Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Bài 1. TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 7 - Lớp: ……..
Số tiết: ... tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
- Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc củaminhf sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
- Tóm tắt được ý chính do người khác trình bày.
- Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
TIẾT... : GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
- Nhận biết được một số yếu tố của thơ (nói chung) và thơ bốn chữ, năm chữ (nói riêng).
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của thơ (cụ thể là thơ bốn chữ, thơ năm chữ).
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy kể tên một số bài thơ đã được học và cho biết thể thơ của bài thơ đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thơ bốn chữ, thơ năm chữ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV giới thiệu: Tiết học của chúng ta hôm nay tìm hiểu về đặc điểm của thơ, cụ thể là thơ bốn chữ và thơ năm chữ. Tiết học này thuộc vào chủ điểm Tiếng nói của vạn vật. Trong chủ điểm này, các em sẽ được học các tập trung là các văn bản thơ với đề tài thiên nhiên. Vì vậy việc tìm hiểu về đặc điểm của thơ là điều cần thiết. Sau đây chúng ta cùng đi vào bài học. HS lắng nghe Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng |
|
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu thể thơ và cách ngắt nhịp của các đoạn thơ: + Nhóm 1: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Lượm – Tố Hữu) + Nhóm 2: Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé (Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: + Đoạn trích trong Lượm - Tố Hữu: thơ bốn chữ, nhịp thơ 2/2. + Đoạn trích trong Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa: thơ năm chữ, nhịp thơ 2/3, 3/2. è GV chốt kiến thức về thơ bốn chữ, thơ năm chữ. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi một HS đọc phần Tri thức ngữ văn về hình ảnh trong thơ. - GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu các nhóm tìm các hình ảnh trong đoạn thơ nhóm mình phân tích. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: + Nhóm 1: Hình ảnh trong thơ: hình ảnh chú bé được miêu tả qua dáng vẻ. + Nhóm 2: Hình ảnh trầu được miêu tả (đang ngủ - “mở mắt ra đi nào”) và hình ảnh cậu bé ngây thơ, trong sáng, yêu thiên nhiên, nói chuyện với trầu, coi trầu là một thực thể có tiếng nói, tâm hồn. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Hai đoạn thơ được lấy ví dụ là thơ có vần hay thơ không vần? Đó là vần chân hay vần lưng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Hai khổ thơ được ví dụ là thơ có vần, cụ thể là vần chân. - GV chốt kiến thức về vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ. | Thơ bốn chữ, thơ năm chữ - Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2. - Thơ năm chữ là thê thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3. - Thơ bốn chữ, năm chữ không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường sử dụng đan xn vần chân với vần lưng. Hình ảnh trong thơ - Hình ảnh trong thơ là những chit iết, cảnh tượng từ/về thực tế đời sống được tái hiện/biểu hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ - Vần trong thơ Việt Nam gồm vần chân và vần lưng. Vần chân (hay cước vận) là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ. - Vần lưng (hay yêu vận) là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau. - Vai trò của vần trong thơ: vần có vai trò liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc. - Nhịp thơ và vai trò của nhịp trong thơ: nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ. Nhịp có tac dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ. Thông điệp - Thông điệp (của văn bản) là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc. |
- GV yêu cầu HS: lựa chọn một khổ thơ bốn chữ hoặc năm chữ, phân tích các yếu tố về vần, nhịp trong khổ thơ đó.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(Trần Hữu Thung)
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
- Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lời của cây;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lời của cây;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS xem một clip về quá trình lớn lên của một mầm cây hoặc một bông hoa, sau đó yêu cầu HS phát biểu cảm nhận của mình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Cũng nói về quá trình lớn lên của một cái cây, tác giả văn bản Lời của cây đã miêu tả và gửi gắm một thông điệp đến với chúng ta. Để hiểu về thông điệp của văn bản này, cô và cả lớp sẽ cùng đi vào bài học hôm nay: Lời của cây.
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Đọc và giới thiệu về tác giả của văn bản Lời của cây. - GV chia văn bản thành các đoạn, đọc và phân chia cho cả lớp đọc: + GV đọc khổ thơ đầu: khi vẫn còn là hạt. + 1 HS đọc ba khổ thơ tiếp theo: hạt bắt đầu nảy mầm và sự phát triển của mầm. + 2 HS đọc hai đoạn còn lại: khi mầm đã phát triển thành cây và lời của cây. * Khi đọc đến khổ thơ 2: “Khi hạt nảy mầm/ Nhú lên giọt sữa/…”, GV cho HS dừng lại vài phút để tưởng tượng. GV dùng kĩ thuật nói to suy nghĩ của mình để làm mẫu kĩ năng tưởng tượng cho HS: Câu thơ này làm cô hình dung hình ảnh mầm cây như giọt sữa đang nhú ra khỏi lớp vỏ của hạt. - GV dừng lại giải thích nghĩa của một số từ khó khi HS đang đọc bài, sau đó cho HS tiếp tục đọc VB. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đọc kiến thức về tác giả, tác phẩm, chuẩn bị trình bày trước lớp. - HS đọc bài trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức về tác giả, tác phẩm è Ghi lên bảng. - GV giải thích nghĩa của các từ khó. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Trần Hữu Thung; - Năm sinh – năm mất: 1923 - 1999; - Quê quán: Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An; - Tham gia Cách mạng từ năm 1944 và bắt đầu làm thơ từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Thơ ông thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê. 2. Tác phẩm - Những tập thơ tiêu biểu: Dăn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983). 3. Giải nghĩa từ khó - Gió bắc: gió từ phương Bắc thổi về, lạnh, gây rét nên có hại cho cây cối, mùa màng. - Mưa giông: hiện tượng thời tiết thường xảy ra vào mùa hè, có gió to, sấm sét, mưa rào. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nêu bố cục của văn bản. GV gợi ý: Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp, dựa vào gợi ý của GV để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức: 5 khổ đầu của bài thơ là lời của tác giả (miêu tả, nói thay tâm tình của mầm cây), khổ thơ cuối là lời của cây tác giả nhường lời cho cây xanh cất tiếng nói “khi cây đã thành”, nhân vật được nhân hóa, chính thức xưng “tôi”. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo cặp: + Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”? + Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Dự kiến sản phẩm: + Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả: Hạt mầm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt à cảm xúc yêu thương, trìu mến, nâng niu của tác giả đối với những mầm cây. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đánh giá, chốt kiến thức.
NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối và trả lời các câu hỏi: + Nhận xét về nhịp thơ của khổ cuối và cho biết tác dụng của nó đối với việc thể hiện lời của cây. (GV gợi ý HS chú ý nhịp thơ thông thường của thơ bốn chữ là nhịp 2/2). + Nêu ý nghĩa về lời của cây. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV5: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ: + Nêu các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và tác dụng của nó. + Cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ như thế nào? Chúng đã góp phần thể hiện điều gì? + Vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”? + Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, chốt kiến thức về nghệ thuật và nội dung. | 3. Đọc - kể tóm tắt - Bố cục: + Phần 1: Lời của tác giả § Khổ thơ đầu: Khi đang là hạt. § Khổ 2-3-4: Sự phát triển của mầm cây. § Khổ 5: Khi cây đã thành. + Phần 2: Khổ 6: Lời của cây
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Quá trình phát triển của cây
2. Mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình và hạt mầm - Khi đang là hạt à hạt được chủ thể trữ tình “cầm trong tay mình” à sự sống được nâng niu à cách ứng xử của chủ thể trữ tình với thiên nhiên. - “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt”: hình ảnh của nhà thơ, thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. à Tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho mầm cây: yêu thương, trìu mến, nâng niu.
3. Lời của cây - “Rằng/ các bạn ơi”: nhịp thơ 1/3 – sự khác biệt trong thơ bốn chữ (vốn là nhịp 2/2) à nhấn mạnh, kêu gọi sự chú ý, lắng nghe. - 3 câu thơ cuối: Cây chính là tôi Nay mai sẽ lớn Góp xanh đất trời à 1. Lời của cây là tiếng nói của thiên nhiên đối với con người à Thông điệp về sự lắng nghe, tôn trọng thiên nhiên. 2. Ẩn dụ về ý nghĩa của đời người, lớn lên và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp.
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa à làm cho bài thơ trở nên đa nghĩa, đa thanh, giàu sức gợi hình. - Thể thơ bốn chữ, nhịp thơ 2/2 à dễ thuộc, dễ nhớ, đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả. - Nhịp thơ 1/3 (Rằng các bạn ơi) à sự khác biệt, có tác dụng nhấn mạnh vào khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm. - Tiết tấu vui tươi, phù hợp với nội dung của bài thơ. 2. Chủ đề – thông điệp - Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên - Thông điệp: + Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mưới là những mầm non. + Mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. + Thông điệp ẩn dụ: các bạn nhỏ cũng như những mầm cây, cũng phát triển từ bé đến lớn, góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp. |
- GV tổ chức cho HS tóm tắt đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản Lời của cây, từ đó khái quát một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV yêu cầu HS: Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc của chúng.
- GV gợi ý:
+ Cảm xúc của cái cây, bông hoa hoặc một con vật cưng khi được gặp ánh nắng/ khi được mọi người yêu mến, hay khi gặp thời tiết xấu hoặc bị mọi người hắt hủi, v.v…, ước nguyện và thông điệp mà chúng muốn gửi gắm.
+ Đảm bảo hình thức đoạn văn khoảng năm câu, diễn tả cảm xúc bằng ngôi thứ nhất.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
| - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
Phiếu học tập:
Sự phát triển | Từ ngữ miêu tả | Phân tích ý nghĩa |
Hạt |
|
|
Mầm |
|
|
Cây đã thành |
|
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác