Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 27:
(3 tiết)
Sau tuần học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Phong trào Kế hoạch nhỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của phong trào Kế hoạch nhỏ. - Nhiệt tình, tích cực tham gia phong trào Kế hoạch nhỏ. - Đề xuất được những việc làm phù hợp để tham gia phong trào Kế hoạch nhỏ. b. Cách tiến hành - Đại diện nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào Kế hoạch - nhỏ. Các nội dung chính bao gồm: + Nêu ý nghĩa của phong trào Kế hoạch nhỏ: giáo dục HS ý thức tiết kiệm, tình yêu lao động, biết đoàn kết, sẻ chia với cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường. + Phổ biến nội dung, hình thức hoạt động của phong trào. + Hướng dẫn các lớp tổ chức triển khai các hoạt động của phong trào: thu gom giấy vụn, sách báo, truyện đã qua sử dụng, vỏ chai, vỏ lon,... - GV mời đại diện các lớp nêu một số việc làm phù hợp để hưởng ứng phong trào Kế hoạch nhỏ. |
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ.
|
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mở cho học sinh xem một video (0:30 đến 3:40) Xu hướng mua sắm không kiểm soát của người trẻ | VTV24 - YouTube - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe xem video. - GV nhận xét, khuyến khích HS chia sẻ cảm nhận riêng và suy nghĩ riêng của bản thân. - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Video mở đầu cho học mới của chúng ta. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 27 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Làm Trái tim yêu thương a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Nêu được những việc đã làm để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi theo các nội dung sau: + Những việc mình hoặc người thân đã làm để thực hiện tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày ở gia đình. + Lợi ích của việc tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình. - GV mời một số cặp đôi chia sẻ trước lớp về kết quả đã trao đổi với nhau. Các HS khác lắng nghe và đóng góp ý kiến. - GV mời một số HS nêu những điều đã học được sau khi nghe chia sẻ của các bạn. - GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Các em hãy thực hiện tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi như: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; chỉ mua sắm những thứ cần thiết, phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của gia đình; mở nước vừa đủ khi rửa tay;... Đó là những việc làm thiết thực mà các em nên thực hiện hằng ngày. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ tư duy về tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Biết lập sơ đồ tư duy về nội dung tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS xác định những nội dung về tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình. Ví dụ như: tiết kiệm trong mua sắm, khi sử dụng năng lượng (điện, nước),...
|
- HS quan sát video .
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác