Giải vật lí 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí - trang 62 vật lí 6. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí nhé

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước...

Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào?

Bài giải:

Giọt  nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình khi đó tăng: không khí nở ra.

Giải câu 2: Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu...

Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?

Bài giải:

Giọt nước màu hồng đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: không khí co lại

Giải câu 3: Tại sao thể tích không khí trong bình...

Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình?

Bài giải:

Do không khí trong bình khi đó bị nóng lên

Giải câu 4: Tại sao thể tích không khí trong bình...

Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu?

Bài giải:

Do không khí trong bình khi đó lạnh đi nên thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu.

Giải câu 5: Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích...

Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1000cm3 ( 1 lít ) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C và rút ra nhận xét.

Bài giải:

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Giải câu 6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền...

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:

 

a) Thể tích khí trong bình (1) ………………………………………khi khí nóng lên.

b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2)……………………………………………

c) Chất rắn nở ra vì nhiệt(3)………………….., chất khí nở ra vì nhiệt(4)………………………...

Bài giải:

a) Thể tích khí trong bình (1) ……………tăng……………khi khí nóng lên.

b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2)……………lạnh đi………………………………

c) Chất rắn nở ra vì nhiệt(3)……ít nhất…….., chất khí nở ra vì nhiệt(4)………nhiều nhất…

Giải câu 7: Phải có điều kiện gì thì quả bóng bàn...

Phải có điều kiện gì thì quả bóng bàn bị móp, được nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên?

Bài giải:

Trong trường hợp quả bóng bàn bị móp lại đồng thời bị nứt thì khi thả vào nước nóng không thể phồng lên được, vì không khí trong bóng nở ra sẽ theo vết nứt ra ngoài. Nếu quả bóng bàn bị móp, nhưng không bị nứt thì khi thả bóng vào nước nóng, không khí nở ra nhưng không thoát ra ngoài được, nên đẩy vào vỏ và làm phồng bóng lên

Giải câu 8: Tại sao không khí nóng lại nhẹ...

Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? ( Hãy xem lại bài trong lượng riêng để trả lời câu hỏi này)

Bài giải:

Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

d = 10.(m/V)

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

Giải câu 9: Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của...

Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác học Galilê ( 1564 - 1642 ) sáng chế. Nó gồm một bình cầu có gắn một ống thủy tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào một bình đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thủy tinh ( H.20.3 ).

Bây giờ, dựa theo mức nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời điểm thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao?

Bài giải:

Khi thời tiết nóng lên, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại dẫn đến mức nước trong ống thuỷ tinh khi đó dâng lên. Nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch, thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, tức là khi nào trời nóng, trời lạnh.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải vật lí lớp 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com