Giải KHTN 8 sách VNEN bài 9: Muối

Giải chi tiết, cụ thể KHTN 8 VNEN bài 9: Muối. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Hoàn thành PTHH của các phản ứng sau:

a) $Mg_{} + 2HCl_{} \to … $

b) $CuO_{} + HNO_{3} \to ...$

c) $Fe(OH)_{3} + H_{2}SO_{4} \to ...$.

- Hãy cho biết sản phẩm của các phản ứng hóa học trên có chung loại hợp chất nào. Nêu khái niệm chung về loại hợp chất đó.

Trả lời:

a) $Mg_{} + 2HCl_{} \to MgCl_{2} + H_{2}{}$

b) $CuO_{} + HNO_{3} \to  → Cu(NO3)_{2} + H_{2}O_{}$

c) $2Fe(OH)_{3} + 3H_{2}SO_{4} \to  Fe_{2}(SO_{4})_{3} + 6H_{2}O_{}$

- Sản phẩm của các phản ứng hóa học đều có chung loại hợp chất là muối.

- Khái niệm chung về muối: Muối là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Khái niệm, phân loại, gọi tên

1. Khái niệm

Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để hoàn thành khái niệm muối

(nhiều, hợp chất, đơn chất, một hay nhiều, hidroxit, gốc axit, một)

Muối là những ...(1)... mà phân tử gồm có ...(2)... nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều ...(3)...

Trả lời:

Muối là những hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

2. Phân loại, gọi tên

- Hãy nêu cách gọi tên muối.

- Gọi tên các muối sau và cho biết muối nào là muối trung hòa, muối nào là muối axit:

$KCl_{}$, $NaNO_{3}$, $FeCl_{2}$, $FeCl_{3}$, $Mg(NO_{3})_{2}$, $Ca(HCO_{3})_{2}$, $KHSO_{4}$

Trả lời:

- Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.

$KCl_{}$: Kali clorua

$NaNO_{3}$: Natri nitrorat

$FeCl_{2}$: Sắt II clorua

$FeCl_{3}$: Sắt III clorua

$Mg(NO_{3})_{2}$: Magie nitrorat

$Ca(HCO_{3})_{2}$: Canxi hidrocacbonat

$KHSO_{4}$: Kali hidrosunfat

II. Tính chất hóa học của muối

Thực hiện các thí nghiệm sau và ghi các hiện tượng quan sát được theo bảng dưới đây:

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng
1. Muối tác dụng với kim loạiNgâm một đoạn dây/ lá đồng trong ống nghiệm chứa 1 - 2 ml dung dịch $AgNO_3$ trong thời gian khoảng 2 - 3 phút. 
2. Muối tác dụng với axitNhỏ vài giọt dung dịch $AgNO_3$ vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch $HCl$. 
3. Muối tác dụng với bazoNhỏ vài giọt dung dịch $CuSO_4$ vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch $NaOH$. 
4. Muối tác dụng với muốiNhỏ vài giọt dung dịch $AgNO_3$ vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch $NaCl$ 
5. Phản ứng phân hủy muối (nhiệt phân muối)Cho vào ống nghiệm một lượng nhỏ tinh thể muối $KClO_3$ và một ít bột $MnO_2$ (làm xúc tác). Nung nóng ống nghiệm chứa $KClO_3$ trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 1 phút, thử khí sinh ra bằng cách đưa tàn đóm đỏ vào miệng ống nghiệm. 

- Viết PTHH và cho biết tính chất hóa học của muối

Trả lời:

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng
1. Muối tác dụng với kim loạiNgâm một đoạn dây/ lá đồng trong ống nghiệm chứa 1 - 2 ml dung dịch $AgNO_3$ trong thời gian khoảng 2 - 3 phút.

Dung dịch chuyển sang màu xanh lam, xuất hiện một lớp kim loại màu bạc bám vào dây đồng.

$Cu_{} + 2AgNO_{3}$

$\to Cu(NO_{3})_{2} + 2Ag_{}$

2. Muối tác dụng với axitNhỏ vài giọt dung dịch $AgNO_3$ vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch $HCl$.

Xuất hiện kết tủa trắng.

$AgNO_{3} + HCl_{}$

$\to AgCl_{} + HNO_{3}$

3. Muối tác dụng với bazoNhỏ vài giọt dung dịch $CuSO_4$ vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch $NaOH$.

Xuất hiện kết tủa màu xanh.

$CuSO_{4} + 2NaOH_{}$

$\to Cu(OH)_{2} + Na_{2}SO_{4}$

4. Muối tác dụng với muốiNhỏ vài giọt dung dịch $AgNO_3$ vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch $NaCl$

Xuất hiện kết tủa trắng.

