Giải KHTN 8 sách VNEN bài 8: Bazo

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 8: Bazo. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Hãy viết công thức hóa học của ba chất là bazo mà em biết và cho biết thành phần phân tử của các bazo đó

TTCông thức hóa họcSố nguyên tử kim loạiSố nhóm $ −OH$
1   
2   
3   

Theo em, bazo là gì?

Trả lời:

TTCông thức hóa họcSố nguyên tử kim loạiSố nhóm $ −OH$
1Ba(OH)2
2NaOH
3Ca(OH)2  2

Bazo là hợp chất gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit- OH

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Khái niệm, phân loại, cách gọi tên

1. Khái niệm, công thức

Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào chỗ trống hoàn thành khái niệm bazo:

(nhiều, hợp chất, đơn chất, một hay nhiều, hidroxit, gốc axit, một)

Bazo là những ...(1)... mà phân tử gồm có ...(2)... nguyên tử kim loại liên kết với ...(3)... nhóm ...(4)...

Viết công thức hóa học chung của bazo và chú thích các kí hiệu trong công thức chung đó.

Trả lời:

Bazo là những hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.

Công thức chung của bazo: M(OH)n trong đó M là kim loại hóa trị n.

2. Phân loại, gọi tên

- Dựa bào tính tan, bazo được chia làm mấy loại? Là những loại nào?

- Hãy nêu cách gọi tên bazơ: KOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2

Trả lời:

Bazo được chia ra làm hai loại: Bazo mạnh (tan trong nước) và bazo yếu (không tan trong nước).

* Cách gọi tên bazo:

- Kim loại có một hóa trị: Tên bazo = tên kim loại + hidroxit

- Kim loại có nhiều hóa trị: Tên bazo = Tên kim loại + Hóa trị của kim loại + hidroxit.

KOH: Kali hidroxit

Cu(OH)2: Đồng II hidroxit

Ba(OH)2: Bari hidroxit

Fe(OH)3: Sắt III hidroxit.

II. Tính chất hóa học của bazo

Thực hiện các thí nghiệm sau và ghi các hiện tượng quan sát được theo bảng dưới đây:

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng
1. Tác dụng của dung dịch bazo với chất chỉ thị màuLấy 1 mẩu giấy quỳ tím nhỏ để vào hõm của đế sứ; nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch NaOH/Ca(OH)vào mẩu giấy quỳ tím. 
Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch phenophtalein (không màu) vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 - 2 ml dung dịch NaOH/Ca(OH)2  ... 
2. Nhiệt phân bazo không tanQuan sát rồi thực hiện thí nghiệm nhiện phân Cu(OH )2 

- Viết PTHH.

- Dựa vào các thông tin và các kiến thức đã học, hãy nêu các tính chất hóa học của bazo, mỗi tính chất viết một PTHH (nếu có) để minh họa.

Trả lời:

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng
1. Tác dụng của dung dịch bazo với chất chỉ thị màuLấy 1 mẩu giấy quỳ tím nhỏ để vào hõm của đế sứ; nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch NaOH/Ca(OH)2  vào mẩu giấy quỳ tím.Giấy quỳ tím hóa xanh
Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch phenophtalein (không màu) vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 - 2 ml dung dịch NaOH/Ca(OH)2  ...Dung dịch chuyển sang màu hồng.
2. Nhiệt phân bazo không tanQuan sát rồi thực hiện thí nghiệm nhiện phân Cu(OH)2

Màu xanh lơ của Cu(OH)2  chuyển sang màu đen.

PTHH:

Cu(OH )2  -> CuO+ H2O

* Tính chất hóa học của bazo:

+ Làm quỳ tím hóa xanh, phenonphtalein hóa hồng.

+ Một số bazo không tan bị nhiệt phân thành oxit

Ví dụ: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O

Cho biết tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khả năng hút ẩm, tính tan, ...) của NaOH

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng
1. Khả năng hút ẩm của  NaOHLấy một ít tinh thể natri hiđroxit để vào hõm để sứ, để ngoài không khí khoảng 1-2 phút. Quan sát về màu sắc khả năng hút ẩm NaOH  rắn 
2. Tính tan của  NaOHCho một ít tinh thể natri hiđroxit vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml H2O  . Lắc đều cho NaOH  tan hết, sau đó nắm nhẹ tay ở phía đáy ống nghiệm . Nêu hiện tượng quan sát/ cảm nhận được. 

Trả lời:

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng
1. Khả năng hút ẩm của  NaOHLấy một ít tinh thể natri hiđroxit để vào hõm để sứ, để ngoài không khí khoảng 1-2 phút. Quan sát về màu sắc khả năng hút ẩm NaOH  rắnMàu trắng ban đầu ngả dần sang màu vàng.
2. Tính tan của  NaOHCho một ít tinh thể natri hiđroxit vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml H2O  . Lắc đều cho NaOH tan hết, sau đó nắm nhẹ tay ở phía đáy ống nghiệm . Nêu hiện tượng quan sát/ cảm nhận được.Ống nghiệm ấm lên, chứng tỏ natri hidroxit tan trong nước và tỏa nhiều nhiệt.

- Natri hidroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh. tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

- Dung dịch natri hidroxit có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da.

b) Tính chất hóa học

Hãy dự đoán tính chất hóa học của NaOH.

Trả lời:

* Tính chất hóa học của NaOH:

- Tác dụng với chất chỉ thị màu

- Tác dụng với axit: NaOH + HCl $\to $ NaCl2 + H2O

- Tác dụng với oxit axit: NaOH  + CO2 $\to $ Na2CO3 + H2O_

c) Ứng dụng

Quan sát hình và cho biết các ứng dụng chính của NaOH:

Trả lời:

Ứng dụng: $NaOH_{}$ có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và các ngành công nghiệp:

  • Xà phòng
  • Chất tẩy rửa
  • Bột giặt
  • Chế biến dầu mỏ
  • Công nghiệp hóa chất
  • Nhôm
  • Giấy
  • Tơ nhân tạo

d) Sản xuất natri hidroxit

Đọc thông tin và cho biết trong công nghiệp natri hidroxit được sản xuất từ nguyên liệu chính nào? Bằng phương pháp nào? Sản phẩm phản ứng là những chất nào?

Trả lời:

- Nguyên liệu sản xuất natri hidroxit: dung dịch NaCl bão hòa.

- Phương pháp: Điện phân dung dịch.

- Sản phẩm của phản ứng: NaOH, H2, Cl2.

2. Canxi hidroxit (Ca(OH)2)

a) Tính chất vật lí

Đọc thông tin sau và cho biết tính chất vật lí của canxi hidroxit.

Trả lời:

* Tính chất vật lý của canxi hidroxit:

- Trạng thái: Chất rắn

- Màu sắc: Màu trắng

- Độ tan: Ít tan trong nước

b) Tính chất hóa học

Hãy cho biết tính chất hóa học của dung dịch $Ca(OH)_{2}$ (mỗi tính chất viết một PTHH để minh họa).

Trả lời:

* Tính chất hóa học của Ca(OH)2:

- Làm đổi màu chất chỉ thị màu.

- Bị nhiệt phân bởi nhiệt: Ca(OH)2 ->to CaO + H2O

- Tác dụng với dung dịch axit: Ca(OH)2 + 2HCl $\to $ CaCl2 + H2O

c) Ứng dụng

Quan sát hình và cho biết các ứng dụng chủ yếu của $Ca(OH)_{2}$

Trả lời:

* Ứng dụng của Ca(OH)2

  • Vật liệu xây dựng
  • Bón vôi khử chua đất trồng
  • Khử trùng bằng vôi
  • Diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật bằng vôi

3. Thang pH

Cho biết 3 dung dịch X, Y, Z lần lượt có các giá trị pH là 1, 3, 7. Hãy sắp xếp các dung dịch trên theo thứ tự tăng dần độ axit của dung dịch.

Trả lời:

Sắp xếp theo thứ tự độ axit tăng dần: Z < Y < X

 C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho khí CO2 lần lượt tác dụng với:

a) $Cu(OH)_{2}$

b) $KOH_{}$

c) $Fe(OH)_{3}$

d) $Ba(OH)_{2}$

Trả lời:

a) $Cu(OH)_{2} + CO_{2}$ $ \to$ không phản ứng.

b) $2KOH_{} + CO_{2} \to K_{2}CO_{3} + H_{2}O_{}$

c) $2Fe(OH)_{3} + 2CO_{2} \to Fe_{2}(CO)_{3} + 3 H_{2}O_{}$

d) $Ba(OH)_{2} + CO_{2} \to BaCO_{3} + H_{2}O_{}$

Bài 2. Viết PTHH của các phản ứng nhiệt phân các chất sau (nếu có)

$NaOH_{}$, $Ba(OH)_{2}$, $Mg(OH)_{2}$, $Fe(OH)_{3}$, $Al(OH)_{3}$

Trả lời:

$NaOH_{} \overset{t^{o}}{\rightarrow}$ Không bị nhiệt phân bởi nhiệt.

$Ba(OH)_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow}$ Không bị nhiệt phân bởi nhiệt.

$Mg(OH)_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} MgO_{} + H_{2}O_{}$

$2Fe(OH)_{3} \overset{t^{o}}{\rightarrow} Fe_{2}O_{3} + 3H_{2}O_{}$

$2Al(OH)_{3} \overset{t^{o}}{\rightarrow} Al_{2}O_{3} + 3H_{2}O_{}$

Bài 3. Viết các PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 8: Bazo

Trả lời:

(1) $CaCO_{3} \overset{t^{o}}{\rightarrow} CaO_{} + CO_{2}$

(2) $CaO_{} + H_{2}O_{} \to Ca(OH)_{2}$

(3) $Ca(OH)_{2} + CO_{2} \to CaCO_{3} + H_{2}O_{}$

(4) $CaO_{} + HCl_{} \to CaCl_{2} + H_{2}O_{}$

(5) $Ca(OH)_{2} + 2HNO_{3} \to Ca(NO_{3})_{2}+ 2H_{2}O_{}$

Bài 4. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng vừa đủ để trung hòa hết 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và H2SO4 1M

Trả lời:

Số mol của axit là: $n_{HCl{}} = n_{H_{2}SO{4}}  = 0,1 mol$

=> PTHH:

$NaOH_{} + HCl_{} \to NaCl_{2} + H_{2}O_{}$

$2NaOH_{} + H_{2}SO_{4} \to Na_{2}SO_{4} + 2H_{2}O_{}$

Theo phương trình hóa học: : $n_{NaOH{}} = n_{HCl{}} + 2n_{H_{2}SO{4}}= 0,1 + 2 \times 0,1 = 0,3 mol$

=> Thể tích $NaOH_{}$ cần dùng là: $V_{} = 0,3 × 22,4 = 6,72 lít$

Bài 5. Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch riêng biệt (không nhãn) sau bằng phương pháp hóa học: $HCl_{}$, $H_{2}SO_{4}$ loãng, $NaOH_{}$, $Ba(OH)_{2}$. Viết PTHH cả các phản ứng xảy ra (nếu có).

Trả lời:

Thuốc thửHClH2S O4  loãngNaOHBa(OH )2
Quỳ tímGiấy quỳ tím hóa đỏGiấy quỳ tím hóa đỏGiấy quỳ tím hóa xanhGiấy quỳ tím hóa xanh
BaCl2Không xảy ra phản ứng

Xuất hiện kết tủa trắng

$BaCl_{2} + H_{2}SO_{4}$

$\to BaSO_{4} + 2HCl_{}$

Không nhận biết
H2S O4Đã nhận biết được

Không có hiện tượng

$H_2SO_4 + 2NaOH$

$\to H_2O + Na_2S O_4$

Xuất hiện kết tủa trắng

$Ba(OH)_{2} + H_{2}SO_{4}$

$\to BaSO_{4} + 2H_{2}O_{}$

Bài 6. Khí CO bị lẫn các khí CO2 và SO2. Làm thế nào để loại bỏ được các khí CO2, SO2 ra khỏi khí CO nói trên bằng hóa chất rẻ tiền nhất? Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Trả lời:

Sục hỗn hợp khí vào dung dịch nước vôi trong, chỉ có CO không phản ứng:

$CaOH_{2} + CO_{2} \to CaCO_{3} + H_{2}O_{} $

$CaOH_{2} + SO_{2} \to CaSO_{3} + H_{2}O_{} $

D. Hoạt động vận dụng

Bài 1. Có nên dùng trực tiếp nước mưa làm nước ăn/ uống hằng ngày không? Tại sao?

Trả lời:

Không nên dùng nước mưa làm nước ăn/ uống hằng ngày vì trong nước mưa có lẫn một số chất độc hại trong không khí.

Bài 2. Dùng giấy pH xác định pH của kem đánh răng và giải thích tại sao kem đánh răng lại có độ pH như vậy?

Trả lời:

Độ pH của kem đánh răng nằm trong khoảng: 7 - 8,5.

Kem đánh răng có độ pH như vậy để trung hòa axit trong khoang miệng.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Bài 1. Tại sao những người bị bệnh viêm, loét dạ dày không nên ăn thức ăn quá chua hoặc quá cay hoặc uống nhiều rượu, bia, hoặc dùng các đồ uống có gas.

Trả lời:

Đồ ăn quá cay hoặc quá không có tính chữa lành vết thương và khiến dạ dày phải tiết nhiều acid để có thể tiêu hoá được, làm cho vét loét trong dạ dày có thể bị xót khi tiếp xúc. Sự gia tăng acid dạ dày tấn công vào vị trị viêm loét gây ra, gây kích ứng dữ dội cho lớp niêm mạc dạ dày.

Rượu, bia hay đồ uống có gas tăng kích thích niêm mạc dạ dày, nồng độ acid,… tạo ra các phản ứng bất lợi cho dạ dày

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com