Giải KHTN 8 sách VNEN bài 30: Quần xã sinh vật

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 30: Quần xã sinh vật. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Câu 1. Em hãy cho biết những ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật, những ví dụ nào không phải là quần thể sinh vật? vì sao?

a. Các cá thể loài tôm sống trong hồ

b. Các cây lúa trên cánh đồng lúa

c. Tập hợp các loài cá trong ao

d. Bầy voi trong rừng rậm châu Phi

e. Các loài thực vật trong rừng mua

g. Các con chó sói sống trong một khu rừng

Trả lời:

Quần thể sinh vật cần có 3 yếu tố căn bản:

  • Tập hợp các cá thể cùng loài
  • Cùng sống trong 1 khu vực
  • Có khả năng sinh sản tạo thế hệ sau

=> ví dụ về quần thể là: b,d,g

Câu 2. Trong một ao cá tự nhiên có những quần thể nào?

Trả lời:

Trong ao tự nhiên có quần thể: cá chép, cá rô, cá rô phi, ốc nhồi, ốc vặn, chai, cua, ...

Câu 3. Ao cá, rừng,... được gọi là quần xã. Vậy quần xã là gì? Các quần thế sinh vật có mối quan hệ với nhau như thế nào trong quần xã?

Trả lời:

- Quần xã sinh vật là 1 tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian nhất định.

- Các quần thể có mối quan hệ chặt chẽ giúp ổn định cấu trúc của quần xã.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Thế nào là một quần xã sinh vật?

- Em hãy liệt kê các quần thể sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới và rừng ngập mặn ven biển.

- Quần thể sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?

Trả lời:

  • Rừng mưa nhiệt đới có các quần thể: rắn, hươu, cây xưa, rêu, dương xỉ, muỗi,....
  • Rừng ngập mặn: đước, sú, vẹt, cua, ốc, ...

- Sự khác nhau giữa quần thể và quần xã:

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

- Gồm các các thể cùng loài

- Gồm các cá thể thuộc các quần thể của các loài  khác nhau

- Có các quan hệ cùng loài: hỗ trợ và cạnh tranh

- Có các quan hệ cùng loài (hỗ trợ và cạnh tranh) và quan hệ khác loài (cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác)

- Các sinh vật trong quần thể có khả năng sinh sản với nhau

- Các sinh vật trong quần xã có thể sinh sản với nhau (cùng loài) hoặc không thể sinh sản với nhau (khác loài)

2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã

- Quan sát hình 30.3 và 30.4. Nêu sự khác biệt cơ bản về số lượng loài, số lượng cá thể của loài trong quần xã rừng mưa nhiệt đới và rừng thông phương bắc.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 30: Quần xã sinh vật

Điền vào chỗ chấm, sử dụng các từ gợi ý: mật độ cá thể, quan trọng, có ở nhiều hơn hẳn, mức độ phong phú, địa điểm bắt gặp. 

Đặc điểm

Các chỉ số

Thể hiện

Số lượng các loài trong quần xã

Độ đa dạng

…………………..về số lượng loài trong quần xã

Độ nhiều

………………của từng loài trong quần xã

Độ thường gặp

Tỉ lệ % số ………..một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Thành phần loài trong quần xã

Loài ưu thế

Loài đóng vai trò ……………trong quần xã

Loài đặc trưng

- Loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau cơ bản ở điểm nào? Lấy ví dụ.