$AgNO_{3} + NaCl_{}$

$\to AgCl_{} + NaNO_{3}$

5. Phản ứng phân hủy muối (nhiệt phân muối)Cho vào ống nghiệm một lượng nhỏ tinh thể muối $KClO_3$ và một ít bột $MnO_2$ (làm xúc tác). Nung nóng ống nghiệm chứa $KClO_3$ trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 1 phút, thử khí sinh ra bằng cách đưa tàn đóm đỏ vào miệng ống nghiệm.

Que đóm bùng cháy.

$2KclO_{3}  \overset{MnO_{2},t^{0}}{\rightarrow}$

$2KCl_{} + 3O_{2}$

* Tính chất hóa học của muối:

  • Tác dụng với kim loại
  • Tác dụng với axit
  • Tác dụng với bazo
  • Tác dụng với muối
  • Tham gia phản ứng nhiệt phân

III. Phản ứng trao đổi

1. Khái niệm phản ứng trao đổi

Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

(một, hai, thay thế, trao đổi, nguyên tử, thành phần cấu tạo)

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó ...(1)... hợp chất tham gia phản ứng ...(2)... với nhau những ...(3)... của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

Trả lời:

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó một hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện của phản ứng trao đổi

Hãy nêu điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất xảy ra.

Trả lời:

Điều kiện của phản ứng trao đổi: Sản phẩm tạo thành có chất không tan (kết tủa) hoặc chất khí.

IV. Một số muối quan trọng

1. Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, muối natri clorua có ở đâu? Muối mỏ được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Trong tự nhiên, natri clorua có nhiều nhất trong nước biển, ngoài ra, còn có một lượng nhỏ trong lòng đất.

Muối mỏ được hình thành từ những hồ nước mặn, khi nước hồ bay hơi, còn lại muối natri clorua kết tinh thành những vỉa dày trong lòng đất.

2. Cách khai thác

Cách khai thác muối ăn từ nước biển và muối mỏ như thế nào?

Trả lời:

Khai thác muối ăn từ nước biển: Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.

Khái thác muối ăn từ muối mỏ: Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối sau đó nghiền nhỏ và tinh chế.

3. Ứng dụng

Quan sát hình và cho biết ứng dụng chính của natri clorua.

Trả lời:

* Ứng dụng của natri clorua:

- Sản xuất thủy tinh

- Chế tạo xà phòng

- Chế tạo chất tẩy rửa tổng hợp

- Gia vị và bảo quản thực phẩm

- Điện phân nóng chảy muối ăn thu được khí clorua và Na dùng để chế tạo hợp kim và chất trao đổi nhiệt.

- Điện phân dung dịch, thu được các sản phẩm dùng trong nhiều ngành, lĩnh vực:

$NaClO_{}$: Chất tẩy trắng, chất diệt trùng.

$NaOH_{}$: Chế tạo xà phòng, công nghiệp giấy

$H_{2}$: Nhiên liệu, bơ nhân tạo, sản xuất $HCl_{}$

$Cl_{2}$: Chất dẻo PVC, chất diệt trùng, chất diệt cỏ, trừ sâu, sản xuất $HCl_{}$, ...

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1. Cho các chất sau đây: $Na_{2}CO_{3}$ , $CaCO_{3}$, $K_{2}SO_{4}$, $HCl_{}$ , $Ba(OH)_{2}$, $Ba(NO_{3})_{2}$, $Mg(OH)_{2}$. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một (trong dung môi nước)

Trả lời:

(1) $Na_{2}CO_{3} + 2HCl_{} \to 2NaCl_{} + CO_{2} + H_{2}O_{}$

(2) $Na_{2}CO_{3} + Ba(OH)_{2} \to BaCO_{3} + 2NaOH_{}$

(3) $Na_{2}CO_{3} + Ba(NO_{3})_{2} \to BaCO_{3} + 2NaNO_{3}$

(4) $Na_{2}CO_{3} + Mg(OH)_{2} \to MgCO_{3} + 2NaOH{}$

(5) $CaCO_{3} + 2HCl_{} \to CaCl_{2} + CO_{2} + H_{2}O_{}$

(6) $CaCO_{3} + Ba(OH)_{2} \to BaCO_{3} + Ca(OH)_{2}$

(7) $CaCO_{3} + Ba(NO_{3})_{2} \to BaCO_{3} + Ca(NO_{3})_{2}$

(8) $CaCO_{3} + Mg(OH)_{2} \to MgCO_{3}  + Ca(OH)_{2}$

(9) $K_{2}SO_{4} + Ba(OH)_{2} \to BaSO_{4} + 2KOH_{}$

(10) $K_{2}SO_{4} + Ba(NO_{3})_{2}  \to  BaSO_{4} + 2KNO_{3}$

(11) $2HCl_{} + Ba(OH)_{2} \to BaCl_{2} + 2H_{2}O_{}$

(12) $2HCl_{} + Mg(OH)_{2} \to MgCl_{2} + 2H_{2}O_{}$

Bài 2. Viết PTHH của các phản ứng nhiệt phân muối sau:

a) $MgCO_{3}$, $BaCO_{3}$ (biết sản phẩm phản ứng là oxit kim loại và khí CO2).

b) $NaNO_{3}$, $KNO_{3}$ (biết sản phảm phản ứng là muối nitrit kim loại và khí oxi)

c) $Mg(NO_{3})_{2}$, $Cu(NO_{3})_{2}$, $Pb(NO_{3})_{2}$ (biết sản phẩm phản ứng là oxit kim loại, nito dioxit và oxi)

Trả lời:

a)

$MgCO_{3} \overset{t^{o}}{\rightarrow} MgO_{} + CO_{2}$

$BaCO_{3} \overset{t^{o}}{\rightarrow} BaO_{} + CO_{2}$

b)

$2NaNO_{3} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2NaNO_{2} + O_{2}$

$2KNO_{3} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2KNO_{2} + O_{2}$

c)

$Mg(NO_{3})_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} MgO_{} + 4NO_{2} + O_{2}$ 

$Cu(NO_{3})_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} CuO_{} + 4NO_{2} + O_{2}$ 

$Pb(NO_{3})_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} PbO_{} + 4NO_{2} + O_{2}$ 

Bài 3. Có các dung dịch riêng biệt, không nhãn sau: $HCl_{}$, $NaOH_{}$, $NaCl_{}$, $H_{2}SO_{4}$, $Ba(OH)_{2}$, $K_{2}SO_{4}$ . Nếu trong phòng thí nghiệm chỉ có quỳ tím và các dụng cụ thí nghiệm thông thường như ống nghiệm, đèn cồn, ... thì có thể phân biệt được các dung dịch nào nói trên? Hãy trình bày cách phân biệt và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Trả lời:

Thuốc thử$HCl$$H_2SO_4$$NaCl$$K_2SO_4$$Ba(OH)_2$$NaOH$
Quỳ tímQuỳ tím hóa đỏQuỳ tím hóa đỏQuỳ tím không đổi màuQuỳ tím không đổi màuQuỳ tím hóa xanhQuỳ tím hóa xanh

Các dung dịch được chia làm 3 nhóm: Làm quỳ tím hóa đỏ (nhóm 1), làm quỳ tím hóa xanh (nhóm 2) và không làm đổi màu quỳ tím (nhóm 3).

Sau đó, cho lần lượt các dung dịch trong nhóm 1 tác dụng với các dung dịch nhóm 2 từng đôi một, quan sát hiện tượng như bảng sau để nhận biết các chất.

 $HCl$$H_2SO_4$
$Ba(OH)_2$

Không có hiện tượng gì

$Ba(OH)_2 + HCl \to $

$BaCl_2+H_2O$

Xuất hiện kết tủa trắng

$Ba(OH)_2 + H_2SO_4$

$\to BaSO_4 + H_2O$

$NaOH$

Không có hiện tượng gì

$NaOH + HCl \to $

$NaCl + H_2O$

Không có hiện tượng gì

$2NaOH + H_2SO_4 $

$\to Na_2SO_4 + 2H_2O$

Sử dụng $Ba(OH)_{2}$ đã nhận biết được ở trên cho tác dụng với nhóm thứ 3, phản ứng nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là $K_{2}SO_{4}$, còn lại là $NaCl_{}$

=> PTHH: $K_{2}SO_{4} + Ba(OH)_{2} \to BaSO_{4} + 2KOH_{}$

Bài 4. Nhúng một thanh $Zn$ vào 100ml dung dịch $CuSO_4$. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh $Zn$ ra rửa sạch, làm khô rồi đem cân thì thấy khối lượng thanh $Zn$ giảm đi 0,015 gam so với khối lượng thanh $Zn$ ban đầu.

Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol của dung dịch $CuSO_4$ đã dùng.

Trả lời:

PTHH: $Zn + CuSO_4 \to ZnSO_4 + Cu$

Gọi số mol $Zn$ tham gia phản ứng là x mol.

