Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Hầu trời

Soạn bài: Hầu trời - ngữ văn 11 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Hầu trời cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

Câu 2: Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ  và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực.Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Câu 4: Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay?

II. Soạn bài siêu ngắn: Hầu trời

Câu 1: Phân tích khổ thơ đầu:

  Tác giả đặt vấn đề khách quan.

  Người nghe cho là bịa đặt nhưng tác giả lại khẳng định mình ở trong trạng thái rất bình thường.

   Điệp từ “Thật” kết hợp với hàng loạt dấu cảm khẳng định độ chân thật của câu chuyện của tác giả sắp kể.

Cách vào đề: 

  Gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc

  Tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện được kể sẽ diễn ra như thế nào.

Câu 2: Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

  Rất cao hứng đọc văn đọc từ "văn vần" sang "văn xuôi"... 

  Càng đọc càng có cảm hứng, càng có cảm xúc nên đọc lại càng hay

  Kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình. 

  Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.

Cảm nhận về cá tính nhà thơ: 

  Một con người có cá tính rất “ngông”

  Một con người có ý thức về cá nhân rất cao, dám tự mình khen mình

Giọng kể của tác giả:

  Hào hứng, phấn chấn, tự hào.

  Vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe

Câu 3: Đoạn thơ rất hiện thực: 

  • Đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ

Ý nghĩa đoạn thơ: 

  Cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có

  Cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".

Câu 4: Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ:

  Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.

  Ngôn từ: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

  Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng túng.

  Dưới ngòi bút của tác giả, Trời và Chư tiên không có một chút gì đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc rất ngộ nghĩnh, bình dân (lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn…)

III. Soạn bài ngắn nhất: Hầu trời

Câu 1: Câu thơ đầu tiên tác giả đặt vấn đề khách quan: Câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”. Chắc chắn người nghe thì cho là bịa đặt nhưng tác giả lại khẳng định mình ở trong trạng thái rất bình thường. Điệp từ “Thật” kết hợp với hàng loạt dấu cảm khẳng định độ chân thật của câu chuyện của tác giả sắp kể.

=> Cách vào đề gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện được kể sẽ diễn ra như thế nào.

Câu 2: Thái độ của thi sĩ rất cao hứng, đọc văn đọc từ "văn vần" sang "văn xuôi"... càng đọc càng có cảm hứng, càng có cảm xúc nên đọc lại càng hay,kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình. 

Qua đó cảm nhận về cá tính,niềm khao khát chân thành của thi sĩ qua đoạn thơ là người có cá tính rất “ngông” và có ý thức về cá nhân rất cao, dám tự mình khen mình.

Giọng kể của tác giả hào hứng, phấn chấn, tự hào.

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ

=> Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng nhưng trong trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".

Câu 4: Bài thơ có những cái mới và hay trong nghệ thuật là sử thể thất ngôn trường thiên tự do (không bị trói buộc bởi khuôn mẫu);  ngôn từ hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc, cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng và có cách bộc lộ cảm xúc rất ngộ nghĩnh, bình dân. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Hầu trời

Câu 1: Phân tích khổ thơ đầu: tác giả sử dụng Cách vào đề gây được mối nghi vấn và Điệp từ “Thật” => gợi trí tò mò ở người đọc, khẳng định độ chân thật của câu chuyện của tác giả sắp kể.

Câu 2: Cách tác giả kể chuyện: hào hứng càng đọc càng có cảm hứng, càng có cảm xúc => đọc lại càng hay,kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình.

=> Thi sĩ là người “ngông, ý thức về cá nhân rất cao với giọng kể của tác giả hào hứng, phấn chấn, tự hào

Câu 3: Đoạn thơ thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ là đoạn thơ rất hiện thực cho thấy dù cuộc sống nghèo túng, khó khăn nhưng tác giả vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".

Câu 4: Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có những nét mới và hay thể hiện qua Thể thơ, Ngôn từ, Cách biểu hiện cảm xúc

=> Thể thất ngôn trường thiên tự do, ngôn từ hóm hỉnh, lôi cuốn và cách biểu hiện cảm xúc tự do, ngộ nghĩnh, bình dân.

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 siêu ngắn bài hầu trời, soạn văn 11 ngắn nhất

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com