

Tính chấtKim loạiPhi kim
Trạng thái ở nhiệt độ thường  
Nhiệt độ sôi  
Nhiệt độ nóng chảy  
Dẫn nhiệt  
Dẫn điện  

Trả lời:

Tính chấtKim loạiPhi kim
Trạng thái ở nhiệt độ thườngHầu hết các kim loại ở trạng thái rắn, trừ $Hg$Tồn tại ở cả 3 trạng thái: Rắn, lỏng và khí
Nhiệt độ sôiRất caoThấp
Nhiệt độ nóng chảyCao, tùy theo từng kim loạiThấp
Dẫn nhiệtTốtKém
Dẫn điệnTốtKém

Bài 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.

B. Phi kim tác dụng với hidro tạo thành hợp chất khí.

C. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.

D. Các phi kim có mức độ hoạt động mạnh yếu khác nhau

Trả lời:

Đáp án: C

Bài 3. Em hãy cho biết:

- Tên một phi kim là chất rắn ở điều kiện thường và có tính dẫn điện. Dựa vào tính dẫn điện của phi kim, hãy cho biết ứng dụng của phi kim trong thực tiễn.

- Tên một phi kim là chất lỏng ở điều kiện thường và chất độc.

- Tên một phi kim là chất khí ở điều kiện thường, duy trì sự cháy và sự sống.

Trả lời:

- Phi kim là chất rắn ở điều kiện thường và có tính dẫn điện: Cacbon.

-Phi kim là chất lỏng ở điều kiện thường và chất độc: Brom.

- Phi kim là chất khí ở điều kiện thường, duy trì sự cháy và sự sống: Oxi.

Bài 4. Viết PTHH:

a) chứng minh lưu huỳnh là một phi kim.

b) hoàn thành sơ đồ chuyển hóa dưới đây:

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 12: Phi kim

Trả lời:

a) Lưu huỳnh là một phi kim, vì có đầy đủ các tính chất hóa học của phi kim:

$S_{} + O_{2} \to SO_{2}$

$S_{} + H_{2} \to H_{2}S_{}$

$S_{} + Na_{} \to Na_{2}S_{}$

b)

(1) $Cl_{2} + H_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2HCl_{}$

(2) $Cl_{2} + Cu_{} \to CuCl_{2}$

(3) $Cu(OH)_{2} + 2HCl_{}  \to CuCl_{2} + 2H_{2}O_{}$

Bài 5. Nung hỗn hợp gồm 11,2 gam bột Fe với 3,2 gam S trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp X.

a) Viết PTHH và tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X.

b) Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thì sinh ra bao nhiêu lít khí (đktc)?

Trả lời:

a) PTHH: $Fe_{} + S_{} → FeS_{}$

- Số mol các chất tham gia phản ứng là: n_{Fe} = 0,2 mol$; n_{S} = 0,1 mol$.

- Từ PTHH, ta thấy, Fe dư, S phản ứng hết. Vậy, hỗn hợp X gồm $FeS_{}$ và $Fe_{}$ dư.

- Theo PTHH: $n_{FeS} = n_{S} = 0,1 mol$.

- Số mol $Fe_{}$ dư là: $n_{Fe dư} = n_{Fe bd} − n_{Fe pu} = 0,2 − 0,1 = 0,1 mol$.

=> Khối lượng các chất có trong hỗn hợp X là:

$m_{FeS} = 0,1 \times 8,8 gam$; $n_{Fe dư} = 0,1  \times 56 = 5,6 gam$.

b) PTHH:

$Fe_{} + 2HCl_{} \to FeCl_{2} + H_{2}$

$FeS_{} + 2HCl_{} \to FeCl_{2} + H_{2}S_{}$

- Vậy, khí tạo thành gồm $H_{2}$ và $H_{2}S_{}$

- Theo PTHH, số mol khí thu được là: 

$n_{khí} = n_{H_{2}} + nH_{2}S_{} = n_{Fe} + n_{FeS} = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol$.

=> Thể tích khí thu được là: $V = 0,2 \times 22,4 = 4,48 lít$.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên. Ngoài $O_{2}$ là dạng đơn chất quen thuộc của oxi mà các em đã biết, oxi còn tồn tại ở một dạng đơn chất khác là ozon $O_{3}$. Ozon trong thiên nhiên tập trung chủ yếu ở tầng khí quyển cao (cách mặt đất khoảng 20 - 30 km) - gọi là tầng ozon.

Em hãy tìm hiểu xem: Tầng ozon có vai trò như thế nào đến đời sống sinh vật trên Trái Đất? Sự suy giảm tầng ozon là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sự sống của các sinh vật trên Trái Đất? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm tầng ozon? Chúng ta có thể thực hiện những hoạt động thiết thực nào để làm giảm sự suy giảm tầng ozon?

Trả lời:

* Vai trò của tầng ozon:

  • Hấp thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời
  • Hấp thụ sóng mặt trời, gây nhiễu các thiết bị điện tử.
  • ...

- Suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng bình lưu.

- Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tầng ozon: do các chất CFC trong không khí.

* Những hành động để làm giảm sự suy giảm tầng ozon:

  • Cắt giảm lượng khí thải, đặc biệt các khí gây suy giảm tầng ozon
  • Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường
  • ...
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com