Giải sinh học 9 bài 9: Nguyên nhân

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong Sinh học 9 bài: Nguyên nhân. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt môn sinh học 9 nhé.

[toc:ul]

Bài tập 1:  Nêu những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

Trả lời: 

  • Sự biến đổi hình thái điển hình của NST được biểu hiện qua các kì:
    • Kì trung gian: NST duỗi xoắn hoàn toàn, tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm 2 cromatit.
    • Kì giữa: NST cho xoắn cực đại
  • NST biến đổi hình thái theo từng kì của chu kì tế bào. Vì vậy sự đóng xoắn và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì.

Bài tập 2:  Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

a, kì đầu
b, kì giữa
c, kì sau
d, kì trung gian

Trả lời: 

Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì trung gian của chu kì tế bào.

=> đáp án đúng là d

 

Bài tập 3: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.

Trả lời: 

Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
  • Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
  • Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

Bài tập 4: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

b. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

c. Sự phân li đồng đều các cromatit về 2 tế bào con.

d. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Trả lời: 

Đáp án đúng là b: Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Bài tập 5: Ở ruồi giấm 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

a. 4

b. 8

c. 16

d. 32

Trả lời: 

Ở kì sau, 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau thành 2 NST đơn.

=> Ở kì sau, trong các tế bào có số NST gấp đôi: 2.2n = 2.8 = 16 NST

=> Đáp án c.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Sinh học lớp 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com