Giải sinh học 8 bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong Sinh học 8 bài: Tiêu hóa ở dạ dày. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt môn sinh học 8 nhé.

[toc:ul]

Bài tập 1: Dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?

Trả lời: 

  • Hoạt động tiêu hóa thức ăn:
    • Đảo trộn thức ăn
    • Tiết dịch vị
    • Hoạt động tiêu hóa của enzim pepsin
    • Co bóp đẩy thức ăn xuống ruột

Bài tập 2: Biến đổi vật lí ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Trả lời: 

  • Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị) giúp hòa loãng thức ăn.
  • Sự phối hợp cơ của các lớp cơ dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.

Bài tập 3: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :
  • Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu. khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
  • Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin).

Bài tập 4: Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Trả lời: 

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Sinh học lớp 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com