- Quan sát hình 30.5, hãy cho biết ý nghĩa của sự phân bố đối với các quần xã sinh vật.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 30: Quần xã sinh vật

Trả lời:

- Hình 30.4 và 30.3:

  • Quần xã rừng mưa nhiệt đới có nhiều loài hơn, số lượng các thể trong các loài lại không nhiều
  • Quần xax rừng thông phương bắc số lượng loài ít, nhưng số lượng cá thể loài thông lại rất nhiều

- Bảng 30.2

1. mức độ phong phú

2. mật độ cá thể

3. địa điểm bắt gặp

4. quan trọng

5. có ở nhiều hơn hẳn

- Ví dụ quần xã rừng Tây Nguyên

  • Loài ưu thế là loài quyết định, thường có số lượng loài lớn như hồ tiêu, cà phê
  • Loài đặc trưng thì số lượng không nhiều nhưng chỉ có quần xã đó mới có như voi

- Hình 30.5: sự phân tầng của sinh vật giúp tận dụng thức ăn và nơi ở tối đa, đồng thời giảm thiểu sự cạnh tranh giữa các loài.

3. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã

- Em hãy lấy ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh với số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 30: Quần xã sinh vật

- Quan sát hình 30.6. Hãy cho biết: hiện tượng khống chế sinh học là gì? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.

- Theo em, khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã?

Trả lời:

- VD: Loài ếch vào mùa mưa do thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, nhiều mưa nên số lượng cá thể tăng cao. Nhưng khi mùa khô, thời tiết nóng, độ ẩm thấp, ít  mưa thì số lượng ếch giảm xuống.

- Hiện tượng khống chế sinh học là số lượng và sự phát triển của quần thể loài này phụ thuộc và sự số lượng và sự phát triển của quần thể loài khác trong 1 quần xã sinh vật.

  • Ý nghĩa: trong thực tế, các loài trong quần xã có mối quan hệ cạnh tranh với nhau sẽ tạo nên khống chế sinh học nhằm đảm bảo sự đáp ứng của môi trường với sinh vật.
  • Ứng dụng: loại trừ sâu bệnh trong trồng trọt như: Nuôi chim sâu để bảo vệ mùa màng, chim sâu sẽ khống chế sự phát triển của sâu ăn lá.

- Cân bằng sinh học là khi  số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.

C. Hoạt động luyện tập

Trả lời các câu hỏi:

Bài 1. Hãy lấy một ví dụ về  một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

- Kể tên các loài trong quần xã đó.

- Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?

- Khu vực phân bố  của quần xã.

Trả lời:

- Rừng dừa là một quần xã, gồm có các quần thể: dừa, chuối, cỏ, bọ dừa, giun đât, vi sinh vật...

- Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối.

- Chuôi che mát và giữ ầm gốc cho dừa.

- Giun làm xốp đất cho dừa, chuôi, cỏ.

- Cỏ giữ ẩm gốc cho dừa, chuối đồng thời cạnh tranh chất dinh dưởng trong đất với dừa, chuối.

- Dừa, chuối, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.

- Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho dừa, chuối.

Bài 2. Cho biết đặc điểm sinh thái của một số loài cá nuôi ở ao, hồ nước ngọt như sau:

- Mè trắng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng nước mặt

- Mè hoa; ăn động vật nổi, sống ở tầng nước mặt

- trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng nước mặn và nước giữa

- Trôi: ăn vụ hữu cơ, sống ở tầng đáy

Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài này trong 1 ao được không? Vì sao?

Trả lời:

Về mặt nguyên tắc thì nên nuôi tất cả các loài cá trên trong 1 ao. Vì 

các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau

có các thức ăn khác nhau

D. Hoạt động vận dụng

Em hãy đưa ra ví dụ về các loài cá trong một ao nuôi ở địa phương.

Trả lời:

- Muốn nuôi được nhiều loài cá trong 1 ao và để năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp.

  • Các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau
  • Có các thức ăn khác nhau

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Em hãy dự đoán xem, sau khi một vạt rừng bị cháy thì loài sinh vật có đặc điểm sinh học nào sẽ xuất hiện đầu tiên, vì sao?

Trả lời:

Dự đoán: loài cỏ sẽ xuất hiện đầu tiên. Vì:

  • Cỏ sống ở tầng đất nền, mùn
  • Cỏ lấy dinh dưỡng trực tiếp từ mùn đất
  • Cỏ có thể thích nghi với nhiều môi trường, sinh sản nhanh
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com