Giải KHTN 8 sách VNEN bài 2: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 2: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Trò chơi "Nhóm nào nhanh nhất, kể được nhiều nhất!"

Em hãy liệt kê các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong các hoạt động học tập ở Khoa học tự nhiên 6 và Khoa học tự nhiên 7 (ghi kết quả vào bảng 2.1)

STTTên dụng cụ, thiết bị và mẫuCách sử dụng
1  
2  
...  

Trả lời:

STTTên dụng cụ, thiết bị và mẫuCách sử dụng
1Thước thẳngĐặt thước thẳng dọc theo đoạn thẳng cần đo độ dài sao cho một đầu của đoạn thẳng cần đo trùng với vạch 0 của thước, đọc số đo tương ứng của vạch ghi trên thước với điểm còn lại của đoạn thẳng.
2Ống nghiệmCó thể dùng ống nghiệm để đựng mẫu ở dạng rắn, lỏng.
3CompaGiữ cố định chân compa, rồi quay compa 1 vòng để vẽ đường tròn
... ...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8

1. Kể tên một số dụng cụ, thiết bị và mẫu dùng trong các bài Khoa học Tự nhiên 8

Hoàn thành bảng sau:

Bảng 2.2: Dụng cụ, thiết bị và mẫu học tập ở Khoa học Tự nhiên 8

STTTên dụng cụ, thiết bị và mẫuCách sử dụng
1

Các dụng cụ đo:

.......................

 
2

Mô hình, mẫu vật thật, tranh ảnh, băng hình ở Khoa học Tự nhiên 8:

.......................

 
3

Thiết bị thí nghiệm:

.......................

 
4

Hóa chất:

.......................

 
...  

Trả lời:

STTTên dụng cụ, thiết bị và mẫuCách sử dụng
1

Các dụng cụ đo: ca đong, bình chia độ, ...

Các em làm theo hướng dẫn của giáo viên.
2

Mô hình, mẫu vật thật, tranh ảnh, băng hình ở Khoa học Tự nhiên 8:mô hình quả địa cầu, ...

3Thiết bị thí nghiệm: Ống nghiệm, đèn cồn, ...
4Hóa chất: axit sunfuric, oxi, hidro, ..

2. Em hãy nêu một số các dụng cụ dễ vỡ và những hóa chất độc hại.

Trả lời:

- Dụng cụ dễ vỡ: Ống nghiệm, ca đong thủy tinh, đèn cồn, ...

- Hóa chất độc hại: Axit sunfuric, axit clo hidric, lưu huỳnh, ...

3. Nhắc lại một số quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm khoa học

Trả lời:

* Một số quy tắc an toàn:

- Tuân thủ quy định của phòng thí nghiệm

- Để hóa chất, dụng cụ đúng nơi quy định, không lẫn giữa các loại hóa chất.

- Không ngửi, hít trực tiếp các loại hóa chất.

- Không thử hóa chất.

- ....

II. Tập sử dụng các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập

Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

Mục tiêu, tiến hành thí nghiệm: sgk trang 10

- Thảo luận:

1. Enzim trong nước bọt có tên là gì?

2. Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột?

3. Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?

4. So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường?

5. So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt?

Trả lời:

1. Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.

2. Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột thành đường đôi mantôzơ.

3. Enzim trong nước bọt hoạt động tốt trong điều kiện pH = 7,2 và nhiệt độ t0=370C

4. So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.

5. * So sánh kết quả ống nghiệm B với C cho phép ta nhận xét:

+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 37oC.

+ Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 100oC.

* So sánh kết quả ống nghiệm B với D cho phép ta nhận xét:

+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7.

+ Enzim trong nước bọt không hoạt động tốt ở độ PH axit.

C. Hoạt động luyện tập

Thí nghiệm 1: Sgk trang 12

(8) Ống nghiệm nào cho chúng ta thấy quá trình biến đổi đã xảy ra? Hãy giải thích?

(9) Dự đoán xem cái gì có trong nước bọt đã thực hiện phản ứng trong ống A?

(10) Ống nào xác nhận được cho câu trả lời (9) ở trên?

(11) Thực hiện ống C là có mục đích gì?

Thí nghiệm 2: sgk trang 12

(7) Sau 20 phút, kiểm tra dung dịch trong mỗi ống bằng dung dịch iot. Ghi kết quả và kết luận.

Thí nghiệm 3: sgk trang 13

Ống Chất biến đổiChất tác dụngThuốc thửPhản ứng màu
ATinh bột (2ml)Nước bọtIot?
BTinh bột (2ml)Nước cấtIot?
CTinh bột (2ml)Nước bọt đã đun sôiIot?
DTinh bột (2ml)Nước bọt + HClIot?
ETinh bột (2ml)Dịch vịIot?

Trả lời:

- Thí nghiệm 1:

(8) Ống nghiệm A cho chúng ta thấy quá trình biến đổi đã xảy ra vì trong ống nghiệm A xuất hiện dung dịch màu xanh.

(9) Enzim Amilaza đã thực hiện các biến đổi trong ống nghiệm A.

(10) Ống B, C xác nhận được cho câu trả lời (9) ở trên.

(11) Thực hiện ống C là để so sánh, kiểm chứng.

- Thí nghiệm 3: 

Ống Chất biến đổiChất tác dụngThuốc thửPhản ứng màu
ATinh bột (2ml)Nước bọtIotKhông có phản ứng màu
BTinh bột (2ml)Nước cấtIotKhông có phản ứng màu
CTinh bột (2ml)Nước bọt đã đun sôiIotKhông có phản ứng màu
DTinh bột (2ml)Nước bọt + HClIotDung dịch có màu xanh nhạt
ETinh bột (2ml)Dịch vịIotDung dịch xuất hiện màu xanh

Tinh bột trong ống nghiệm D và E bị biến đổi vì có xuất hiện dung dịch màu xanh.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com