Giải sinh học 9 bài 10: Giảm phân

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong Sinh học 9 bài: Giảm phân. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt môn sinh học 9 nhé.

[toc:ul]

Bài tập 1: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Trả lời: 

Giảm phân I:

  • Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
  • Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
  • Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành. 

=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.

Giảm phân II:

  • Kì đầu II: NST co xoắn.
  • Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
  • Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
  • Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.

=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.

Bài tập 2: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tê bào con được tạo thành qua giảm phân?

Trả lời: 

  • Do sự phân li độc lâp và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào trong giảm phân I nên tố hợp NST ở tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có hai khả năng:     
    • (AA)(BB), (aa)(bb)
    • (AA)(bb), (aa)(BB)
  • Vì vậy qua giảm phân có thể tạo ra bốn loại giao tử AB, Ab, aB và ab.
  • Trong thực tế, tế bào thường chứa nhiều cặp NST tương đồng, nếu gọi n là số cặp NST tương đổng thì số  loại giao tử được tạo ra là 2n.

Bài tập 3: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

Trả lời: 

  • Giống nhau:
    • Đều là quá trình phân bào.
    • Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
  • Khác nhau

 

Bài tập 4: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn tưong các trường hợp sau đây ?

a. 2 
b.4 
c. 8 
d.16

Trả lời: 

Khi bước vào giảm phân II, mỗi tế bào mang n NST kép.

Ở kì sau của giảm phân II, các NST kép tách thành 2 NST đơn.

=> Mỗi tế bào gồm 2n NST đơn: 2.n = 8 NST

=> Đáp án c

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Sinh học lớp 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com