Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn tự nhiên và xã hội lớp 3 bộ sách " Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 18: CƠ QUAN TIÊU HÓA

(3 tiết)

 I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trong cơ thể người.
  • Nhận biết và trình bày được chức năng của các bộ phận của cơ quan tiêu hóa và chức năng của cơ quan tiêu hóa qua sự tiêu hóa thức ăn (ăn, uống, thải bã).
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Làm việc nhóm, thuyết trình.
  • Đóng vai, xử lí tình huống,
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu đất nước.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 2 KNTT SOẠN CHI TIẾT:

  1. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh sơ đồ cơ quan tiêu hóa và thẻ chữ các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa.
  • Giấy A4, B2 hoặc B3.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Bút màu, giấy vẽ, keo dán, băng dính 2 mặt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với thức ăn khi chúng ta ăn vào cơ thể.

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời. Đại diện các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận.

- GV dẫn dắt vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn thức ăn sẽ như thế nào trong cơ quan tiêu hóa, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 18: Cơ quan tiêu hóa (Tiết 1)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Các bộ phận của cơ quan tiêu hóa

a. Mục tiêu: HS chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 SGK tr.74.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.

+ Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận.

- GV mở rộng kiến thức: Cơ quan tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruôt già và hậu môn kết nói với nhau thành ống tiêu hóa.

+ Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc tại hậu môn, dài đến 7 mét, gấp 4 lần chiều cao của người trưởng thành.

+ Thực quản là một ống dài khoảng 25 xen-ti-mét.

+ Dạ dày là thành phần phình to nhất của ống tiêu hóa, làm thành cái túi có thể tích khoảng 1200 xen-ti-mét khối.

+ Ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa, dài từ 4 đến 6 mét ở người trưởng thành. Ruột già dài khoảng 1-1,5 mét.

Tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, gan, túi mật và tụy.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố tri thức, kĩ năng về tên một số bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa; tên một số bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trong cơ thể.

b. Cách tiến hành

Ghép các thẻ chữ thích hợp vào sơ đồ cơ quan tiêu hóa

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1: Ghép các thẻ chữ thích hợp vào sơ đồ cơ quan tiêu hóa.

- GV chia HS thành các nhóm, phát các thẻ chữ, treo tranh câm của cơ quan tiêu hóa lên bảng.

- GV hướng dẫn HS:

+ Từng HS trong nhóm thực hiện ghép các bộ phận của cơ quan tiêu hóa vào bộ tranh.

+ Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong cơ thể vừa hoàn thành.

+ Các nhóm HS treo sản phẩm lên bảng sau khi đã hoàn thành và chia sẻ trước lớp.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét lẫn nhau và tìm ra nhóm tốt nhất.

Vị trí một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa trên cơ thể em

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: Hãy chỉ vị trí một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa trên cơ thể em.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi. Chỉ trên cơ thể một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa theo sự cảm nhận vị trí của một số cơ quan mà các em vừa được học qua sơ đồ Hình 1.

- GV mời đại diện 1-2 HS liên hệ thực tế. 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi.

 

- HS trả lời

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời: Tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa gồm:

+ Miệng.

+ Tuyến nước bọt.

+ Thực quản.

+ Gan.

+ Túi mật.

+ Tụy.

+ Dạ dày.

+ Ruột non.

+ Ruột già.

+ Hậu môn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc yêu cầu Bài tập 1.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS trình bày và chia sẻ sản phẩm trước lớp.

 

 

- HS đọc yêu cầu Bài tập 2.

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, thực hành.

 

 

 

- HS thực hành.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

  1. CỦNG CỐ
  • GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
  • GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
  1. DẶN DÒ
  • GV nhắc nhở HS:
  • Ôn lại nội dung Tiết 1 và viết các bộ phận của cơ quan tiêu hóa vào vở.
  • Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 (Đường đi của thức ăn).

CÁC GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 3 KNTT KHÁC:

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chỉ và nêu tên một số bộ phân chính của cơ quan tiêu hóa.

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta đã biết các bộ phận của cơ quan tiêu hóa, vậy chức năng của từng bộ phận đó như thế nào? Để biết được điều gì sẽ xảy ra đối với thức ăn trong cơ thể, cơ quan tiêu hóa có chức năng như thế nào, hãy tiếp tục tìm hiểu về quá trình tiêu hóa thức ăn qua một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa. Chúng ta cùng vào Bài 18: Cơ quan tiêu hóa (Tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Các bộ phận của cơ quan tiêu hóa

a. Mục tiêu: HS nắm được đường đi của thức ăn qua sơ đồ; nói về tiêu hóa thức ăn ở một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 SGK tr.76.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 4 HS đọc về quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già và nêu chức năng của từng bộ phận.

- GV hướng dẫn HS: Một HS hỏi, một HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ. Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra ở những bộ phận nào?

+ Hãy trình bày chức năng các bộ phận của cơ quan tiêu hóa thông qua sơ đồ tiêu hóa thức ăn.

- GV mời 1-2 đại diện cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận: Cơ quan tiêu hóa có chức năng tiêu hóa thức ăn, biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. 

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc mục Em có biết SGK tr.76.

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Nhận biết một cách thuần thục chức năng của cơ quan tiêu hóa và các bộ phận của cơ quan tiêu hóa; có khả năng thuyết trình, đóng vai và xử lí tình huống; vui vẻ, hỗ trợ và hợp tác cùng nhau để hoàn thành trò chơi.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đó là bộ phận nào?”

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu các nhóm: Tìm ra bộ phận của cơ quan tiêu hóa và chức năng của chúng theo gợi ý Hình 5 SGK tr.77.

- GV hướng dẫn HS:

+ Mỗi bạn được phân vai nói về chức năng từng bộ phận của cơ quan tiêu hóa, các bạn khác thi trả lời bộ phận đó là gì.

+ Ai trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được khen thưởng.

- GV mời 1-2 nhóm HS lên thể hiện trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm thực hiện tốt, sáng tạo.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Viết được việc ăn, uống và thải chất cặn bã của em trong 3 ngày gần đây; tự nhận xét được việc ăn, uống và thải chất cặn bã của em. 

b. Cách tiến hành

Viết lại việc ăn, uống và thải chất cặn bã của em trong 3 ngày gần đây

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1: Hãy viết lại việc ăn, uống và thải chất cặn bã của em trong 3 ngày gần đây theo gợi ý sau:

Ngày

Số bữa ăn

Các loại thức ăn, đồ uống

Số lần thải chất cặn bã

Ngày 1

?

?

?

Ngày 2

?

?

?

Ngày 3

?

?

?

- GV mời 2-3 đọc bảng việc ăn, uống và thải chất cặn bã của em trong 3 ngày gần đây.

- GV nhận xét, đánh giá.

Nhận xét về việc ăn, uống, thải chất cặn bã của em và chia sẻ với các bạn

- GV mời 1 số HS nhận xét về việc ăn, uống, thải chất cặn bã của em và chia sẻ với các bạn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực, hoàn thành bảng tốt, sáng tạo.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc lời chốt của Logo Mặt trời,

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát tranh chốt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Miêu tả bức tranh, lời thoại nhắc nhở em điều gì

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát Hình 4.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lần lượt đọc quá về quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Đường đi của thức ăn:

+ Tại khoang miệng: thức ăn được răng cắt, nghiền nhỏ; lưỡi nhào trộn; nước bọt tẩm ướt cho dễ nuốt.

+ Tại dạ dày: co bóp, nhào trộn thức ăn thành dạng lỏng; một phần thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng.

+ Tại ruột non: hầu hết thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng nhờ mật, dịch tụy và dịch ruột. Chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu đi nuôi cơ thể.

+ Tại ruột già: Hấp thụ phần lớn nước, chất cặn bã chuyển thành phân.

- HS lắng nghe, tiếp thu.  

 

 

- HS đọc bài:

+ Mỗi ngày tuyến nước bọt tiết ra khoảng từ 800 ml đến 1200 ml nước bọt. Khi nhai, ngửi, nhìn thấy thức ăn ngon, nước bọt có thể được tiết ra nhiều hơn. Khi ngủ, nước bọt tiết ra ít hơn.

+ Nước bọt có vai trò chống vi khuẩn ở khoang miệng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu Bài tập số 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS đọc bài:

+ Cơ quan tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non, hậu môn, gan, túi mật.

+ Cơ quan tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài.

 

- HS trả lời.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:

CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

  1. DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại nội dung Bài 18.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 19 – Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa. 

Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt, HĐTN: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 500k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 3 sách mới, giáo án lớp tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức với cuộc sống , giáo án tự nhiên và xã hội 3 sách kết nối tri thức , giáo án tự nhiên và xã hội lớp 3 KNTT trọn bộ

Giáo án lớp 3


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay