Giải KHTN 8 sách VNEN bài 21: Chuyển động phân tử và nhiệt độ. Nhiệt năng

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 21: Chuyển động phân tử và nhiệt độ. Nhiệt năng. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Hãy dùng kính hiển vi, quan sát các hạt phấn hoa trong nước và ghi lại kết quả quan sát. Điều mà em quan sát được có giống với nhà bác học Brao-nơ quan sát được hay không?

- Lấy một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng, thả vào mỗi cốc vài hạt muối tím và quan sát. Hãy mô tả hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm vừa rồi.

- Trả lời các câu hỏi sau:

1. Vì sao các hạt phấn hoa lại chuyển động lộn xộn như vậy?

2. Vì sao cũng có những hạt phấn hoa lại không chuyển động nếu quan sát trong thời gian ngắn?

3. Vì sao thuốc tím lại tan trong nước?

4. Vì sao trong cốc nước nóng thuốc tím lại tan nhanh hơn cốc nước lạnh?

Trả lời:

- Quan sát được các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn về mọi phía.

- Hiện tượng là thuốc tím tan trong nước.

1. Các hạt phấn hoa chuyển động "lộn xộn" như vậy vì: Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía va chạm vào các hạt phấn hoa.

2. Có những hạt phấn hoa không chuyển động vì lúc đó các phân tử nước chuyển động va chạm vào các hạt phấn hoa đó tạo nên những lực va chạm cân bằng. 

3. Thuốc tím tan trong nước vì : Giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử thuốc tím xen vào giữa các phân tử nước.

4. Thuốc tím tan nhanh hơn trong nước nóng vì: Trong nước nóng các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, khoảng cách giữa các phân tử nước lớn hơn nên các phân tử thuốc tím xen vào giữa các phân tử nước dễ dàng hơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I - PHẢI CHĂNG CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO TỪ CÁC HẠT RIÊNG BIỆT VÀ GIỮA CHÚNG CÓ KHOẢNG CÁCH?

1. Dự đoán thể tích của hỗn hợp so với tổng thể tích của rượu và nước trong thí nghiệm 1; của nước và muối trong thí nghiệm 2 trước khi trộn lẫn với nhau.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 21: Chuyển động phân tử và nhiệt độ. Nhiệt năng

- Thí nghiệm 1: Có hai bình thủy tinh có thể chứa được 100 cm3 chất lỏng ở mỗi bình (Hình 21.2). Khi trộn lẫn 50 cm3 nước ở bình thứ nhất vào 50 cm3 rượu ở bình thứ hai.

- Thí nghiệm 2: Một cốc chứa đầy nước. Thả nhẹ vào đó một thìa muối.

* Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán và ghi lại kết quả 1.

* Thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi sau:

- Vì sao thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng?

- Có thể có phương án thí nghiệm nào khác để xác nhận kết quả vừa thu được? Hãy tiến hành thí nghiệm kiểm tra.

- Vì sao cốc chứa đầy nước mà khi thả muối vào nước không bị tràn khỏi cốc?

- Từ các thí nghiệm đó em rút ra được kết luận gì?

Trả lời:

Dự đoán: thể tích của hỗn hợp bé hơn so với tổng thể tích của rượu và nước trong thí nghiệm 1 và của nước và muối trong thí nghiệm 2 trước khi trộn lẫn với nhau.

- Thảo luận:

+ Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng là vì giữa các nguyên tử trong nước và rượu đều có khoảng cách, khi trộn lẫn vào nhau thì nguyên tử của nước và rượu len vào khoảng cách đó làm cho thể tích giảm đi, nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng.  

+ Phương án thí nghiệm khác là trộn 50cm cát khô vào 50cm ngô rồi lắc nhẹ.

+ Khi thả muối vào cốc nước đầy, các phân tử mối xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước nên thể tích tăng lên ít (không đáng kể) nên nước không bị tràn ra khỏi cốc. 

+ Có thể đưa ra kết luận: các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử; giữa các phân tử và nguyên tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

2. Từ hai thí nghiệm ở mục 1, hãy trả lời câu hỏi:

Các phân tử và nguyên tử cấu tạo nên vật được sắp xếp sát nhau hay giữa chúng có khoảng cách?

Trả lời:

Các phân tử và nguyên tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.

3. Lấy một cốc nước chứa một lượng cát và một cốc chứa một lượng sỏi. Trộn hai cốc đó vào nhau và lắc đều. Hãy cho biết thể tích của hỗn hợp sỏi và cát so với tổng thể tích của chúng trước khi trộn. Kết quả thí nghiệm gợi ý cho em biết điều gì về khoảng cách giữa các phân tử và nguyên tử cấu tạo nên vật ?

Trả lời:

Thể tích của hỗn hợp sỏi cát bé hơn so vs tổng thể tích của chúng trước khi trộn vì khi thả cát vào cốc đựng sỏi, các phân tử cát đan xen vào khoảng cách giữa các cục sỏi. Thí nghiệm trên gợi ý cho ta thấy giữa các phân tử nguyên tử luôn có khoảng cách. 

4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống

  Có sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu vào nước là do các chất không có cấu tạo liên tục mà chúng cấu tạo bởi các phân tử vô cùng........, giữa chúng có.........Vì giữa các phân tử nước cũng như giữa các ........ rượu đều có ........... nên khi trộn rượu vào nước các phân tử đó rượu ......... vào khoảng cách giữa ............ nước và ngược lại . Vì thế mà thể tích của các hỗn hợp rượu và nước ..........

Khi thả muối vào nước, các ............ muối đan xen vào ............ giữa các phân tử nước nên nước có vị mặn và nước không bị ........... khỏi cốc.

Vậy các chất cấu tạo bởi các hạt riêng biệt, gọi là các ......... và ........... Giữa chúng có .............

Trả lời:

 Có sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu vào nước là do các chất không có cấu tạo liên tục mà chúng cấu tạo bởi các phân tử vô cùng nhỏ bé, giữa chúng có khoảng cách. Vì giữa các phân tử nước cũng như giữa các phân tử rượu đều có khoảng cách nên khi trộn rượu vào nước các phân tử đó rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử. nước và ngược lại . Vì thế mà thể tích của các hỗn hợp rượu và nước giảm.

Khi thả muối vào nước, các phân tử muối đan xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên nước có vị mặn và nước không bị tràn ra khỏi cốc.

Vậy các chất cấu tạo bởi các hạt riêng biệt, gọi là các nguyên tửphân tử. Giữa chúng có khoảng cách.

5. Khoảng cách giữa các phân tử chất khí lớn hơn so với khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng. Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng lại lớn hơn so với khoảng cách giữa các phân tử chất rắn. Hãy sắp xếp các hình 21.3 a, b, c dưới đây theo thứ tự các chất có khoảng cách giữa các phân tử tăng dần và ghi tên các chất cho phù hợp.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 21: Chuyển động phân tử và nhiệt độ. Nhiệt năng

Trả lời:

Thứ tự các chất có khoảng cách giữa các phân tử tăng dần là:

c) chất rắn.

a) chất lỏng.

b) chất khí.

II - CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ?

Đọc thông tin sau;

- Hình vẽ dưới đây mô tả:

- Coi hạt phấn hoa tương tự quả bóng ; các phân tử nước tương tự như các bạn học sinh, học sinh sẽ chạy tới xô đẩy quả bóng (Hình 21.4).

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 21: Chuyển động phân tử và nhiệt độ. Nhiệt năng

* Trả lời các câu hỏi sau:

1. Vì sao quả bóng lại luôn chuyển động hỗn độn về mọi hướng ?

2. Điều gì xảy ra với quả bóng? Vì sao?

3. Từ đó, giải thích vì sao trong thí nghiệm của Brao-nơ các hạt phấn hoa lại chuyển động không ngừng về mọi phía? Tuy nhiên, các hạt phấn hoa có kích thước lớn thì lại đứng yên?

Trả lời:

1. Quả bóng tương tự như hạt phấn hoa, bị học sinh chạy tới xô đẩy từ mọi phía lên chịu các lực không cân bằng do đó sẽ chuyển động hỗn độn về mọi hướng.

2. Quả bóng sẽ chuyển động hỗn độn về mọi hướng. Vì nó chịu các lực đẩy không cân bằng từ các bạn học sinh.

3. Từ đó ta thấy trong thí nghiệm của Brao-nơ, các hạt phấn hoa lại chuyển động không ngừng về mọi phía do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động, các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng, làm cho các hạt phấn hoa cũng chuyển động hôn độn không ngừng.

    Tuy nhiên với các hạt phấn hoa có kích thước lớn, các va chạm của các phân tử nước từ mọi phía lên nó cân bằng nhau làm cho chúng đứng yên.

III - CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ CÓ QUAN HỆ VỚI NHAU HAY  KHÔNG ?

* Thí nghiệm:

a) Đổ nhẹ nước vào một bình đựng đồng sunfat (Hình 21.5). Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên cao tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và đồng sunfat đã hòa vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.Hãy giải thích hiện tượng trên từ những hiểu biết về phân tử, nguyên tử.

- Hãy lấy ví dụ về hiện tượng khuếch tán và giải thích vì sao hiện tượng lại xảy ra.

b) Nếu lặp lại thí nghiệm trên với nước nóng hơn, liệu có mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử cấu tạo nên vật và nhiệt độ của chất đó không ? Vì sao ?

Trả lời:

a) Giải thích hiện tượng: các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cạch giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunfat.

  - Ví dụ hiện tượng khuếch tán: khi mở một lọ nước hoa, sau một thời gian rất ngắn, mùi thơm từ nước hoa lan ra khắp phòng. Đó là hiện tượng khuếch tán giữa các phân tử nước hoa và các phân tử không khí.

b) Nếu lặp lại thí nghiệm trên với nước nóng hơn, có mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử cấu tạo nên vật và nhiệt độ của chất đó. Khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh. Vì khi nhiệt độ càng cao thì các phân tử nước chuyển động nhanh hơn dẫn đến hiện tượng khuếch tán nhanh hơn.

IV - NHIỆT NĂNG, CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG

* Thí nghiệm: Thả quả bóng tennis từ trên cao xuống, hãy quan sát hiện tượng và nhận xét về độ cao mà quả bóng đạt được sau mỗi lần nảy lên.

- Điền từ thích hợp (giảm, nóng) vào chỗ trống:

Sau mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao lớn nhất mà vật đạt được ............ dần .

Vậy cơ năng của quả bóng ............ dần. Một phần cơ năm đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác

Quả bóng, mặt đất ............ lên sau mỗi lần va chạm, phần không khí cọ sát với quả bóng cũng ............ lên. Vậy một phần cơ năng của quả bóng đã trở thành nhiệt năng.

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 

Trả lời:

- Hiện tượng: quả bóng nảy lên cao và lại rơi xuống đất nhiều lần.

 Sau mỗi lần nảy lên, độ cao của quả bóng giảm dần.

 Sau mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao lớn nhất mà vật đạt được giảm dần.

 Vậy cơ năng của quả bóng giảm dần. Một phần cơ năm đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác

 Quả bóng, mặt đất nóng lên sau mỗi lần va chạm, phần không khí cọ sát với quả bóng cũng nóng lên. Vậy một phần cơ năng của quả bóng đã trở thành nhiệt năng.

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 

* Trả lời các câu hỏi :

1. Nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. Giải thích.

Trả lời:

Nhiệt năng và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau. Vì khi nhiệt độ tăng lên thì các phân tử (nguyên tử) cấu tạo nên vật sẽ chuyển động nhanh hơn khi đó động năng của các phân tử sẽ tăng lên. Mà nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử tạo nên nó, nên khi động năng của phân tử tăng lên thì nhiệt năng của vật cũng sẽ tăng lên. Vậy nhiệt năng tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

2. Một bạn học sinh hỏi: vật đứng yên không có nhiệt năng vì động năng của vật đó bằng không. Theo em điều này đúng hay sai? Vì sao?

- Nêu những cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật, chẳng hạn tăng nhiệt năng của một đồng xu.

Trả lời:

Điều đó là sai. Vì nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử tạo nên vật, mà các phân tử luôn chuyển động không ngừng, nên chúng luôn có động năng, do đó một vật luôn có nhiệt năng dù nó có đứng yên hay chuyển động.  

- Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng:

  • Thực hiện công.
  • Truyền nhiệt.

VD: muốn tăng nhiệt năng của một đồng xu bằng cách truyền nhiệt thì có thể để đồng xu ở ngoài nắng một thời gian lâu hoặc hơ lửa.

3. Trình bày và thảo luận cách làm thay đổi nhiệt của các vật trong bảng 21.1: đồng xu, nước trong bình, thanh kim loại, khí chứa trong thân của một bơm xe đạp.

Bảng 21.1. Cách cách làm thay đổi nhiệt năng

Đồng xu

 

 

 

Nước trong bình

 

 

 

Thanh kim loại

 

 

 

Khí chứa trong thân của một bơm xe đạp

 

 

 

 

Trả lời:

 Các em tham khảo các cách sau:

Đồng xu

 nung nóng

 phơi nắng

 tung lên cao nhiều lần

Nước trong bình

 đun nóng

 thả một cục sắt nóng vào

 phơi ngoài nắng

Thanh kim loại

 nung nóng

 đập nhiều lần vào vật rắn khác

 cọ sát nhiều lần vào vải

Khí chứa trong thân của một bơm xe đạp

 hơ qua lửa

 bơm nhiều lần

 phơi ngoài nắng

 

V - NHIỆT LƯỢNG

* Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau.

1. Vật nào nhận thêm nhiệt năng?

1. Nhiệt năng sẽ truyền từ vật nào sang vật nào?

2.Nhiệt độ của hai vật này sẽ thay đổi như thế nào?

3. Nhiệt năng của hai vật này sẽ thay đổi như thế nào?

4. Vật nào nhận thêm nhiệt năng?

Trả lời:

1) Nhiệt năng sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

2) Vật nào có nhiệt độ thấp hơn thì tăng lên, vật nào có nhiệt độ cao hơn thì giảm xuống. Chúng trao đổi nhiệt với nhau cho đến khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau.

3) Nhiệt năng của vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ tăng, nhiệt năng của vật có nhiệt độ cao hơn sẽ giảm.

4) Vật có nhiệt độ cao hơn mất đi bao nhiêu nhiệt năng, vật có nhiệt độ thấp nhận thêm nhiệt năng.

* Trả lời các câu hỏi sau:

1. Khi nhúng một miếng đồng vào nước nóng, nhiệt năng của miếng đồng tăng lên hay giảm đi? Vì sao?

2. Khi cọ xát nhiều lần một đồng xu vào miếng đá, đồng xu và cả miếng đá đều nóng lên. Ta nói nhiệt năng của chúng tăng lên. Phần nhiệt năng tăng lên này do đâu?

Trả lời:

1. Nhiệt năng của miếng đồng tăng lên bởi vì cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên khi thả miếng đồng vào, nước nóng sẽ truyền nhiệt cho miếng đồng, thực hiện cân bằng nhiệt nên nhiệt độ của miếng đồng sẽ tăng hay nhiệt năng của miếng đồng tăng.

2. Khi cọ xát nhiều lần một đồng xu vào miếng đá, đồng xu và cả miếng đá đều nóng lên. Ta nói nhiệt năng của chúng tăng lên. Phần nhiệt năng tăng lên này do cơ năng từ tay của ta tác dụng công cơ học lên đồng xu để đồng xu cọ xát vào miếng đá. Phần cơ năng này chuyển hoá thành nhiệt năng và đồng xu và hòn đa nhận phần nhiệt năng này

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài 1. Tại sao khi thả một ít đường vào cốc nước rồi khuấy đều, đường tan trong nước và nước có vị ngọt.

Trả lời:

Khi cho đường vào nước và khuấy lên thì những phân tử đường bị bứt khỏi liên kết, các phân tử đường sẽ len vào khoảng cách giữa các phân tử nước, khi uống dung dịch ấy ta sẽ uống được cả nước và đường nên sẽ có vị ngọt.

Bài 2. Tại sao săm xe đạp bơm căng, mặc dù van đã đóng kín nhưng sau một thời gian, săm vẫn bị xẹp?

Trả lời:

 Vì giữa các phân tử phân tử cao su của xăm xe đạp có khoảng cách và các phân tử không khí trong xăm xe luôn chuyễn động hỗn độn không ngừng nên các phân tử không khí đã chui qua các khoảng cách đó ra ngoài.

Bài 3. Tại sao nước trong ao, hồ, sông, suối lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước?

Trả lời:

Vì các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước. Đồng thời các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không 'nổi lên' và thoát ra khỏi nước. 

Bài 4. Giải thích thí nghiệm sau:

Khi người ta ép chặt một thỏi vàng vào một thỏi chì (Hình 21.6 a). Sau một tời gian, ở chỗ tiếp xúc của chúng xuất hiện cả vàng lẫn chì (Hình 21.6 b). Hãy giải thích hiện tượng này và gọi tên hiện tượng đó.

Trả lời:

 Bởi vì các nguyên tử vàng và chì luôn chuyển động không ngừng, nên sau khi ép chặt sắt vào nhau 1 thời gian thì các nguyên tử sẽ bị trộn lẫn vào nhau nên sẽ xuất hiện cả vàng lẫn chỉ ở chỗ tiếp xúc.

Đây là hiện tượng khuếch tán.

Bài 5. Tìm một ví dụ về việc làm thay đổi nhiệt năng của một vật chỉ bằng thực hiện công; chỉ bằng truyền nhiệt hoặc cả thực hiện công và truyền nhiệt.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Thay đổi nhiệt năng của vật chỉ bằng thực hiện công: cọ xát liên tục tay vào quần áo làm quần áo nóng lên.
  • Thay đổi nhiệt năng của vật chỉ bằng truyền nhiệt: đun sôi nước.
  • Thay đổi nhiệt năng của vật chỉ bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt: cọ xát một cục sắt nóng và một hòn đá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Bài 1. Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

Trả lời:

Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

Bài 2. Về mùa lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau. Trong trường hợp này có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

Trả lời:

Trong trường hợp này có sự chuyển hoá năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng.

Đây là sự thực hiện công.

Bài 3. Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào? Giải thích vì sao? 100 g nước ở nhiệt độ $20^{°}C$ và 100 g nước ở nhiệt độ $40^{°}C$, trường hợp nào khối nước có nhiệt năng lớn hơn? Vì sao?

Trả lời:

- Nhiệt năng tỉ lệ thuận với nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì nhiệt năng càng lớn.

- 100 g nước ở nhiệt độ $40^{°}C$ có nhiệt năng lớn hơn 100 g nước ở nhiệt độ $20^{°}C$. Vì nhiệt năng tỉ lệ thuận với nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì nhiệt năng càng lớn.

Bài 4. Các bao bì thực phẩm, dược phẩm có thể bằng nhựa hoặc kim loại mỏng. Theo em, loại chất liệu nào (nhựa hay kim loại mỏng) ngăn cản sự lưu thông của không khí qua bao bì tốt hơn? Vì sao?

Trả lời:

Kim loại mỏng ngăn sự lưu thông của không khí tốt hơn. Vì khoảng cách giữa các phân tử nguyên tử của kim loại mỏng nhỏ hơn khoảng cách giữa các nguyên tử phân tử nhựa.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Ô nhiễm bụi trong không khí là một vấn đề mà nhiều thành phố lớn của nước ta cũng như trên thế giới đang gặp phải (Hình 21.7).

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 21: Chuyển động phân tử và nhiệt độ. Nhiệt năng

Những hạt bụi lớn, do tác dụng của trọng lực sẽ nhanh chóng lắng xuống mặt đất nhưng những hạt bụi nhỏ sẽ lơ lửng khá lâu trong không khí. Những hạt bụi rất nhỏ, do chuyển động Brao-nơ nên lơ lửng rất lâu trong không khí và len lỏi đến mọi nơi. Những hạt bụi có đường kính lớn hơn 10 μm (1 phần triệu mét) được giữ lại ở mũi, còn những hạt bụi nhỏ hơn 10 μm có thể di chuyển sâu vào trong phổi, gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm, làm giảm tuổi thọ con người.

Hãy cùng người thân đưa ra các biện pháp để giảm nồng độ bụi trong môi trường nơi gia đình em đang sinh sống.

Trả lời:

Các biện pháp để giảm nồng độ bụi trong môi trường có thể đưa ra là :

  • Thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn.
  • Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và $SO_2$.
  • Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
  • Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
  •  Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com