Khối lượng thanh kim loại giảm chính là khối lượng của thanh Zn tham gia phản ứng trừ khối lượng Cu tạo thành.

$0,015 = 65x − 64x = x$

⇒$n_{CuSO_{4}} = n_{Zn pu} = 0,015 (mol)$.

=> Nồng độ mol của $CuSO_4$ tham gia phản ứng là: $C_M = \frac{0,015}{0,1} = 0,15M$ 

Bài 5. Một loại đá có thành phần chính là $CaCO_3$ và $MgCO_3$, ngoài ra còn một số tạp chất trơ (không tham gia vào các phản ứng hóa học trong quá trình thí nghiệm). Để xác định thành phần phần trăm của $CaCO_3$ và $MgCO_3$ có trong loại đá trên, người ta lấy 10 gam bột đá đó cho phản ứng với dung dịch $HCl$ loãng, dư, thu được 2,296 lít khí $CO_2$ (đktc). Lọc bỏ tạp chất không tan. Cho toàn bộ phần nước lọc phản ứng với dung dịch $NaOH$ loãng, dư, lọc lấy kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi, thu được 2,4 gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng $CaCO_3$, $MgCO_3$ trong loại đá nói trên

Trả lời:

PTHH:

  • $CaCO_{3} + 2HCl_{} \to CaCl_{2} + CO_{2} + H_{2}O_{}$
  • $MgCO_{3} + 2HCl_{} \to MgCl_{2} + CO_{2} + H_{2}O_{}$
  • $MgCl_{2} \to Mg(OH)_{2} + 2NaCl_{}$
  • $Mg(OH)_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} MgO_{} + H_{2}O_{}$

Vậy chất rắn thu được sau phản ứng nhiệt phân là MgO.

$n_{CO_{2}} = \frac{2,297}{22,4} = 0,1025 mol$

$n_{Mgo} = \frac{2,4}{40} = 0,06 mol$

Bảo toàn nguyên tố: $n_{MgCO_{3}} = n_{Mgo} = 0,06 mol$

Vậy, phần trăm khối lượng của $MgCO_{3}$ là: $\frac{0,06 \times 84}{10} x 100% = 50,5%$

* Theo phương trình hóa học, ta có:

$n_{CO_{2}} = n_{CaCO_{3}} + n_{MgCO_{3}}$

⇒ $ n_{CaCO_{3}} = n_{CO_{2}} − n_{MgCO_{3}}= 0,1025 − 0,06 = 0,0425 mol$.

Vậy phần trăm khối lượng của $CaCO_{3}$ là: $\frac{0,0425 \times  100}{10} \times  100% = 42,5%$

D. Hoạt động vận dụng

Khi sản xuất muối ăn từ nước biển, muối ăn thu được thường có lẫn tạp chất là $MgCl_{2} và $CaSO_{4}$. Làm thế nào để loại bỏ được tạp chất này ra khỏi muối?

Trả lời:

  • Bước 1: Loại bỏ gốc sunfat

Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch $BaCl_{2}$ dư. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch B, chỉ có $CaSO_{4}$ phản ứng.

PTHH: $CaSO_{4} + BaCl_{2} \to BaSO_{4} + CaCl_{2}$.

Dung dịch B gồm có: $NaCl_{}$, $MgCl_{2}$ và $BaCl_{2}$ dư.

  • Bước 2: Cho dung dịch $B_{}$ tác dụng với $Na_{2}CO_{3}$ dư. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch $C_{}$.

PTHH:

  • $MgCl_{2} + Na_{2}CO_{3} \to 2NaCl_{} + MgCO_{3}$
  • $BaCl_{2} + Na_{2}CO_{3} \to 2NaCl_{2} + BaCO_{3}$

Dung dịch $C_{}$ gồm: $NaCl_{}$ và $Na_{2}CO_{3}$ dư.

  • Bước 3: Cho dung dịch $C_{}$, tác dụng với dung dịch $HCl_{}$ dư, rồi cô cạn dung dịch, thu được $NaCl_{}$ tinh khiết.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Trước khi ăn rau sống, người ta thường rửa sạch, sau đó ngâm rau sống trong dung dịch muối ăn loãng khoảng từ 10 - 15 phút để sát trùng. Vì sao dung dịch muối ăn có tính sát trùng? Vì sao cần thời gian ngâm rau sống lâu như vậy?

Trả lời:

Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu, muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị chết. Do đó, dung dịch muối ăn có tính sát trùng.

Phải ngâm rau sống lâu như vậy để quá trình thẩm thấu có đủ thời gian diễn ra.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN KHTN 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com