Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 24: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN VÀ KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||
TIẾT 1: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG | |||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tình huống trong khám phá: - GV cho HS đọc lời thoại các nhân vật trong bức tranh. - GV hỏi HS rằng Mai đã mua những gì và được tính tiền ra sao. → GV kết luận: Giá tiền mà Mai phải trả là “Giá cốc nước cam cộng giá cái bánh”. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mà mẹ Mi đang hỏi Mi, trả lời xem liệu đáp án mà Mi đưa ra có đúng hay không. → GV kết luận: Để tính số tiền mà mẹ Mi hỏi chúng ta cần lấy “Giá cái bánh cộng giá cốc nước cam”, và kết quả không đổi. - GV dẫn dắt vào bài học: “Qua kết luận trên, cô trò mình sau đây sẽ cùng tìm hiểu một tính chất quan trọng của phép cộng trong bài “Bài 24: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng – Tiết 1: Tính chất giao hoán của phép cộng” B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: Nhận biết được tính chất giao hoán. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu bảng như trong SGK và giải thích từng cột.
- Vì giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau, GV viết công thức tính chất giao hoán của phép cộng: a + b = b + a - GV kết luận bằng lời về tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Vận dụng tính chất giao hoán trong tính toán khi biết trước kết quả của một phép tính. - Phát triển khả năng trừu tượng hóa, kết hợp với tính chất giao hoán để mở rộng tính chất ra với phép tính gồm ba số hạng. - Phát triển kĩ năng tính toán hợp lí, phát triển khả năng tư duy logic. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Số ? - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV mời 3 HS lên bảng, mỗi HS điền vào phép tính của một bảng. - GV gợi ý HS dựa vào phép tính cho trước để điền vào dấu “?” mà không cần tính toán. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Rô-bốt dùng những đoạn có độ dài a, b, c để ghép được những thanh như hình dưới đây. Hỏi những thanh nào có độ dài bằng nhau? - GV tổ chức HS hoạt động cặp đôi, trao đổi để xác định các thanh có độ dài bằng nhau. - GV lưu ý HS về màu sắc và cách sắp xếp a, b, c của từng thanh. - GV hỏi lần lượt từng thanh, HS trả lời thanh đó có độ dài bằng với thanh nào. - GV chốt đáp án.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Tính bằng cách thuận tiện (theo mẫu). Mẫu: 30 + 89 + 70 = 30 + 70 + 89 = 100 + 89 = 189 a) 30 + 192 + 70 b) 50 + 794 + 50 c) 75 + 219 + 25 d) 425 + 199 + 175 - GV cho HS làm bài cá nhân, vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính nhanh. - GV mời 4 HS lên bảng giải bài. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng. b. Cách thức tiến hành Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a. 56 + 4 = 4 + … b. 125 + 10 = … + 125 c. 84 + 0 = … + 84 - GV mời 3 HS lên bảng giải bài. Các HS còn lại làm bài vào vở ghi. - GV lưu ý HS không thực hiện đặt tính và nêu luôn số cần điền vào dấu “…”. - GV chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Tính chất kết hợp của phép cộng |
- HS đọc lời thoại của nhân vật.
- HS chú ý nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời.
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS chú ý nghe, ghi vở và đồng thanh. + Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: 279 + 450 = 729 462 + 7 142 = 7 604 4 763 + 56 = 4 819
- HS thảo luận cặp đôi để xác định các thanh có độ dài bằng nhau. - Kết quả:
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: a) 30 + 192 + 70 = (30 + 70) + 192 = 100 + 192 = 292 b) 50 + 794 + 50 = (50 + 50) + 794 = 100 + 794 = 894 c) 75 + 219 + 25 = (75 + 25) + 219 = 100 + 219 = 319 d) 425 + 199 + 175 = (425 + 175) + 199 = 600 + 199 = 799
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a. 56 + 4 = 4 + 56 b. 125 + 10 = 10 + 125 c. 84 + 0 = 0 + 84
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
| ||||||||||||||||
TIẾT 2: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG | |||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh trong khám phá: - GV yêu cầu HS mô tả bức tranh: Giá tiền của mỗi cốc nước, người phục vụ đang mang ra những cốc nước nào. - GV yêu cầu HS giải thích cách tính tổng số tiền mà Nam và Rô-bốt đã đưa ra. - GV yêu cầu HS giải thích sự khác nhau giữa hai cách làm và đặt câu hỏi: “Kết quả nhận được có khác nhau hay không?” - GV dẫn dắt vào bài học: “Qua kết luận trên, cô trò mình hôm nay sẽ cùng tìm hiểu một tính chất quan trọng khác của phép cộng trong bài “Bài 24: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng – Tiết 2: Tính chất kết hợp của phép cộng” B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu bảng trong SGK và giải thích từng cột trong bảng.
- Vì giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) luôn bằng nhau, GV rút ra công thức tính chất kết hợp của phép cộng: (a + b) + c = a + (b + c) → GV phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng bằng lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - GV yêu cầu HS quay trở lại khám phá a để so sánh cách làm của hai bạn rồi tìm ra cách làm hợp lí hơn và giải thích tại sao. → GV nhấn mạnh: Bằng cách sử dụng tính chất kết hợp, một số phép tính có thể được tính bằng cách thuận tiện hơn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố về tính chất kết hợp, đồng thời kết hợp với tính chất giao hoán để giải quyết các bài toán dạng tính bằng cách thuận tiện. - Củng cố về biểu thức chứa chữ và tính giá trị của biểu thức chứa chữ; biết sử dụng tính chất kết hợp, giao hoán để tìm cách tính thuận tiện. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Tính bằng cách thuận tiện. a) 68 + 207 + 3 b) 25 + 159 + 75 c) 1 + 99 + 340 d) 372 + 290 + 10 + 28 - GV cho HS hoàn thành bài cá nhân, áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính nhanh. - GV mời 4 HS lên bảng giải bài. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Tính giá trị của biểu thức (a + b) + c với a = 1 975, b = 1 991 và c = 2 025. - GV cho HS làm bài vào vở ghi, tiến hành thay số tương ứng vào biểu thức cho trước và tính kết quả. - GV chấm vở một số HS, nhận xét và chữa bài.
|
- HS giơ tay phát biểu.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS hình thành động cơ học tập.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý nghe, ghi vở, đồng thanh. + Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.
- HS suy nghĩ, trả lời. Trả lời: Cách làm của Rô-bốt hợp lí hơn.
- HS hoàn thành bài cá nhân. - Kết quả: a) 68 + 207 + 3 = 68 + (207 + 3) = 68 + 210 = 278 b) 25 + 159 + 75 = (25 + 75) + 159 = 100 + 159 = 259 c) 1 + 99 + 340 = (1 + 99) + 340 = 100 + 340 = 440 d) 372 + 290 + 10 + 28 = 372 + (290 + 10) + 28 = 372 + 300 + 28 = 672 + 28 = 700
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác