Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp lắng nghe bài hát Em là bông hồng nhỏ (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) kết hợp vỗ tay theo nhịp và vận động nhẹ nhàng. https://www.youtube.com/watch?v=EtxdstVRc0k - GV nêu câu hỏi trắc nghiệm để HS ôn tập lại kiến thức: Câu 1. Khuông nhạc có bao nhiêu dòng kẻ, khe A. 4 dòng kẻ, 3 khe B. 5 dòng kẻ, 5 khe C. 6 dòng kẻ, 2 khe D. 5 dòng kẻ, 4 khe Câu 2. Thứ tự các dòng kẻ và khe được tính như thế nào A. Từ dưới lên trên B. Từ trên xuống dưới C. Từ trái qua phải D. Từ phải qua trái Câu 3. Vị trí của khóa Son trên khuông nhạc A. Ở giữa khuông nhạc B. Ở trên khuông nhạc C. Ở đầu khuông nhạc D. Ở ngoài khuông nhạc Câu 4. Vị trí của nốt Pha trên khuông nhạc A. Khe thứ nhất B. Khe thứ hai C. Khe thứ ba D. Khe thứ tư Câu 5. Vị trí của nốt Mi trên khuông nhạc A. Giữa dòng kẻ thứ nhất B. Giữa dòng kẻ thứ hai C. Giữa dòng kẻ thứ tư D. Giữa dòng kẻ thứ năm - GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV đánh giá và đưa ra đáp án: + Câu 1: D + Câu 2: A + Câu 3: C + Câu 4: A + Câu 5: A - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau nghe lại bài hát Em là bông hồng nhỏ và ôn tập lại các kiến thức lý thuyết âm nhạc, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu nhạc cụ và thường thức âm nhạc nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu (17 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Hát bài Em là bông hồng nhỏ kết hợp gõ tiết tấu. - Nắm được thông tin về kèn phím và ri-cooc-đơ, cách chơi và cách bảo quản. - Biết cách bấm và thổi nốt Si, nốt Đô. b. Cách thức thực hiện Nhiệm vụ 1. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu (7 phút) - GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể. - GV hướng dẫn HS hát bài Em là bông hồng nhỏ kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm cho bài hát. - GV gõ tiết tấu thứ hai để hoà tấu cùng HS. - GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS (nếu có). Nhiệm vụ 2. Nhạc cụ thể hiện giai điệu (10 phút) * Ri-coóc-đơ - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh nhạc cụ - GV giới thiệu cho HS về cấu tạo, cách chơi nhạc cụ, cách bảo quản nhạc cụ. + Cấu tạo của sáo ri-coóc-đơ: Ri-coóc-đơ là loại sáo thổi dọc, được làm bằng nhựa hoặc gỗ. Cây sáo gồm phần đầu (1), phần giữa (2), phần đuôi (3). Phía trước cây sáo có bảy lỗ bấm, phía sau có một lỗ.
- GV quy ước với HS về việc giữ trật tự: Khi GV làm kí hiệu thổi sáo thì HS được thổi, khi GV làm kí hiệu vỗ tay thì HS phải trật tự lắng nghe. - GV hướng dẫn HS luyện tập + Bước 1: GV làm mẫu thể hiện nhạc cụ giai điệu. + Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc hoặc hát giai điệu. + Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập: · Tập bấm nốt Si (chưa thổi). · Tập bấm và thổi nốt Si. · Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay, nghe và lặp lại, theo kí hiệu ghi nhạc). + Bước 4: HS thể hiện nhạc cụ giai điệu cùng nhạc đệm. * Kèn phím
|
- HS lắng nghe, luyện tập vỗ tay theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.
- HS hát kết hợp gõ tiết tấu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
|
-------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác