Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19: PHỐ CỔ HỘI AN
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS quan sát hình phố cổ Hội An nhìn từ trên cao (SGK tr.80) để tạo biểu tượng về di sản - GV trình chiếu video thêm sinh động: https://www.youtube.com/watch?v=Sem0DBpPO4w - GV gợi ý cho HS mô tả một số nét chính về di sản này thông qua quan sát hình ảnh. - GV mời 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ nhận thức của mình mà chưa chốt ý kiến đúng, sai. - GV đặt câu hỏi cho HS: Chia sẻ hiểu biết của em về khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 19 – Phố cổ Hội An. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu phố cổ Hội An. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được vị trí phố cổ Hội An. - Kể tên và mô tả một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An. - Kể được câu chuyện về một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, quan sát lược đồ hình 2, đọc thông tin trong SGK và xác định vị trí phố cổ Hội An theo các gợi ý: + Phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào? + Phố cổ Hội An có đặc điểm gì về mặt địa hình,...? - GV mời một số đại diện các nhóm HS xác định trên bản đồ phóng to vị trí của phố cổ và nêu đặc điểm chính về địa hình - GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời và cách chỉ bản đồ lược đồ của HS. - GV sau đó xác định lại chính xác vị trí khu phố cổ trên lược đồ/bản đồ và đặc điểm địa hình của phố cổ Hội An: Lược đồ hành chính thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam ): Từ lược đồ này có thể khai thác được vị trí địa lí của phố cổ Hội An: Nằm ở hạ lưu sông Thu Bổn, thuận lợi cho việc giao thương nên từ xưa các thương nhân ở một số nước đã sớm đến dây buôn bán, vì thế Hội An sớm trở thành một thương cảng lớn. - GV tổ chức cho HS quan sát các hình, đọc thông tin trong mục. - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm để thực hiện yêu cầu: Kể tên và mô tả một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An. - GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp (có sử dụng tranh ảnh, tư liệu), các nhóm khác theo dõi, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV khuyến khích HS có thể kể tên công trình kiến trúc khác mà các em sưu tầm được và mô tả công trình đó. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Hình 3. Nhà cổ Tấn Ký: Ngôi nhà được xây dựng từ thế kỉ XVIII, vốn là nơi sinh sống của gia đình họ Lê, đã trải qua bảy đời. Nhà được làm bởi những nghệ nhân tài hoa từ làng mộc Kim Bồng nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, là sự kết hợp phong cách kiến trúc của ba nước Việt Nam – Nhật Bản – Trung Hoa. + Hình 4. Hội quán Phúc Kiến: Đây được coi là hội quán lớn nhất của người Hoa ở phố cổ Hội An với vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, linh thiêng trong một không gian kiến trúc lớn, đặc sắc kiểu Trung Hoa. Hội quán được xây dựng từ năm 1697 với cấu trúc hoàn toàn bằng gạch. Năm 1757, công trình này được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói như hiện nay. Hội quán chính là nơi để những người Hoa ở Hội An gặp gỡ, nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn và cũng là nơi thờ các vị thần của người Hoa. - GV chiếu trên màn hình hoặc gắn trên bảng hình ảnh một số công trình kiến trúc tiêu biểu (nhà cổ, hội quán, Chùa Cầu,...), đồng thời mô tả nét đẹp về kiến trúc của các công trình kiến trúc này. Hình ảnh: Chùa Cầu về đêm. Hình ảnh: Nhà cổ Quân Thắng
Hình ảnh: Hội quán Triều Châu - GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc truyền thuyết về Chùa Cầu, thảo luận nhóm và thực hiện các nhiệm vụ + Kể lại câu chuyện theo cách của mình trước nhóm. + Hình Chùa Cầu được in trên tờ tiền Việt Nam có ý nghĩa gì? - GV mời đại diện các nhóm sử dụng tranh ảnh, tư liệu kể lại truyền thuyết Chùa Cầu trước lớp và lí giải vì sao hình Chùa Cầu được in trên tờ tiền Việt Nam. - GV chiếu trên màn hình hoặc gắn lên bảng những bức ảnh sưu tầm được về truyền thuyết Chùa Cầu và có thể kể lại truyền thuyết này, đồng thời lí giải việc in hình Chùa Cầu trên đồng tiền Việt Nam là một cách ghi nhận giá trị của di sản, cũng như quảng bá cho di sản Chùa Cầu và phố cổ Hội An. Hình ảnh: Chùa Cầu trên đồng tiền mệnh giá 20.000 đồng
|
- HS quan sát.
- HS xem video.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS chia sẻ.
- HS mạnh dạn chia sẻ nhận thức.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát các hình, đọc thông tin trong mục.
- HS thảo luận theo nhóm
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS quan sát, lắng nghe.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác