Giải KHTN 8 sách VNEN bài 3: Oxi - Không khí

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 3: Oxi - Không khí. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

- Tại sao các nhà leo núi hoặc những người thợ lặn phải đeo các bình dưỡng khí hoặc các thiết bị đặc biệt?

- Tại sao động vật sống dưới nước dễ gặp phải tình trạng thiếu oxi hơn động vật sống trên cạn?

Trả lời:

Các nhà leo núi, các thợ lặn phải đeo bình dưỡng khí hoặc các thiết bị đặc biệt vì khi họ leo núi hoặc lặn xuống biển thì ở đó là các môi trường có lượng oxi nhỏ.

Động vật sống dưới nước dễ gặp phải tình trạng thiếu oxi hơn vì ở dưới nước có ít oxi hơn trên cạn (oxi hòa tan ít trong nước).

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tính chất vật lí của oxi

Đọc thông tin và điền vào bảng.

Thông tin: Sgk trang 1

  • Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi: ....................
  • Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi: ....................
  • Nguyên tử khối: ....................
  • Phân tử khối: ....................

Tính chất vật lí:

  • Trạng thái: ....................
  • Màu sắc: ....................
  • Mùi vị: ....................
  • Khí $O_{2}$ tan nhiều hay tan ít trong nước? ....................
  • Khí oxi nặng hơn hay nhẹ hơn không khí? Tại sao? ....................

Trả lời:

  • Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi: $O_{}$
  • Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi: $O_{2}$
  • Nguyên tử khối: 16
  • Phân tử khối: 32

Tính chất vật lí:

  • Trạng thái: chất khí
  • Màu sắc: không màu
  • Mùi vị: không mùi
  • Khí $O_{2}$ tan ít trong nước
  • Khí oxi nặng không khí vì có phân tử khối nặng hơn không khí.

2. Tính chất hóa học của oxi

a) Oxi tác dụng với kim loại và phi kim

- Thí nghiệm 1:

Nêu hiện tượng quan sát được. So sánh mức độ cháy của lưu huỳnh trong không khí và của lưu huỳnh trong oxi.

Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên, biết rằng khi lưu huỳnh (S) cháy trong oxi ($O_{2}$) tạo thành khí lưu huỳnh didoxxit ($SO_{2}$) (còn gọi là khí sunfuro) và rất ít lưu huỳnh trioxit.

- Thí nghiệm 2:

Nêu hiện tượng quan sát được. So sánh mức độ cháy của photpho trong không khí và mức độ cháy của photpho trong oxi.

Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên (chú ý điều kiện của phản ứng), biết khi đốt photpho trong oxi tạo thành điphotpho pentaoxit $P_{2}O_{5}$ (ở dạng bột trắng, tan được trong nước).

- Thí nghiệm 3:

Nêu hiện tượng quan sát được trong quá trình thí nghiệm.

Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên, biết khi đốt cháy sắt trong oxi, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là $Fe_{3}O_{4}$ thường được gọi là oxit sắt từ.

Trả lời:

- Thí nghiệm 1:

  • Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy được trong không khí và trong oxi, ngọn lửa cháy trong oxi mãnh liệt hơn ngọn lửa của lưu huỳnh khi cháy trong không khí.
  • PTHH: $S_{} + O_{2} \to SO_{2}$.

- Thí nghiệm 2:

  • Hiện tượng: Photpho cháy tạo khói trắng, nếu cháy trong oxi, ngọn lửa mãnh liệt hơn.
  • PTHH: $4P_{2} +5 O_{2} \to 2 P_{2}O_{5}$

- Thí nghiệm 3:

  • Hiện tượng: Thanh sắt sáng chói như pháo hoa.
  • PTHH: $3Fe_{}+2 O_{2} \to  Fe_{3}O_{4}$

b) Oxi có tác dụng được với hợp chất không?

Viết phương trình phản ứng giữa metan với oxi

$C_{}H_{4}+ O_{2} \to .......$

Trả lời:

$C_{}H_{4}+ O_{2} \to ....... CO_{2} + H_{2}O_{}$

2. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp cho dưới đấy để điền vào chỗ trống trong kết luận sau về tính chất hóa học của oxi.

(1) kim loại rất hoạt động; phim kim hoạt động bình thường; phi kim rất hoạt động.

(2) ở nhiệt độ cao; ở nhiệt độ thường; ở nhiệt độ thấp.

(3) lưu huỳnh; đồng; photpho; sắt; metan, $C_{}H_{4}$; cacbon; propan, $C_{3}H_{8}$; butan, $C_{4}H_{10}$.

(4) I; II; III.

Kết luận:

Khí oxi là một đơn chất ...(1)..., đặc biệt khi ...(2)..., dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim (như ...(3)...), nhiều kim loại (như ...(3)...) và hợp chất (như ...(3)...). Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị ...(4)...

Trả lời:

Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt khi ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim (như lưu huỳnh, photpho), nhiều kim loại (như sắt) và hợp chất (như metan, propan, ..). Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II

II. Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp

1. Sự oxi hóa

Vậy sự oxi hóa một chất là gì?  Điền từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để hoàn thành định nghĩa về sự oxi hóa.

(một chất, hai chất, nhiều chất, đơn chất, hợp chất)

Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với ...(1)... (chất đó có thể là ...(2).... hoặc ...(3)...)

Trả lời:

Điền từ:

  • (1) một chất
  • (2) đơn chất
  • (3) hợp chất

2. Phản ứng hóa hợp

Hãy nhận xét, ghi số chất phản ứng và số chất chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học sau đây và trả lời câu hỏi:

Phản ứng hóa họcSố chất phản ứngSố chất sản phẩm
(1) $4P_{} + 5O_{2} \to 2P_{2}O_{5}$21
(2) $3Fe_{} + 2O_{2} \to Fe_{3}O_{4}$  
(3) $Ca_{}O_{} + H_{2}O_{} \to Ca_{}(OH)_{2}$  
(4) $C_{}O_{2} + H_{2}O_{} + Ca_{}C_{}O_{3} \to Ca_{}(HCO3)_{2}$  

So sánh điểm giống và khác nhau về số chất tham gia phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên.

Chọn từ hoặc cụm từ cho dưới đây để hoàn thành định nghĩa phản ứng hóa hợp: 

  • (1) Một chất mới, hai chất mới.
  • (2) một ban đầu; hai chất ban đầu; hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có ...(1)... được tạo thành từ ...(2)....

Trả lời:

Phản ứng hóa họcSố chất phản ứngSố chất sản phẩm
$ 4P_{} + 5O_{2} \to 2P_{2}O_{5} $21
(2)  $3Fe_{} + 2O_{2} \to Fe_{3}O_{4}$2
(3) $Ca_{}O_{} + H_{2}O_{} \to Ca_{}(OH)_{2}$2
(4) $C_{}O_{2} + H_{2}O_{} + Ca_{}C_{}O_{3} \to Ca_{}(HCO3)_{2}$ 31

- Điểm giống: Số chất tạo thành là 1.

- Điểm khác: Số chất tham gia phản ứng: 2 hoặc 3.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

III. Ứng dụng của oxi

Khí oxi có ứng dụng gì trong cuộc sống?

Quá trình hô hấp của sinh vật là quá trình lấy oxi và thải khí cacbonic. Khí oxi được cơ thể lấy vào và sử dụng như thế nào trong cơ thể thực vật và cơ thể người?

Hô hấp là quá trình vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Nếu hệ hô hấp bị tổn thương thì cơ thể sẽ suy yếu rất nhanh và nếu không thở được, chỉ sau vài phút đã tử vong. Vậy chúng ta phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ hô hấp?

Khí oxi có vai trò gì trong sự cháy?

Sự đốt cháy nhiên liệu là quá trình các nhiên liệu phản ứng với oxi và tỏa nhiều nhiệt. Hãy kể tên các ứng dụng sử dụng quá trình đốt cháy nhiên liệu này trong đời sống.

Sự đốt cháy nhiên liệu là quá trình các nhiên liệu phản ứng với oxi và tỏa nhiều nhiệt. Hãy kể tên các ứng dụng sử dụng quá trình đốt cháy nhiên liệu này trong đời sống.

Trả lời:

* Ứng dụng của oxi:

+ Phá đá bằng hỗn hợp nổ chứa oxi lỏng.

+ Dùng trong đèn xì.

+ Dùng trong ngành hàng không, vũ trụ.

+ Thợ lặn sử dụng oxi để thở khi lặn xuống biển.

+ Dùng trong y tế.

+ Dùng trong một số ngành công nghiệp

+ ...

* Quá trình hô hấp của sinh vật là quá trình lấy oxi và thải khí cacbonic. Khí oxi được cơ thể lấy vào và sử dụng trong cơ thể thực vật và cơ thể người:

+ Đối với thực vật: Hô hấp thực hiện ở mọi bộ phận của cây như: rễ, lá, hoa, thân, mầm, ...

+ Đối với người: Con người lấy oxi từ bên ngoài nhờ khứu giác, đi qua các phế nang đến phổi, phổi thực hiện các quá trình hô hấp và thải khí cacbonic ra bên ngoài.

* Các biện pháp:

+ Trồng nhiều cây xanh.

+ Đeo khẩu trang khi làm việc trong môi trường bụi.

+ Hạn chế sử dụng các thiết bị thải chất độc ra môi trường.

+ Thường xuyên dọn vệ sinh nhà, cửa.

+ Không hút thuốc lá, thuốc lào.

+ ...

* Vai trò trong sự cháy: Khí oxi giúp duy trì sự cháy.

* Các ứng dụng sử dụng quá trình đốt cháy nhiên liệu này trong đời sống:

+ Sử dụng trong đèn xì

+ Dùng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ

+ Dùng trong một số ngành công nghiệp nặng

+ ...

* Sử dụng nhiên liệu hợp lí và tiết kiệm năng lượng là cách bảo vệ môi trường hiệu quả vì:

+ Mỗi quá trình sử dụng nhiên liệu đều gây tiêu tốn nhiên liệu, đều thải ra môi trường các chất gây ô nhiễm môi trường.

+ Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.

IV. Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy

1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

Cho một lượng nhỏ thuốc tím ($K_{}Mn_{}O_{4}$) vào ống nghiệm, nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn.

Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.

  • Nêu hiện tượng và giải thích.
  • Quan sát hình và cho biết tên cách thu khí oxi (phương pháp đẩy nước, đẩy không khí). Giải thích

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 3: Oxi - Không khí

Vậy trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi như thế nào?

Trả lời:

Hiện tượng: Que đóm bùng cháy.

* Giải thích: Do phản ứng sinh ra khí oxi duy trì sự cháy.

PTHH: $2K_{}Mn_{}O_{4}→ K_{}Mn_{}O_{4}+ Mn_{}O_{4}+ O_{2}$

Hình 3.3:

a) Đẩy không khí. Đặt bình như vậy vì oxi nặng hơn không khí.

b) Đẩy nước. Đặt ống nghiệm như vậy vì oxi có khối lượng riêng nhẹ hơn nước.

  • Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nung nóng những chất giàu oxi và kém bền nhiệt.
  • Điền từ hoặc cụm từ cho dưới đây để hoàn thành kết luận về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

(1) chứa oxi, giàu oxi, có nguyên tố oxi.

(2) dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ thấp, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ thường.

Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách nung nóng những hợp chất ...(1)... và ...(2)... như $K_{}Mn_{}O_{4}$, $K_{}Cl_{}O_{3}$.

Trả lời:

Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách nung nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như $K_{}Mn_{}O_{4}$, $K_{}Cl_{}O_{3}$.

2. Phản ứng phân hủy

Hãy điền vào chỗ trống trong các cột ứng với các phản ứng sau:

Phản ứng hóa họcSố chất phản ứngSố chất sản phẩm
(1) $2K_{}Cl_{}O_{3} \to K_{}Cl + 3O_{2}$  
(2) $2K_{}Mn_{}O_{4} \to K_{2}Mn_{}O_{4} + Mn_{}O_{2} + O_{2}$  
(3) $Ca_{}CO_{3} \to Ca_{}O_{} + C_{}O_{2}$  

So sánh điểm giống và khác nhau về số chất tham gia phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên.

Trả lời:

Phản ứng hóa họcSố chất phản ứngSố chất sản phẩm
(1) $2K_{}Cl_{}O_{3} \to K_{}Cl + 3O_{2}$12
(2) $2K_{}Mn_{}O_{4} \to K_{2}Mn_{}O_{4} + Mn_{}O_{2} + O_{2}$13
(3) $Ca_{}CO_{3} \to Ca_{}O_{} + C_{}O_{2}$12

- Số chất tham gia phản ứng: 1

- Số chất sản phẩm: Lớn hơn 1.

Điền từ/ cụm từ dưới đây để hoàn thành định nghĩa về phản ứng phân hủy

(1) một chất, hai chất, nhiều chất.

(2) một chất mới, hai chất mới, hai hay nhiều chất mới.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó ...(1)... sinh ra ...(2)...

Trả lời:

  • (1) một chất
  • (2) hai hay nhiều chất mới

V. Không khí. Sự cháy

1. Thành phần của không khí

a) Thí nghiệm xác định thành phần của không khí

Oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích của không khí? Khí không cháy còn lại là bao nhiêu phần trăm?

Trả lời:

Oxi chiếm khoảng 21% thể tích không khí, khí không cháy còn lại chiếm khoảng 78%.

b) Ngoài khí oxi và nito, không khí còn chứa những chất gì khác?

Tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước.

Trả lời:

  • Vào sáng sớm, ta sẽ thấy xuất hiện sương đọng trên các ngọn cỏ.
  • Khi để một cốc nước lạnh ngoài không khí, ta sẽ thấy có hơi nước đọng lại bên ngoài thành cốc...

c) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 3: Oxi - Không khí

  • Các hình ảnh trên cho thấy không khí bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào
  • Tác hại của ô nhiễm không khí là gì?
  • Biện pháp bảo vệ không khí trong lành là gì?

Trả lời:

* Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

+ Hoạt động công nghiệp.

+ Hoạt động sinh hoạt của con người.

+ Thiên tai.

+ Hoạt động giao thông của con người.

+ ...

* Tác hại của ô nhiễm không khí:

+ Bụi trong không khí gây ung thư, gây xơ hóa phổi, gây ra các bệnh về mắt, về da ...

+ Các chất độc trong không khí làm giảm khả năng vận chuyển oxi trong máu

+ Làm gỉ kim loại.

+ Mài mòn, phân huỷ

+ Làm mất màu, hư hại tranh.

+ Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.

+ Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.

+ Hiệu ứng nhà kính

+ Biến đổi nhiệt độ, biến đổi khí hậu ...

+ ...

* Biện pháp bảo vệ không khí trong lành:

+ Trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng, ...

+ Không vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải, ...

+ Sử dụng hợp lí năng lượng, đặc biệt là chuyển sang dùng nguồn năng lượng sạch

+ ...

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

a) Sự cháy

Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau? Giải thích.

Trả lời:

- Giống nhau: Về bản chất đều là phản ứng của oxi với các chất

- Khác nhau: Sự cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tỏa ít nhiệt hơn.

b) Sự oxi hóa chậm

Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng tự bốc cháy.

Trả lời:

Photpho trong cơ thể người chết có thể tự bốc cháy khi gặp điều kiện thích hợp.

Các giẻ lau dầu khi gặp điều kiện thích hợp sẽ tự bốc cháy...

3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy

Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vài dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Giải thích.

Trả lời:

Người ta dùng vải dày hoặc cát phủ lên đám cháy cho xăng, dầu vì xăng và dầu nhẹ hơn nước, khi sử dùng nước để dập cháy, xăng, dầu sẽ bị lan rộng như vậy đám cháy không những được dập mà còn cháy to hơn.

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Người ta phải sử dụng bình oxi để thở trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Người ta phải dùng bình oxi để thở trong các trường hợp: đi lặn dưới biển, leo núi cao, một số bệnh nhân không có khả năng tự hô hấp, ...

Bài 2. Khi tiếp thêm củi vào bếp lửa, cách làm nào sau đây làm cho lửa mạnh hơn. Giải thích

Cách 1: Cho thanh củi to vào bếp

Cách 2: Chẻ mỏng nó ra rồi cho vào bếp

Cách 3: Thổi hoặc quạt thêm không khí vào.

Trả lời:

Cách làm làm cho lửa mạnh hơn là cách số 3 vì thổi hoặc quạt thêm không khí vào thì sẽ cung cấp thêm oxi cho phản ứng cháy xảy ra.

Bài 3. Hãy viết PTHH của các phản ứng khi cho oxi tác dụng với: canxi, nhôm, kẽm, đồng, cacbon, lưu huỳnh, photpho (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).

Trả lời:

$2Ca_{} + O_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2Ca_{}O_{}$

$4Al_{} + 3O_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2Al_{2}O_{3}$

$2Zn_{} + O_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2Zn_{}O_{}$

$2Cu_{} + O_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2Cu_{}O_{}$

$C_{} + O_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} C_{}O_{2}$

$S_{} + O_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} S_{}O_{2}$

$4P_{} + 5O_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2P_{2}O_{5}$

Bài 4. Trong khí (gas) thường dùng có thành phần chính là khí propan ($C_{3}H_{8}$) và butan ($C_{4}H_{10}$).

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra ở điều kiện thường khi đốt cháy hết khí (gas) giả thiết rằng sản phẩm cháy chỉ gồm $C_{}O_{2}$ và $H_{2}O_{}$

b) Tính thể tích $C_{}O_{2}$ thoát ra ở điều kiện thường khi đốt cháy hết 1 kg gas có thành phần chứa 26,4 % propan và 69,6 % butan, còn lại là tạp chất trơ không  cháy (cho rằng 1 mol khí chiếm 24 lít trong điều kiện thường

Trả lời:

a) PTHH:

$C_{3}H_{8} + 5O_{2} \to 3C_{}O_{2} + 4H_{2}O$

$C_{2}H_{4} + 13O_{2} \to 9C_{}O_{2} + 10H_{2}O$

b) Số mol của propan và butan trong 1kg khí ga là:

$n_{C_{3}H_{8}} = \frac{0,264×1×1000}{44} = 6 (mol)$

$n_{C_{4}H_{10}} = \frac{0,696×1×1000}{58} = 12 (mol)$

Số mol khí cacbonic thu được là: $n_{C_{}O_{2}} = 3n_{C_{3}H_{8}} + 4 n_{C_{4}H_{10}} = 3×6 + 4×12 = 66 (mol)$

Vậy số lít khí cacbonic thu được là: $V_{} = 66 × 24 = 1584 (lít).$

Bài 5. Một buổi làm thực hành thí nghiệm cần 12 lọ oxi, mỗi lọ có dung tích khoảng 200 ml (ở điều kiện thường). Tính khối lượng $K_{}Mn_{}O_{4}$ tối thiểu cần dùng để thu được lượng oxi trên (cho rằng 1 mol chiếm thể tích 24 lít ở điều kiện thường và không có sự hao hụt trong quá trình điều chế khí).

Trả lời:

Lượng oxi cần điều chế là: $V_{} = 200 × 12 = 2400 ml = 2,4 lít$

Số mol oxi cần điều chế là: $n = \frac{2,4}{24}= 0,1 mol$

=> PTHH: $2K_{}Mn_{}O_{4} \to K_{2}Mn_{}O_{4} + Mn_{}O_{2} + O_{2}$

Từ phương trình hóa học, số mol thuốc tím cần dùng là: $n_{K_{}Mn_{}O_{4}} = 2 n_{N_{}O_{4}} = 2 × 0,1 = 0,2 (mol)$

Khối lượng $K_{}Mn_{}O_{4} cần dùng là: m_{K_{}Mn_{}O_{4}}= 0,2 × 158 = 31,6 (gam)$

Bài 6. Hãy tưởng tượng mình là nguyên tố Oxi, hãy giới thiệu về bản thân mình.

Trả lời:

Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi là: $O_{}$

Công thức hóa học: $O_{2}$

Nguyên tử khối: 16, phân tử khối: 32.

Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất. Ở dạng đơn chất thì có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, oxi có trong nước, đường, quặng, đất đá, cơ thể sinh vật, ...

Oxi là một đơn chất khí, rất hoạt động, đặc biệt khi ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, oxi có hóa trị II.

Bài 7. Đọc những thông tin trong biểu đồ sau và cho biết ngoài các ứng dụng đã nêu, oxi còn có những ứng dụng gì?

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 3: Oxi - Không khí

Trả lời:

* Ngoài ra, oxi còn có các ứng dụng sau:

  • Dùng trong ngành hàng không.
  • Trong một số môn thể thao như lặn.
  • ...

D. Hoạt động vận dụng

Bài 1. Người ta ví "Cây xanh là nhà máy sản suất gluxit (cacbonhidrat) và oxi, đồng thời điều hòa lượng oxi trong khí quyển". Bạn hãy giải thích ý kiến đó bằng phương trình hóa học.

Tính thể tích khí cacbonic mà cây xanh đã hấp thụ được bằng quá trình quang hợp nếu quá trình đó giải phóng 134,4 $m^{3}$ khí oxi (đktc). Hiệu suất của quá trình tổng hợp đạt 80%. Từ đó em hãy nêu một hành động thiết thực nhất tại ra đình để góp phần bảo vệ môi trường

Trả lời:

copy

Bài 2. Trong đời sống hằng ngày, những quá trình nào sinh ra khí $C_{}O_{2}$, quá trình nào tiêu thụ khí $C_{}O_{2}$ sinh ra khí $O_{2}$?

Trả lời:

* Những quá trình sinh ra khí $C_{}O_{2}$ là:

  • Hoạt động hô hấp của con người.
  • Hoạt động đốt nhiên liệu.
  • ...

Quá trình hấp thụ khí $C_{}O_{2}$ và thải ra khí $O_{2}$ là: Hoạt động quang hợp của thực vật.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Bài 1. Em hãy tìm hiều về sự ô nhiễm không khí (Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân, tác hại và các biện pháp nhằm giảm sự ô nhiễm không khí).

Trả lời:

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng.

  • Nguyên nhân: Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên.
  • Biện pháp:
    • Giảm khí thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy, xí nghiệp.
    • Trồng nhiều cây xanh.
    • Sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
    • ...

Bài 2. Em hãy tìm hiểu về khả năng oxi kết hợp với chất hemoglobin trong máu.

Trả lời:

Khi một phân tử $O_{2}$ kết hợp với một trung tâm kết hợp $O_{2}$ trong phân tử Hb thì sẽ kích thích sự kết hợp thêm phân tử $O_{2}$ khác với chính phân tử $Hb_{}O_{2}$ đấy.

Nhờ sự hợp tác giữa các trung tâm liên kết $O_{2}$ trong phân tử $Hb_{}$ đã làm tăng khả năng phân phát $O_{2}$ của $Hb_{}$ lên 2 lần so với khi các trung tâm này hoạt động riêng lẻ, tức là làm tăng hiệu quả vận chuyển $O_{2}$ của $Hb_{}$.

Oxyhemoglobin dễ dàng bị phân ly, giải phóng $O_{2}$ (ở điều kiện áp suất riêng phần của oxy bị giảm), do đó $O_{2}$ được vận chuyển từ phổi đến các tế bào mô ở khắp cơ thể.

Ái lực của $Hb_{}$ với $O_{2}$ còn giảm khi tăng nồng độ $H^{+}$, nồng độ $C_{}O_{2}$ (ở một pH xác định). Do đó khi các mô hoạt động trao đổi chất mạnh tạo thành nhiều axit, $C_{}O_{2}$ sẽ làm tăng sự tách $O_{2}$ khỏi Oxyhemoglobin.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com