Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài Sông Hồng và văn minh sông Hồng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được hệ thống sông Hồng trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Kể được một số tên gọi khác của sông Hồng.
  • Sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử (tranh ảnh, đoạn trích tư liệu,…), trình bày được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
  • Mô tả được một số nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ thông qua quan sát một số hình ảnh về cuộc sống của người Việt cổ trong hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, kết hợp với một số truyền thuyết (ví dụ: Sơn Tinh, Thủy Tinh); sự tích Bánh chưng, bánh giầy,…)
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc sử dụng lược đồ/bản đồ để xác định vị trí của một địa điểm; kể được tên gọi khác của sông Hồng ; trình bày được thành tự tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
  • Năng lực nhận thức lịch sử thông qua việc sử dụng một số hình ảnh về cuộc sống của người Việt cổ trong hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, kết hợp với một số truyền thuyết (ví dụ: Sơn Tinh, Thủy Tinh); sự tích Bánh chưng, bánh giầy,…) để mô tả đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
  • Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước thông qua việc biết trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Lược đồ/ bản đồ lãnh thổ Việt Nam ngày nay, tư liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tranh ảnh, tư liệu về sông Hồng: một số thành tựu của văn minh sông Hồng như: trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS: Mô tả những gì quan sát được trong bức ảnh.

 

Hình 1

 

Hình 2

 

Hình 3

- GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Hình 1: Sông Hồng nhìn từ trên cao vào buổi chiều.

+ Hình 2: Sông Hồng và một phần nội đô thành phố.

+ Hình 3: Cao tốc Vân Đồn, Móng Cái bắc ngang sông Hồng.


- GV có thể đặt câu hỏi: Em có biết sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Sông Hồng chảy qua những tình, thành phố nào ở nước ta.

 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 11 – Sông Hồng và văn minh sông Hồng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và tên gọi sông Hồng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Biết được vị trí của sông Hồng trên bản đồ.

- Biết tên gọi khác của sông Hồng.

b. Cách tiến hành


- GV cho HS đọc nội dung mục 1 (SGK tr.50), quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam và giao nhiệm vụ cho HS: Xác định vị trí và giới thiệu hệ thống sông Hồng trên bản đồ.

 

- GV cho HS làm việc cặp đôi.

- GV mời 1 – 2 cặp lên trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức: Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi cho HS: Kể một số tên gọi khác của sông Hồng?

- GV mời 2 – 3 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức: Các dân tộc ở những vùng khác nhau của Việt Nam gọi tên sông Hồng khác nhau, trong mỗi đoạn sông cũng có thể có tên gọi khác nhau. Thời sơ sử, sông Hồng có tên là sông Văn Lang. Vào thời nhà Hán, sông Hồng có tên là sông Diệp Du. Thời Lý Trần và thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV), sông Hồng được gọi là sông Lô. Khúc sông từ Điệp Thôn (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) đến Hải Bối (huyện Đông Anh) được gọi là sông Tráng Việt; từ Hải Bối trở đi gọi là sông Nhị (hoặc Nhị Hà).

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn minh sông Hồng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được một số thành tựu của nền văn minh sông Hồng.

- Mô tả được một số nét cơ bản về đời sống vật chất và tình thần của người Việt cổ.

b. Cách tiến hành

* Thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng

- GV giới thiệu cho HS một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng, gồm: sự ra đời của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn và thành Cổ Loa.

 

Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

 

Trống đồng Đông Sơn

 

Thành Cổ Loa

- GV cho HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Chọn và giới thiệu một thành tựu của văn minh sông Hồng mà em thích nhất.

 

Trống đồng Ngọc Lũ

 

Khu di tích Cổ Loa ngày nay

 

Hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ

- GV gọi 1 – 2 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát bản đồ và đọc thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

­- HS trả lời câu hỏi.

--------------- Còn tiếp ----------------

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới kết nối bài Sông Hồng và văn minh sông Hồng, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 kết nối

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay