Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9: Nghị luận văn học (Làm ở nhà)

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9: Nghị luận văn học( Làm ở nhà)- ngữ văn 9 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9: Nghị luận văn học( Làm ở nhà) cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Những suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích trong lòng mẹ ( Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)

Câu 2:  Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi lên cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thới kháng chiến chông thực dân Pháp

Câu 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du - bài viết số 6 ngữ văn 9 tập 2

Một số đề có thể

Câu 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Câu 2:  Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân

Câu 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

II. Soạn bài siêu ngắn: Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9: Nghị luận văn học( Làm ở nhà)

Câu 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích trong lòng mẹ 

Bài viết tham khảo

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru

  Mẹ là người mang nặng đẻ đau sinh chúng ta ra, nuôi lớn trưởng thành. Mẹ là người luôn dành cho ta những tình cảm chân thành thiết tha nhất, luôn yêu thương sát cánh bên con trong cuộc đời. Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã lựa chọn đề tài tình mẫu tử này đưa vào những vần thơ, câu chữ, để thể hiện tình cảm, sự biết ơn đối với mẹ của mình. Nguyên Hồng cũng vậy. Ông đã gửi gắm vào trong những câu chữ những tình cảm của mình dành cho mẹ cũng ca ngợi công lao to lớn, sự hi sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình.

  Những ngày thơ ấu là tập hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương , đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm. Đọc đoạn trích, ta cảm nhận được những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, biểu lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng là cậu bé được lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi. Thế nhưng trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng

Ngay mở đầu đoạn trích, tình thương mẹ của Hồng bộc lộ trong ý nghĩ và tình cảm trong lần một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ với bà cô: “- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”,  “… Mẹ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu… Tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ…” . Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của bà cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu. Trong tâm hồn một đứa trẻ mới lớn, Hồng trưởng thành hơn, em đã nhận thức đức sâu sắc qua lời đanh nghiến đó. Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi". Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán. Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh “những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh: "vồ, cắn, nhai, nghiến" cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đã đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”. Tiếng gọi ấy cất lên hoảng hốt, gấp gáp như sợ bỏ lỡ điều gì. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả, tất cả vỡ òa ra trong những tiếng gọi mẹ. Nằm trong lòng mẹ, Hồng mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Với phong cách viết văn thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là cậu bé chịu số phận cay đắng, đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.

Với phong cách viết văn thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là cậu bé chịu số phận cay đắng, đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Không những thế Nguyên Hồng đã vạch trần ra hiện thực xã hội phong kiến lúc bấy giờ, những người như mẹ của Hồng, họ là những người phụ nữ với số phận bất hạnh. Chính miệng đời thế gian cùng những hủ tục phong kiến đã làm cho cuộc đời của người phụ nữ trong dã hội xưa trở lên thấp bé, bất hạnh.

  Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!

Câu 2:  Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi lên cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thới kháng chiến chông thực dân Pháp

Bài viết tham khảo

  Khác với nhiều nhà thơ nhà văn khác, Kim Lân là nhà văn được mọi người biết đến cây bút viết cho những người nông dân những năm kháng chiến chống Pháp cứu nước. Hình ảnh ông Hai được tác giả xây dựng trong bài là tượng trưng cho hình ảnh những người nông dân chân chất thật thà có tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. Sự thành công trong việc miêu tả sự thay đổi tâm lí nội tâm nhân vật ông Hai qua đó thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp

  Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và đã có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông sống gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Trong kháng chiến, ông tiếp tục viết về tinh thần kháng chiến của người nông dân. Truyện ngắn "Làng" được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, đó là tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh ông Hai trong tác phẩm tượng trưng cho hình ảnh những người nông dân lúc bấy giờ. Những chuyển biến tâm trang của ông bộc lộ rõ nét thông qua chi tiết ông khoe làng, khi nghe tin làng theo giặc và đến khi nghe ti được cải chính. Thông qua cách miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật, Kim Lân đã làm nên những giá trị nội dung, ý nghĩa cho tác phẩm.

Những dòng văn tiếp theo là những chuyển biến mới của tâm trạng khi nghe ông ở nơi tản cư, xa quê hương. Được giác ngộ lí tưởng cách mạng, trung thành với cách mạng, với tổ quốc thân yêu. ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Xa làng, ông nhớ quá cái không khí "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá..."; rồi ông lo "cái chòi gác,... những đường hầm bí mật..." đã xong chưa? Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai đặc biệt qua cách ông khoe làng. Đó là niềm tự hào sâu sắc về một làng quê, có tính truyền thống của người nông dân. Mặc dù đang trong cảnh tản cư đi nơi khác những ông vẫn luôn quan tâm, để ý đến những thông tin đánh giặc đặc biết là những thông tin về ngôi làng của chính mình. Mặc dù không đọc được chữ nhưng ông vẫn đều đặn đến phòng thông tin nghe đọc báo, để rồi mỗi lần xuýt xoa khen ngợi trước những thông tin quân ta chiến thắng:” Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong “ hay như ?” Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc”. Những thông tin ấy cứ làm ông “ múa cả lên” vui mừng khôn xiết.  Đây là bước chuyển biến mới rất quan trọng về nhận thức và tình cảm của người nông dân trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc. Nghe tin làng theo giặc, ông sững sờ, ông như không tin và chính những gì mình vừa nghe, sững sờ hỏi lại:” Có thật không hả Bác hay chỉ lại”. Nghe lời của người đàn bà bé con chì chiết, lòng ông càng đau đớn: “Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!” Ông bước đi trong xấu hổ và nhục nhã. Ông cúi gằm mặt xuống mà đi, lời của người đàn bà cho con bú ấy như ghim sâu vào tim ông vậy. Về nhà, nhìn các con, nghĩ càng tủi hổ vì "chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi". Kim Lân đã thành công trong việc miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật:” Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” Thương con, ông gắt với chúng nhưng thực chất là muốn thể hiện tâm trạng đau đớn xót xa, giận những người ở lại làng: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Giận là thế nhưng rồi ông lại nghĩ lại. Ông ngờ ngợ không tin vào những gì mình vừa, nghe thấy. Ông nằm kiểm nghiệm lại tất cả, như muốn tìm ra lí do phủ nhận thông tin này, chứng minh rằng làng ông không phải Việt gian như lời họ nói. Rồi ông thương mình, thương cho những người cũng đang tản cư như ông liệu họ có rõ cơ sự này chưa,..Những ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà. Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói như vậy nhưng thực lòng đau như cắt. Sau  những tháng ngày dằn vặt, sống trong lo sợ, ông Hai đã trút hết tâm sự nỗi lòng của mình với đứa con út: “Thế nhà con ở đâu?/-Nhà ta ở làng chợ Dầu./-Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:/-Có.” Đặc biệt khi ông hỏi thằng út ủng hộ ai, thằng bé không ngần ngại trả lời: “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm” thì đã bộc lộ Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất. Đó chính là lời thanh minh với Cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này. Qua đó, ta thấy: Tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu truyền thống và tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là Cụ Hồ được biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: " ... có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai".

Diễn biến tâm trang được chuyển biến khi ông Hai nghe được tin cải chính, mọi gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng Chợ Dầu. Ông vội vàng thông báo với mọi nhà: “ Tây nó đốt nhà tôi rồi các ông ạ”, làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt, tin làng theo giặc là "sai sự mục đích cả". Cái cách ông đi khoe Tây đốt nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước" của người nông dân lao động bình thường. Việc ông rành rọt kể về trận chống càn ở làng Chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

Kim Liên đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nội tâm nhân vật. Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.  Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ngôn ngữ của ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động. Tình cảm của ông Hai đối với ngôi làng của mình chính là biểu tượng tượng trưng cho tình yêu nước, quyết trung thành với đảnh của những người nông chân chân lấm tay bùn, hiền lành chất phác những năm khoáng chiến chống Pháp cứu nước. Tình yêu làng gắn liền với tình yêu Tổ quốc. Đây chính là nhận thưc mới của người nông dân những năm kháng chiến chống Pháp mà đại diện là ông Hai.

  Tác phẩm khá thành công khi viết về lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân VN thời kháng chiến chống Pháp. Kim Lân đã thể hiện được tài năng của mình qua tác phẩm này. Đọc tác phẩm giúp ta hình dung được một thời kỳ chống Pháp sôi nổi của nhân dân, mọi người một lòng theo Bác, theo Đảng khánh chiến đến cùng, có lẽ vì vẫy mà cuộc chiến của ta đã dành được thắng lợi vẻ vang. 

Câu 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

Bài viết tham khảo

Truyện Kiều là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam “ Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Bằng ngôn ngữ thơ Nôm điêu luyện, Nguyễn Du đã làm nên một kiệt tác nghệ thuật bất hủ. Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. “ Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh sinh động về xã hội phong kiến bất công tàn bạo, một “xã hội coi đồng tiền là chúa tể “. Và thể hiện nỗi đau đớn ê chề, mở đầu cho 15 năm lưu lạc đầy cay đắng của nàng Kiều.

Đang sống trong hạnh phúc của mối tình đầu say mê, trong trắng với Kim Trọng thì bất ngờ gia đình Kiều bị vu oan, giáng họa. Không đành lòng để cho gia đình tan nát, Thuý Kiều đau đớn trao duyên cho Thuý Vân, tự nguyện bán mình để lấy tiền cứu cha và em trai. Lợi dụng tình cảnh đau đớn của Kiều, Mã Giám Sinh “vốn là một đứa phong tình đã quen” đánh tiếng cưới nàng về làm thiếp nhưng thực sự là hắn mua Kiều về thanh lâu của hắn với mụ Tú Bà ở Lâm Tri. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” miêu tả màn kịch mua bán, qua đó “lột mặt nạ” của Mã Giám Sinh, đồng thời là nỗi đồng cảm và xót xa với người con gái tài hoa bạc mệnh.

Với ngòi bút sắc sảo trong miêu tả và nỗi căm ghét của nhà thơ, Nguyễn Du đã lột tả bộ mặt bỉ ổi, tàn ác, ghê tởm của bọn “buôn bán thịt người”. Trong màn kịch này, Mã Giám Sinh đóng vai chàng sinh viên Quốc Tử Giám đến để làm “lễ vấn danh”, xem mặt, dạm hỏi Thuý Kiều về làm vợ lẽ. Gã sinh viên giả hiệu “người viễn khách” mờ ám này, mù mờ từ tên họ đến quê quán. Và ngòi bút thần tình của Nguyễn Du cứ mỗi nét lại khắc hoạ rõ hơn chân dung của Mã Giám Sinh và cái bản chất con buôn ghê tởm của hắn:

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.

Trước thầy, sau tớ xôn xao

Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trong”...

 ...“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”

Mã Giám Sinh đã “ngoại tứ tuần” mà vẫn “áo quần bảnh bao”, “mày râu nhẵn nhụi”, rõ ra một gã trai lơ. Lũ thầy, tớ chúng kéo đến nhà Kiều thật là nhốn nháo, lố lăng ... và cái cử chỉ “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” đã làm rơi cái mặt nạ sinh viên, phơi bày chân tướng của một tên vô học, thô lỗ của hắn.

Nguyễn Du cứ “khách quan” miêu tả cảnh mua bán, vậy mà cái bản chất thật của Mã Giám Sinh vẫn bị lột trần, phơi bày bằng hết. Dẫu được khéo léo che đậy bằng mọi thứ mánh lới xảo quyệt nhưng diện mạo, thái độ, cử chỉ, hành vi và ngôn ngữ của hắn vẫn tự tố cáo bản chất đích thực của một tên “buôn thịt bán người” đê tiện.

Trong con mắt của Mã Giám Sinh, nàng Kiều cùng với tài sắc của nàng chỉ là một món hàng rồi đây sẽ sinh lợi cho hắn. Hắn đắn đo khi “cân sắc, cân tài”, hắn “ép”, hắn “thử” tài nghệ của nàng; nhấc lên, đặt xuống, xoay vần đủ kiểu hệt như người ta mua bán một món đồ. Khi đã hoàn toàn vừa ý, bản chất con buôn của hắn vẫn còn lộ ra ở cái thái độ “tuỳ cơ dặt dìu” khi mặc cả. Bản chất đó còn được che đậy bằng những lời lẽ mĩ miều, sang trọng:

“ Rằng mua ngọc đến Lam Kiều

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?

 Thì cuối cùng bộc lộ một cách trắng trợn và bỉ ổi nhất:

 “Cò kè bớt một, thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”

Với sự mặc cả “cò kè” ti tiện, bẩn thỉu này, màn kịch “lễ vấn danh” lộ rõ thực chất là cảnh  trao đổi, mua bán một cách trắng trợn và Mã Giám Sinh hiện nguyên hình là một tên con buôn ghê tởm, đê tiện nhất.

Trong đoạn trích này, hình ảnh Thuý kiều hiện ra với tất cả những buồn khổ, xót xa, ê chề, tủi hổ. Là một cô gái tài sắc vẹn toàn, đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ, màn che/ Tường đong ong bướm đi về mặc ai”, lại đang ngây ngất trong hạnh phúc của mối tình đầu trong trắng thì tai hoạ ập đến bất ngờ. Kiều trở thành một món hàng trao tay mua bán, bọn chúng cò kè, mặc cả  “bớt một thêm hai”. Tâm hồn nhạy cảm của nàng đã cảm nhận sâu sắc cảnh ngộ éo le, vừa hổ thẹn, vừa dơ dáy, vừa đau đớn, nhục nhã của mình:

 “ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

 Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng!

 Ngại ngùng dợn gió, e sương,

Ngừng hoa bỗng thẹn, trông gương mặt dày”.

Kiều vừa xót xa cho mối tình của mình (nỗi mình), vừa xót xa cho gia đình (nỗi nhà), lệ rơi khôn cầm. Kiều ra với Mã Giám Sinh như cành hoa đem ra trước sương gió, cho nên “ dợn gió, e sương”, vì sương gió làm cho hoa tàn, hoa rụng. Và vì tự ví mình với hoa nên thẹn thùng khi nhìn thấy hoa, tự thấy không xứng với hoa. Đó là cái đạo đức thầm kín của Kiều. Trong khi đó mụ mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng, một đồ vật: “vén tóc, bắt tay” cho khách xem. Bắt nàng làm thơ, đánh đàn cho khách thấy. Còn Kiều thì “nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”.

Trong màn kịch “lễ vấn danh” này, dưới sự “đạo diễn” của mụ mối và theo đòi hỏi, nài ép của Mã Giám Sinh, Kiều “nhất cử, nhất động” đánh đàn , làm thơ như một “cái máy”. Bán mình để chuộc cha, cứu em là hành động tự nguyện của nàng nên nàng chịu đựng và cam chịu tất cả. 

Qua ngòi bút của Nguyễn Du, nàng Kiều hiện lên với sự im lặng tuyệt đối mà vẫn không sao dấu được sự đau đớn, xót xa, tủi nhục, ê chề bởi nàng là người luôn có ý thức về nhân phẩm mà lại bị chà đạp lên nhân phẩm một cách nhục nhã. Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tới”nỗi mình” - tình duyên dang dở, uất bởi “nỗi nhà” bị “vu oan giáng hoạ”, Bao trùm lên tâm trạng của Kiều là sự đau đớn, tái tê “thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”!.

Đoạn trích chỉ với vài câu thơ điểm xuyết về hình ảnh của Kiều, Nguyễn Du đã dùng một loạt các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để miêu tả tâm trạng lúc bấy giờ của nàng như “ngại ngùng dợn gió e sương”, “nét buồn như trúc, điệu gầy như mai”.... Qua đó, chúng ta cũng cảm thông trước sự đau đớn của một người con gái tài hoa mệnh bạc.

  Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã khắc hoạ được tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc, nhân phẩm của người phụ nữ đồng thời bộc lộ sự thương cảm sâu sắc bởi nỗi đau oan trái của Thúy Kiều ngay từ buổi đầu của đoạn đời đầy lưu lạc của nàng.

Một số đề có thể

Câu 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương 

Bài viết tham khảo

  Hình ảnh người phụ nữ chân chất, thật thà luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ nhà văn, đặc biệt là trong văn học thời trung đại. Nhưng tiếc thay, trong xã hội cũ đó người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bi kịch và bất hạnh. Truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã phản ánh được vấn đề bức thiết về thân phận của người phụ nữ lúc bấy giờ. Lên án những thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện đầy bất công, khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách, nhưng lại phải chịu những số phận thật tủi nhục biết bao nhiêu. Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" là tiếng nói đồng cảm,trân trọng,ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời với số phận đầy bi thảm của Vũ Nương - người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi và hay ghen. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mặc dù sống với người chồng lạnh lùng, lại đa nghi quá mức  nhưng vì khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực vì thế mà vợ chồng chẳng khi nào bất hòa. Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đi lính. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng”.

Chồng đi lính được đầy tuần, Vũ Nương hạ sinh con trai. Dù không có chồng ở bên san sẻ nhưng nàng vẫn hết lòng, hết sức nuôi dạy con, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng. Nguyễn Dữ đã dành những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về  Vũ Nương khi để chính mẹ chồng nàng nhận xét về nàng – một nàng con dâu hiếu thảo hết mực chăm lo cho mẹ chồng:  “sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức ,giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn,xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Không chỉ chăm sóc mẹ già, nàng còn chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng.Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của bé.

Giặc tan, Trương Sinh trở về. Những tưởng quãng thời gian một mình tần tảo thiếu vắng bóng chồng đã qua, nàng sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Thế nhưng không ai nói được chữ ngờ. Công lao của Vũ Nương chắng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà ngờ vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.

Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khuất tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Có lẽ bi kịch của Vũ Nương không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bac mệnh ấy Nguyễn dữ đã góp phần khái quát nên thành lời kiếp đau khổ của người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương. Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Nàng là người con gái hiền lành, chất phác, cưới chàng Trương, nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa, phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn "thú vui nghi gia, nghi thất". Khi chàng Trương đi lính, Vũ Nương một mình nuôi con, hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Lúc mẹ chồng bị bệnh, nàng đã hết mực chăm sóc, rồi khi bà mất, nàng làm ma chay, tế lễ chu đáo, nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về.  Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứu sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Càng xinh đẹp ngoan hiền thì họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng. Nàng đã gieo mình xuống sông Hòang Giang tự vẫn. Tấm bi kich về cái đẹp bị chà nát phũ phàng. Và người đời sẽ lưu truyền thêm 1 tấm bi kịch về số phận người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :

Đau đớn thay phậh đàn bà,

Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.

Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. Ở đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được. Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.

  Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người xung quanh.

Câu 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân

Bài viết tham khảo

  Tình yêu đất nước quê hương luôn là một trong những nguồn cảm hứng bất tận dành cho các nhà văn nhà thơ. Nó đã trở thành một kim chỉ nam xuyên suốt các tác phẩm thời bấy giờ. Và thật là thiếu xót nếu như lướt qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “làng” của nhà văn Kim Lân. Đây chính là một điển hình tiêu biểu cho tình yêu đất nước quê hương, thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất trên đời.

  Cốt truyện được coi như xương sống của một con người nó chi phối mạch nguồn cảm xúc của toàn bộ tác phẩm. Ở đó nhân vật thể hiện những suy nghĩ, hành động của mình từ đó thể hiện toàn bộ tư tưởng chủ đề mà người viết muốn gửi gắm. Ở trong truyện ngắn Làng nhà văn Kim Lân đã xây dựng một cốt truyện vô cùng đặc sắc nó gắn liền với diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. Trước khi nghe tin dữ làng chợ Dầu theo giặc ông là một người lạc quan yêu đời, luôn một lòng tự hào về quê hương bản xứ của mình. Thế nhưng khi nghe tin làng mình theo Tây tâm trạng ông bỗng chốc thay đổi từ chỗ tự hào dần chuyển sang mặc cảm và phẫn uất, thậm chí tủi nhục cay đắng. Để rồi cuối cùng khi có tin cải chính ông quay lại trở về là một người vui mừng khôn xiết. Diễn biến này vô cùng hợp lí và logic lại phù hợp với mạch truyện và tâm lí nhân vật.

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện hợp lí và đặc sắc nó khắc họa hết tâm lí người nông dân trong xã hội cũ mà cụ thể là ông Hai. Sự phát triển của tâm lí nhân vật trùng khớp với sự phát triển của cốt truyện. Đặc biệt nghệ thuật xây dựng tình huống độc thoại nội tâm và đối thoại nội tâm bằng những ngôn ngữ vô cùng đặc sắc đã phần nào để độc giả hình dung được một bức tranh người nông dân trong những ngày đầu chống thực dân Pháp.

Tất cả tâm tư tình cảm của ôn Hai đều hướng về làng về nước. Điều đó thể hiện rất rõ thông qua những tình huống khác nhau. Trước khi nghe cái tin dữ làng chợ Dầu theo giặc ông Hai là một người luôn tự hào và khoe về cái làng của mình. Nào là đường làng ông lát đá xanh, nhà ngói san sát sầm uất như trên tỉnh, nào là có cái cột phát thanh cao bằng ngọn tre chiều chiều cả làng lại thi nhau nghe tin đánh giặc.... Ông cũng vô cùng yêu nơi mình chôn nhau cắt rốn nên mặc dù có lệnh tản cư ông vẫn khăng khăng muốn bám đất giữ làng cùng bộ đội nhưng vì hoàn cảnh riêng nên ông phải đi. Những năm tháng sống trên vùng tản cư niềm vui duy nhất của ông đó là nhớ lại quãng thời gian gắn bó với mảnh đất quê hương, nhớ lại những ngày chiến đấu cùng anh em và chạy lên phòng thông tin nghe tin tức về làng chợ Dầu.

Thế nhưng đúng lúc niềm vui đến thì cũng là lúc ông nghe tin đồn thất thiệt “Cả làng chợ Dầu Việt gian theo Tây”. Ông cố gắng xác minh lại trong cái tin ấy xem có phải là thất thiệt không. “liệu có thật không hở bác? Hay chỉ là....” nhưng đáp lại ông chỉ là cái gật đầu xác nhận và những lời nói gay gắt “ Cả làng nó theo Tây từ thằng chủ tịch trở xuống”. Mặt ông lão như tái đi, cổ họng nghẹn ắng lại ông như lặng đi đến không thể nổi.

Bình thường ông là người hay nói vui tính nhưng hôm nay ông trở về lầm lũi rồi nằm vật ra giường. Lũ con thấy vậy cũng chẳng dám hó hé chào hỏi cười đùa. Trong đầu ông bây giờ chỉ còn tồn tại hai chữ “việt gian”, “bán nước”, “theo Tây”.... Ông gắt gỏng ngay cả với người đầu ấp tay gối với mình khi được hỏi về cái tin theo tây ấy. Nỗi đau dường như càng xéo xắt khi bà chủ nhà cũng có ý muốn đuổi cả nhà ông đi. Ông như lặng người nhìn đàn con mà đau xót, “ừ thì ra nó là con làng Việt gian đấy”. Suốt mấy ngày ông chẳng dám vác mặt ra đường vì sợ sẽ gặp phải những cái nhìn soi mói, những cải chỉ chỏ chỉ vì là dân làng Việt gian. Nỗi đau đớn xé lòng đã đẩy ông đi đến một quyết định đầy đau xót “làng thì yêu thật nhưng nếu làng theo tây thì phải thù”. Ông nói chuyện với các con nhưng thực ra đó là cuộc đối thoại nội tâm đầy cắn rứt. Mỗi câu nói ra ông cảm thấy mình như nhẹ đi bội phần. Ông yêu làng hướng về làng dù có muôn trùng xa cách.

Niềm vui như trở về với con người ấy, gia đình ấy khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo tây được cải chính bởi chính ông chủ tịch xã. Ôi cái cuộc đời này sao mà đẹp đến thế nó như khiến ông hồi sinh thêm một lần nữa. Cái mặt buồn thỉu mấy ngày nay đã rạng rỡ hẳn lên. Ông mua kẹo chia cho các con rồi lại chạy khắp nơi để thanh minh rằng làng mình không bán nước. Ông còn khoe cái tin làng mình bị giặc đốt. Dường như sự mất mát về của cải không làm ông đau đớn bằng việc đánh mất đi niềm tin chỗ dựa dẫm về tinh thần.

Sự lặp đi lặp lại của tâm lí nhân vật ông Hai cũng vô cùng hợp lí nó là đại diện cho suy nghĩ của tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội cũ trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Bằng tài năng của mình Kim Lân đã tạo nên một cốt truyện vô cùng đặc sắc và thú vị. Nó chính là cái tài mà không phải nhà văn nào cũng có thể làm được.

Thân phận của người con gái vốn đã rất mong manh, sinh ra vào thời phong kiến lại càng phải chịu nhiều những đau đớn và tủi nhục. Thúy Kiều một nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du là tiêu biểu cho thân phận của người phụ nữ lúc bấy giờ. Nguyễn Du đã đánh những lời ai oán, đau đớn nhất để nói về cảnh “Mã Giám Sinh mua Kiều”, đã lột tả trần trụi thân phận của nàng Kiều bị mua đi bán lại như món hàng vô tri vô giác.

Thuý Kiểu là người con gái tài sắc của một gia đình trung lưu nền nếp. Trong tiết Thanh minh, Thuý Kiểu tình cờ gặp Kim Trọng. Hai người nhanh chóng yêu nhau rổi hẹn ước thề nguyện. Bỗng dưng, Vương viên ngoại b| thằng bán tơ vu oan. Gia đỉnh tan nát, cha và em trai bi bắt bớ, đánh đập, Thuý Kiều đành phải bán minh chuộc cha rổi rơi vào lẩu xanh lán thứ nhất. Đoạn thơ ghi lại cảnh Mã Giám Sinh đến mua Kiều và nỗi đau khổ của nàng trước bi kịch gia đình và bi kịch tình yêu " trâm gãy bình tan".Đoạn trích là nốt nhạc buồn, khởi đầu cho cung đàn bạc mệnh của cuộc đời Kiều kéo dài suốt mười lăm năm. Cái tài của Nguyễn Du là không miêu tả chung chung mà đi sâu vào những chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, thể hiện được thần thái của nhân vật. Nguyễn Du đã chụp cận cảnh làm rõ bộ mặt và trang phục của Mã:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.

Bộ mặt mày râu nhẵn nhụi dĩ nhiên là thiếu tự nhiên, râu cạo nhẵn, lông mày tỉa tót rất trai lơ. Từ “nhẵn nhụi” gợi cảm giác về một sự trơ trẽn, phẳng lì. Áo quần bảnh bao là áo quần trưng diện, cũng thiếu tự nhiên, Hai chữ “bảnh bao” thường dùng để khen áo quần trẻ em chứ ít dùng cho người lớn”. Phủ một lớp hào nhoáng lên vẻ ngoài nhân vật, tác giả đã chế giễu, mỉa mai tên buôn người họ Mã. Sự đả kích ngầm càng sâu cay hơn khi một người đã “trạc ngoại tứ tuần” ( sắp lên lão ) lại tỉa tót công phu, lại cố tô vẽ cho mình ra dáng trẻ trung như trai mới lớn.Không ai biết rõ tung tích Mã Giám Sinh, chỉ biết hắn là người từ phương xa tới (“viễn khách”). Hỏi hắn thì hắn trả lời cộc lốc, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi:

Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

Đặc biệt hành động thô lỗ, sỗ sàng của một kẻ vô học, đội lốt người học trò trường Quốc tử giám, đã hiện lên khá rõ qua chi tiết:

Ghế trên ngòi tót sỗ sàng.

“Ghế trên” là ghế ở vị trí trang trọng, dành cho bậc cao niên, bậc huynh trưởng, bậc đáng kính. Kẻ đi hỏi vợ là bậc con cái mà lại “ngồi tót” thì thật chướng mắt, vô lễ. Mã Giám Sinh xuất hiện trong buổi đến xem mặt như một kẻ bất nhân, đê tiện nhất

Khác màu kẻ quỷ người thanh

Chẳng hay con lại mắc tay bợm già.

Bản chất của Mã Giám Sinh lại càng rõ hơn khi hắn:

Đắn đo cân sức cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.

Cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Trong xã hội có bọn buôn thịt bán người, có loại người làm mối, sống bằng nghề làm mối. Tài sắc của người con gái như Thúy Kiều đã trở thành một món hàng để "cò kè"mua bán. Nhân phẩm của người phụ nữ bị chà đạp.

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.

Một loạt các từ “cò kè, thêm bớt, ngã giá…” đã chứng tỏ Mã Giám Sinh là một kẻ buôn người sành sỏi, lọc lõi. Y đã lộ nguyên hình là một con buôn sành sỏi. Mã Giám Sinh đâu còn là người học trò trường Quốc tử giám như đã xưng danh. Mặc dù ăn mặc chải chuốt, nói những lời hoa mỹ, ra vẻ lịch sự nhưng dần dần bản chất xấu xa, đê tiện, giả dối của y đã lộ rõ.

Chính vì sự tủi nhục khi phải bán mình, lại càng đau đớn hơn khi bán cho một tên buôn người bỉ ổi và đê tiện như Mã Giám Sinh. Nguyễn Du đã không để cho Kiều nói được một lời nào trong suốt cuộc buôn bán, kỳ kèo của Mã Giám Sinh. Nỗi đau đớn, thẹn thùng, xót xa tủi hổ ê chề đã được Nguyễn Du đẩy lên đến đỉnh điểm. Từ một người con gái, gia đình phong lưu, “Kín cổng cao tường”, nay biến thành một món hàng dưới bàn tay bẩn thỉu của mụ mối và Mã Giám Sinh, làm sao không khỏi đau đớn cho được. Tâm tình nàng Kiều lúc này thật ngổn ngang, nỗi đau vì mối tình đầu tan vỡ, nỗi uất ức vì án oan mà cha và em trai phải chịu, nỗi xấu hổ, thẹn thùng khi bản thân lâm vào cảnh phải để người đàn ông lạ tới xem mặt,… Hình ảnh nàng khi bước chân ra khỏi khuê phòng thật muôn vàn xót thương :

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

Nhìn cảnh vật nàng thấy xấu hổ ngại ngùng.Nước mắt của nàng thấm đẫm cả trang giấy, mỗi bước đi là mỗi bước xót đau. Những giọt nước mắt của tan nát, khổ đau làm quặn thắt lòng người đọc, khiên ai cũng thương thay cho thân phận nàng Kiều. Bước vào phòng khách với vẻ dè dặt, tủi hổ của người con gái khuê các :

Ngại ngùng dơn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trong gương mặt dày.

Nỗi đau khổ ấy đã đến tột cùng khi chẳng một ai mảy may động tâm thương cho nàng , mụ mối thì vén tóc bắt tay , lạ lùng đối xử với 1 một món hàng còn MGS thì đặt tài năng và nhan sắc lên cân đo đong đếm . Đến lúc này người con gái tài hoa nhan sắc ấy cảm thấy tủi hổ bẽ bàng:

Mối càng vén tóc bắt bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy phần nào số phận ai oán, bi thương của Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”. Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tả thực sắc xảo giúp chúng ta thấy rõ được bộ mặt tàn ác, ghê tởm của bọn buôn thịt  bán người trong xã hội, Đồng cảm, xót thương cho số phận nàng Kiều: phải bán mình chuộc cha. Thương  tiếc tài sắc giai nhân bị dâp vùi. Đó là giá trị nhân đạo. Có thể nói đoạn trích là 1 tiếng khóc ai oán cho thân phận con người , cho nhân phẩn con người bị chà đạp phải chăng trái tim của nhà thơ đang rung lên nức nở cùng với nỗi đau của Thúy Kiều. Đáng ra con người tài sắc “mười phân vẹn mười” này xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhất trong những người hạnh phúc, vậy mà xã hội phong kiến thối nát đã chà đạp phũ phàng khiến nàng phải gánh chịu khổ đau và bất hạnh trong mười năm đoạn trường cay đắng. Nguyễn Du đã thành công trong việc khắc hoạ nhân vật chính diện và phản diện và sự am hiểu của sâu sắc tâm lý nhân vật của ông trong tác phẩm.

  Đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận đau khổ của những con người bi áp bức, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của con người và lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. Đồng thời bày tò sự trân trọng đối với khát vọng tự do, hạnh phúc và khát vọng công lí, chính nghĩa.

Câu 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Bài viết tham khảo

  Tình cảm gia đình luôn là tinh cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, tình cảm đó lại càng được khắc họa một cách rõ nét và cảm động nhất. Thông qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng người đọc có thể thấy rõ hơn sự thiêng liêng của tình cảm gia đình giữa bé Thu và ông Sáu.

  Chiếc lược ngà ra đời vào năm 1969 đúng thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra một cách quyết liệt nhất. Câu chuyện nhẹ nhàng đi vào lòng người với cốt truyện nói về tình cảm gia đình, một tình cảm đẹp và vô cùng thiêng liêng. Trong đó, chất hùng ca quyện chặt với chất trữ tình làm nên cái hồn riêng của tác giả lẩn kín trong cái khách quan của câu chuyện. Có thể nói, qua Chiếc lược ngà, bản lĩnh viết văn của Nguyễn Quang Sáng được bộc lộ ở nhiều mặt đặc sắc, thật đáng trân trọng.

Ông Sáu được giới thiệu là một người cán bộ kháng chiến, vì nhiệm vụ cao cả mà phải rời xa gia đình lên chiến khu khi con gái đầu lòng chưa tròn một tuổi. Suốt mấy năm xa nhà ông chỉ được biết đến hình con gái mình qua những tấm ảnh. Nhưng  tình yêu thương và nỗi nhớ con thơ luôn thường trực trong lòng người cha. Ông Sáu luôn mong ngóng đến ngày trở về quê để gặp lại vợ con, được gặp, được ôm đứa con gái của mình vào trong lòng. Tám năm sau, trong một lần về thăm nhà trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con. Nhưng cuộc chiến tranh quá dài đã tạo nên một tình huống mà chính một người cán bộ già dặn là ông Sáu cũng không thể nào ngờ : đứa con gái mà ngày đêm ông mong nhớ đã không nhận ra ông. Nó cương quyết không gọi anh là ba. Đến khi Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn củ giặc, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái.

Cùng người bạn, bác Ba, ông Sáu về thăm nhà, cốt là để gặp con mình, đã xa con quá lâu nên lòng ông cứ nôn nao khi đến gần hơn với nhà, “…cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh”. Và lòng háo hức, niềm khát khao được thấy con, đã thúc giục ông không thể chậm trễ được nữa khi nhìn thấy đứa bé giống đứa con mà mình đã nhìn qua tấm ảnh. Không chờ xuồng cập bến, ông đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: "Thu! Con!" thật tha thiết. Ta có thể tưởng tượng nỗi vui sướng của ông như thế nào. Khi anh vừa bước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược lại với những điều ông Sáu mong chờ. Bé Thu tròn mắt nhìn ông ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Đó chắc chắn là một cảm giác rất đau đớn và thất vọng, nỗi đau ấy có lẻ còn đau hơn khi ông phải hy sinh trên mặt trận, khi ông mong quay về sẽ được nghe lại tiếng gọi : “ Ba” mà ông chưa từng được nghe từ đứa con bé bỏng của mình, qua đó ta thấy lòng yêu thương con của ông Sáu là rất chân thực và vô cùng to lớn.

Thế rồi, ông Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì ông nghĩ rằng khi ông đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ. Những ngày ở nhà, ông đã cố gắng gần gũi và tìm hiểu vì sao bé Thu không nhận cha. Nhưng trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không: "Vô ăn cơm!". Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm. Nồi cơm quá to mà bé Thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được cách nào để chắt nước,  nó nhìn ông Sáu một lúc rồi kêu lên: "Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!" ông Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thế nhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọi ông Sáu bằng "Ba". Ông mong được nghe một tiếng ba của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Ông đau khổ lắm nhưng chỉ “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười” vì “khổ tâm đến nỗi không khóc được”. Có lúc giận quá, ông vừa mắng vừa đánh vào mông bé Thu rồi hét lên rằng:“ Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?” Mâu thuẫn cứ giằng xé trong ông.

Thời gian nghỉ phép sắp hết. Hoàn cảnh đặt ra thử thách quá trớ trêu. Trái tim ông Sáu tuy mạnh mẽ nhưng không thể tránh khỏi đau xót. Ông tự nhắc mình phải kiên trì, biết đâu bé Thu sẽ hiểu ra. Ông cố tìm hiểu con nhưng con bé quá bướng bỉnh, khiến ông đành bất lực, ngậm ngùi nghĩ đến ngày phải xa con ra đi. Hôm chia tay, nhìn thấy con đứng trong góc nhà, ông muốn ôm con, hôn con nhưng “sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy” nên “chỉ đứng nhìn nó” với đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu” chào tạm biệt con ông cũng chỉ nói nhỏ nhẹ:“Thôi! Ba đi nghe con! Tình cảm của người cha quá lớn, tình yêu thương mãnh liệt khiến ông rưng rưng nước mắt. Ông không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng "ba" thiêng liêng ấy. Nhưng thật đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên ông Sáu và tiếng "Ba!" được thốt lên thật cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những lời khiến mọi người xung quanh đều xúc động: "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!" Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, ông Sáu cũng chỉ biết ôm con và khóc cùng với con. Ông Sáu hiểu rõ giây phút bé Thu nhận ra ông, dành cho ông tình cảm tha thiết nhất cũng là lúc phải chia tay. Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng "ba" từ ba hôm nay. Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹ nó thường ngày vẫn nói với nó đó là "ba" được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làm cho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Cuộc chiến đang vẫy gọi, ông Sáu phải lên đường. Có ai ngờ đâu, đó lại là cuộc chia ly vĩnh viễn.

Ở chiến khu, lòng nhớ con lại càng lớn dần lên, chính vì nhớ con mà ông rất ân hận vì đã trót đánh con, và lòng yêu thương con càng thôi thúc ông làm chiếc lược tặng con mình. Rồi ông dồn hết tâm trí và công sức vào việc làm cho con cây lược: “anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”. Trên sống lưng lược, ông đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông gửi vào đó tất cả tình yêu và nỗi nhớ. Có bao nhiêu nhát khắc là có bấy yêu thương mà ông Sáu đã dành cho con. Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách. Cây lược ngà chính là sự kết tinh của tình phụ tử thiêng liêng.

Ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao cây lược cho con gái. “Trong giờ phút cuối cùng,không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Tình cha con được khẳng định là một tình cảm bất diệt, cao quý, chiến tranh có thể làm sứt mẻ tình cảm gia đình, những không thể làm tổn thương đến tình cảm cha con, bởi vì trong chiến tranh, tình cha con lại càng sâu nặng và thắm thiết hơn, chiếc lược ngà mà ông Sáu đã gửi lại ở cuối đoạn trích chính là một nhân chứng chân thực nhất về tình cảm đẹp đẽ này.

  Truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua nhân vật ông Sáu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của người cha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình.

III. Soạn bài ngắn nhất: Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9: Nghị luận văn học( Làm ở nhà)

Câu 1: Những suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích trong lòng mẹ

Bài viết tham khảo

 Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người. Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử. Mẹ là người mang nặng đẻ đau sinh chúng ta ra, nuôi lớn trưởng thành. Mẹ là người luôn dành cho ta những tình cảm chân thành thiết tha nhất, luôn yêu thương sát cánh bên con trong cuộc đời.  Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã lựa chọn đề tài tình mẫu tử này đưa vào những vần thơ, câu chữ, để thể hiện tình cảm, sự biết ơn đối với mẹ của mình. Nguyên Hồng cũng vậy. Ông đã gửi gắm vào trong những câu chữ trong bài “Những ngày thơ ấu”  những tình cảm của mình dành cho mẹ cũng ca ngợi công lao to lớn, sự hi sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình. 

  Đọc đoạn trích, ta cảm nhận được những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, biểu lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng là cậu bé được lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi. Thế nhưng trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng.

Ngay mở đầu đoạn trích, tình thương mẹ của Hồng bộc lộ trong ý nghĩ và tình cảm trong lần một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ với bà cô. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của bà cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu. Trong tâm hồn một đứa trẻ mới lớn, Hồng trưởng thành hơn, em đã nhận thức đức sâu sắc qua lời đanh nghiến đó. Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi". Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán. Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh “những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh: "vồ, cắn, nhai, nghiến" cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đã đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương. Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”. Tiếng gọi ấy cất lên hoảng hốt, gấp gáp như sợ bỏ lỡ điều gì. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả, tất cả vỡ òa ra trong những tiếng gọi mẹ. Nằm trong lòng mẹ, Hồng mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Với phong cách viết văn thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là cậu bé chịu số phận cay đắng, đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.

Với phong cách viết văn thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là cậu bé chịu số phận cay đắng, đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Không những thế Nguyên Hồng đã vạch trần ra hiện thực xã hội phong kiến lúc bấy giờ, những người như mẹ của Hồng, họ là những người phụ nữ với số phận bất hạnh. Chính miệng đời thế gian cùng những hủ tục phong kiến đã làm cho cuộc đời của người phụ nữ trong dã hội xưa trở lên thấp bé, bất hạnh.

  Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.

Câu 2: Những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thới kháng chiến chông thực dân Pháp qua Làng

Bài viết tham khảo

  Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và đã có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông sống gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Trong kháng chiến, ông tiếp tục viết về tinh thần kháng chiến của người nông dân. Truyện ngắn "Làng" được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.  Truyện thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, đó là tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh ông Hai được tác giả xây dựng trong bài là tượng trưng cho hình ảnh những người nông dân chân chất thật thà có tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. Sự thành công trong việc miêu tả sự thay đổi tâm lí nội tâm nhân vật ông Hai qua đó thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

  Truyện thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, đó là tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh ông Hai trong tác phẩm tượng trưng cho hình ảnh những người nông dân lúc bấy giờ. Những chuyển biến tâm trang của ông bộc lộ rõ nét thông qua chi tiết ông khoe làng, khi nghe tin làng theo giặc và đến khi nghe ti được cải chính. Thông qua cách miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật, Kim Lân đã làm nên những giá trị nội dung, ý nghĩa cho tác phẩm.

Được giác ngộ lí tưởng cách mạng, trung thành với cách mạng, với tổ quốc thân yêu. ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai đặc biệt qua cách ông khoe làng. Đó là niềm tự hào sâu sắc về một làng quê, có tính truyền thống của người nông dân. Mặc dù đang trong cảnh tản cư đi nơi khác những ông vẫn luôn quan tâm, để ý đến những thông tin đánh giặc đặc biết là những thông tin về ngôi làng của chính mình. Mặc dù không đọc được chữ nhưng ông vẫn đều đặn đến phòng thông tin nghe đọc báo, để rồi mỗi lần xuýt xoa khen ngợi trước những thông tin quân ta chiến thắng:” Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong “ hay như ?” Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc”. Những thông tin ấy cứ làm ông “ múa cả lên” vui mừng khôn xiết.  Đây là bước chuyển biến mới rất quan trọng về nhận thức và tình cảm của người nông dân trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc. Nghe tin làng theo giặc, ông sững sờ, ông như không tin và chính những gì mình vừa nghe. Thương con, ông gắt với chúng nhưng thực chất là muốn thể hiện tâm trạng đau đớn xót xa, giận những người ở lại làng.  Giận là thế nhưng rồi ông lại nghĩ lại. Ông ngờ ngợ không tin vào những gì mình vừa, nghe thấy. Ông nằm kiểm nghiệm lại tất cả, như muốn tìm ra lí do phủ nhận thông tin này, chứng minh rằng làng ông không phải Việt gian như lời họ nói. Rồi ông thương mình, thương cho những người cũng đang tản cư như ông liệu họ có rõ cơ sự này chưa,..Những ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà. Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói như vậy nhưng thực lòng đau như cắt. Đặc biệt khi ông hỏi thằng út ủng hộ ai, thằng bé không ngần ngại trả lời: “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm” thì đã bộc lộ Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất. Đó chính là lời thanh minh với Cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này. Qua đó, ta thấy: Tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu truyền thống và tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là Cụ Hồ được biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Diễn biến tâm trang được chuyển biến khi ông Hai nghe được tin cải chính, mọi gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng Chợ Dầu. Ông vội vàng thông báo với mọi nhà: “ Tây nó đốt nhà tôi rồi các ông ạ”, làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt, tin làng theo giặc là "sai sự mục đích cả". Cái cách ông đi khoe Tây đốt nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước" của người nông dân lao động bình thường. Việc ông rành rọt kể về trận chống càn ở làng Chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

  Tình cảm của ông Hai đối với ngôi làng của mình chính là biểu tượng tượng trưng cho tình yêu nước, quyết trung thành với đảnh của những người nông chân chân lấm tay bùn, hiền lành chất phác những năm khoáng chiến chống Pháp cứu nước. Tình yêu làng gắn liền với tình yêu Tổ quốc. Tác phẩm khá thành công khi viết về lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân VN thời kháng chiến chống Pháp. Kim Lân đã thể hiện được tài năng của mình qua tác phẩm này. 

Câu 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh

Bài viết tham khảo

Thân phận của người con gái vốn đã rất mong manh, sinh ra vào thời phong kiến lại càng phải chịu nhiều những đau đớn và tủi nhục. Thúy Kiều một nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du là tiêu biểu cho thân phận của người phụ nữ lúc bấy giờ. Nguyễn Du đã đánh những lời ai oán, đau đớn nhất để nói về cảnh “Mã Giám Sinh mua Kiều”, đã lột tả trần trụi thân phận của nàng Kiều bị mua đi bán lại như món hàng vô tri vô giác.

Thuý Kiểu là người con gái tài sắc của một gia đình trung lưu nền nếp. Trong tiết Thanh minh, Thuý Kiểu tình cờ gặp Kim Trọng. Hai người nhanh chóng yêu nhau rổi hẹn ước thề nguyện. Bỗng dưng, Vương viên ngoại b| thằng bán tơ vu oan. Gia đỉnh tan nát, cha và em trai bi bắt bớ, đánh đập, Thuý Kiều đành phải bán minh chuộc cha rổi rơi vào lẩu xanh lán thứ nhất. Đoạn thơ ghi lại cảnh Mã Giám Sinh đến mua Kiều và nỗi đau khổ của nàng trước bi kịch gia đình và bi kịch tình yêu " trâm gãy bình tan".Đoạn trích là nốt nhạc buồn, khởi đầu cho cung đàn bạc mệnh của cuộc đời Kiều kéo dài suốt mười lăm năm. Cái tài của Nguyễn Du là không miêu tả chung chung mà đi sâu vào những chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, thể hiện được thần thái của nhân vật. Nguyễn Du đã chụp cận cảnh làm rõ bộ mặt và trang phục của Mã:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.

Bộ mặt mày râu nhẵn nhụi dĩ nhiên là thiếu tự nhiên, râu cạo nhẵn, lông mày tỉa tót rất trai lơ. Từ “nhẵn nhụi” gợi cảm giác về một sự trơ trẽn, phẳng lì. Áo quần bảnh bao là áo quần trưng diện, cũng thiếu tự nhiên, Hai chữ “bảnh bao” thường dùng để khen áo quần trẻ em chứ ít dùng cho người lớn”. Phủ một lớp hào nhoáng lên vẻ ngoài nhân vật, tác giả đã chế giễu, mỉa mai tên buôn người họ Mã. Sự đả kích ngầm càng sâu cay hơn khi một người đã “trạc ngoại tứ tuần” ( sắp lên lão ) lại tỉa tót công phu, lại cố tô vẽ cho mình ra dáng trẻ trung như trai mới lớn.Không ai biết rõ tung tích Mã Giám Sinh, chỉ biết hắn là người từ phương xa tới (“viễn khách”). Hỏi hắn thì hắn trả lời cộc lốc, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi:

Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

Đặc biệt hành động thô lỗ, sỗ sàng của một kẻ vô học, đội lốt người học trò trường Quốc tử giám, đã hiện lên khá rõ qua chi tiết:

Ghế trên ngòi tót sỗ sàng.

“Ghế trên” là ghế ở vị trí trang trọng, dành cho bậc cao niên, bậc huynh trưởng, bậc đáng kính. Kẻ đi hỏi vợ là bậc con cái mà lại “ngồi tót” thì thật chướng mắt, vô lễ. Mã Giám Sinh xuất hiện trong buổi đến xem mặt như một kẻ bất nhân, đê tiện nhất

Khác màu kẻ quỷ người thanh

Chẳng hay con lại mắc tay bợm già.

Bản chất của Mã Giám Sinh lại càng rõ hơn khi hắn:

Đắn đo cân sức cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.

Cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Trong xã hội có bọn buôn thịt bán người, có loại người làm mối, sống bằng nghề làm mối. Tài sắc của người con gái như Thúy Kiều đã trở thành một món hàng để "cò kè"mua bán. Nhân phẩm của người phụ nữ bị chà đạp.

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.

Một loạt các từ “cò kè, thêm bớt, ngã giá…” đã chứng tỏ Mã Giám Sinh là một kẻ buôn người sành sỏi, lọc lõi. Y đã lộ nguyên hình là một con buôn sành sỏi. Mã Giám Sinh đâu còn là người học trò trường Quốc tử giám như đã xưng danh. Mặc dù ăn mặc chải chuốt, nói những lời hoa mỹ, ra vẻ lịch sự nhưng dần dần bản chất xấu xa, đê tiện, giả dối của y đã lộ rõ.

Chính vì sự tủi nhục khi phải bán mình, lại càng đau đớn hơn khi bán cho một tên buôn người bỉ ổi và đê tiện như Mã Giám Sinh. Nguyễn Du đã không để cho Kiều nói được một lời nào trong suốt cuộc buôn bán, kỳ kèo của Mã Giám Sinh. Nỗi đau đớn, thẹn thùng, xót xa tủi hổ ê chề đã được Nguyễn Du đẩy lên đến đỉnh điểm. Từ một người con gái, gia đình phong lưu, “Kín cổng cao tường”, nay biến thành một món hàng dưới bàn tay bẩn thỉu của mụ mối và Mã Giám Sinh, làm sao không khỏi đau đớn cho được. Tâm tình nàng Kiều lúc này thật ngổn ngang, nỗi đau vì mối tình đầu tan vỡ, nỗi uất ức vì án oan mà cha và em trai phải chịu, nỗi xấu hổ, thẹn thùng khi bản thân lâm vào cảnh phải để người đàn ông lạ tới xem mặt,… Hình ảnh nàng khi bước chân ra khỏi khuê phòng thật muôn vàn xót thương :

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

Nhìn cảnh vật nàng thấy xấu hổ ngại ngùng.Nước mắt của nàng thấm đẫm cả trang giấy, mỗi bước đi là mỗi bước xót đau. Những giọt nước mắt của tan nát, khổ đau làm quặn thắt lòng người đọc, khiên ai cũng thương thay cho thân phận nàng Kiều. Bước vào phòng khách với vẻ dè dặt, tủi hổ của người con gái khuê các :

Ngại ngùng dơn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trong gương mặt dày.

Nỗi đau khổ ấy đã đến tột cùng khi chẳng một ai mảy may động tâm thương cho nàng , mụ mối thì vén tóc bắt tay , lạ lùng đối xử với 1 một món hàng còn MGS thì đặt tài năng và nhan sắc lên cân đo đong đếm . Đến lúc này người con gái tài hoa nhan sắc ấy cảm thấy tủi hổ bẽ bàng:

Mối càng vén tóc bắt bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy phần nào số phận ai oán, bi thương của Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”. Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tả thực sắc xảo giúp chúng ta thấy rõ được bộ mặt tàn ác, ghê tởm của bọn buôn thịt  bán người trong xã hội, Đồng cảm, xót thương cho số phận nàng Kiều: phải bán mình chuộc cha. Thương  tiếc tài sắc giai nhân bị dâp vùi. Đó là giá trị nhân đạo. Có thể nói đoạn trích là 1 tiếng khóc ai oán cho thân phận con người , cho nhân phẩn con người bị chà đạp phải chăng trái tim của nhà thơ đang rung lên nức nở cùng với nỗi đau của Thúy Kiều. Đáng ra con người tài sắc “mười phân vẹn mười” này xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhất trong những người hạnh phúc, vậy mà xã hội phong kiến thối nát đã chà đạp phũ phàng khiến nàng phải gánh chịu khổ đau và bất hạnh trong mười năm đoạn trường cay đắng. Nguyễn Du đã thành công trong việc khắc hoạ nhân vật chính diện và phản diện và sự am hiểu của sâu sắc tâm lý nhân vật của ông trong tác phẩm.

  Đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận đau khổ của những con người bi áp bức, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của con người và lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. Đồng thời bày tò sự trân trọng đối với khát vọng tự do, hạnh phúc và khát vọng công lí, chính nghĩa.

Một số đề có thể

Câu 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương

Bài viết tham khảo

  Trong kho tàng văn học trung đại có rất nhiều những tác giả đã dùng ngòi bút của mình để viết về những mảnh đời bất hạnh. Mà tiêu biểu nhất đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Được sinh ra làm người nhưng không sống đúng giá trị của một con người. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Nàng chính là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nói riêng và phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

  Vũ Nương là một người con gái với xuất thân bình dân và vẻ đẹp dung dị mặn mà. Chính vì thế nàng đã được con trai hào phú trong làng để ý tới. Trương Sinh không tiếc trăm ngàn lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ. Thế nhưng Trương Sinh là công tử ít học, từ bé sống trong nhung lụa nên có tính đa nghi, gia trưởng. Từ sau khi làm dâu ý thức được thân phận nhỏ bé, gia cảnh bần hàn của mình Vũ Nương chưa một lần dám phản kháng hay làm trái ý chồng. Cuộc sống những tưởng êm ả thế nhưng binh biến loạn lạc, Trương Sinh phải lên đường ra chiến trận. Ngày chia tay nàng rót chén rượu đầy cho chồng mà thưa rằng: “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Mong muốn của nàng chẳng phải chức tước công lao chỉ đơn giản là hai tiếng hạnh phúc bình dị. Đó chính là niềm khát khao cháy bỏng của người vợ trong những ngày binh biên loạn lạc.

Vũ Nương ở lại một tay tần tảo lo lắng việc nhà, chăm sóc mẹ già lại phải cáng đáng thêm đứa con mới lọt lòng. Thế nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ người phụ nữ ấy oán trách nửa lời. Sau khi tiễn con trai lên đường mẹ già vì quá đau buồn mà sinh bệnh nặng. Vũ Nương ngày đêm túc trực thăm nom, đi khắp nơi kiếm thầy tìm thuốc chữa cho mẹ chồng, đồng thời hết lời khuyên lơi nhưng bà không qua khỏi. Mẹ chồng vô cùng cảm động trước tình cảm của con dâu nên trước khi nhắm mắt xuôi tay bà cầm tay nàng mà dặn dò : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.” Sau khi mẹ chồng qua đời nàng hết lòng ma chay, tang chú lễ nghĩa cho trọn đạo dâu hiền.

Về phần con nhỏ, do quấy khóc nên hàng đêm Vũ Nương ẵm con trên tay chỉ vào chiếc bóng mình trên tường và nói “Cha con đến kìa”. Mỗi lần như thế đứa bé lại cười reo thích thú. Lâu dần thành quen nàng cũng chẳng còn nhớ giải thích về “chiếc bóng” trên tường với con nữa.

Giặc tan, Trương Sinh trở về tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với nàng từ đây thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ vì hiểu lầm nhỏ nhặt mà đã đẩy cuộc đời Vũ Nương vào bế tắc.

Chính chiếc bóng mình trên tường đã khiến Trương Sinh nảy sinh lòng đa nghi đố kị. Không nghe vợ giải thích chỉ biết đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Vũ Nương vì quá tủi nhục đã trẫm mình xuống sông tự vẫn kết thúc nỗi oan nghiệt thấu trời. Nguyên nhân đẩy nàng đến cái chết không phải do sự vô tâm của chồng mà chính là sự cay nghiệt của miệng đời.

Số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Luôn bị áp bức và dồn đến đường cùng. Dù họ có xinh đẹp tài hoa hay sang hèn thì đều chung một tiếng đó là “bạc mệnh”. Như nhà thơ Nguyễn Du từng viết:

“Thương thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Họ là những nạn nhân của chế độ cũ, của những hủ tục lạc hậu và định kiến hà khắc. Sống ở đó họ chỉ tồn tại như những món đồ vô tri vô giác, mang đi đổi chác, bán mua và hoàn toàn không có quyền lên tiếng hay thanh minh gì cho mình. Vũ Nương chết mang theo nỗi oan thấu trời xanh thế nhưng kẻ khiến nàng rơi vào đường cùng là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án hay dè bỉu. Thậm chí khi nàng đã được minh oan, Trương Sinh cũng không bị cắn rứt lương tâm, không muốn nhắc lại chuyện cũ mà coi như “nó đã qua”. Phải chăng sự sống và cái chết của người phụ nữ trong xã hội bị coi thường đến mức rẻ rúm? Họ không có quyền thanh minh và lại càng không được bảo vệ đến tính mạng?

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng ngậm ngùi khi nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ bằng những vần thơ đầy đau thương:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Thế nhưng mặc dù đã đạp lên số phận, đã khẳng định tiếng nói vị thế của mình song hành động đó của bà chỉ như một điểm sáng vụt qua giữa bầu trời đầy đen tối. Nó không đủ để làm nên một đại cách mạng về quyền sống và quyền làm người của phụ nữ trong xã hội đương thời đầy rối ren và bế tắc.

  Vũ Nương chính là một hình ảnh đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Những con người sinh ra làm con người nhưng không được sống trọn vẹn một kiếp người. Đó cũng là tiếng nói chống lại sự bất công, phân biệt đối xử trong xã hội, và là tiếng lòng nhân ái đầy sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Dữ muốn gửi gắm.

Câu 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân

Bài viết tham khảo

  Từ xa xưa, dân tộc ta đã có một truyền thống quý báu đó là lòng yêu nước nồng nàn.  Truyền thống đó dường như đã thấm sâu vào máu của mỗi con người Viêt Nam và trở thành nguồn cảm hứng bất tận đối với các nhà thơ nhà văn. Đặc biệt là đối với Kim Lân. Ông đã khắc họa được tình yêu nước của những người nông dân Việt Nam chân chất thông qua hình ảnh nhân vật ông Hai. Một nhân vật mà đối với ông tình yêu nước không thể hiện qua những đóng góp lớn lao về của cải, vật chất mà chỉ đơn giản là niềm tự hào về ngôi làng ngỏ bé nhưng đầy ý chí quyết không đầu hàng giặc của mình.

  Là một văn bản tự sự, Làng có một cốt truyện gồm nhiều sự việc xoay quanh nhân vật chính với những tình huống bất ngờ, đầy kịch tính. Diễn biến tâm lí và sự phát triển tính cách của ông Hai đã làm nên toàn bộ cốt truyện. Ớ nhân vật ông Hai, nổi bật lên  là tình yêu làng xóm quê hương tha thiết, lòng yêu nước sâu nặng. Tự hào, hãnh diện, đó là những cảm xúc của ông Hai về làng Chợ Dầu vốn nổi tiếng có tinh thần đoàn kết chống giặc mà vì chiến tranh, ông và vợ con phải tời bỏ để đi tản cư nơi khác.

Làng Chợ Dầu của ông Hai là nơi ông sinh ra và lớn lên. Ông đã từng tự nhủ lòng “mình sinh sống ở làng này từ tấm bé đến bây giờ. Ông cha cụ kị mình xưa kia cũng ở cái làng này bao nhiêu đời nay…”. Cho nên, ông không thể không yêu từng con đường đất nhổ, từng nếp nhà tranh đơn sơ, từng thửa ruộng, từng ngọn cỏ, cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường làng lát toàn đá tảng… Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình một cách thiết tha nhất. Yêu đến độ đi tới đâu ông cũng kể về làng của mình với một sự say sưa và tình cảm mãnh liệt. Trước Cách mạng tháng Tám, vì yêu làng quê mình quá ông đâm biến thành người hay khoe. Đi đâu Ông cũng khoe làng ông có nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công, nó đã giúp ông hiểu được sự sai lầm của mình. Và từ đó, mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố , những ụ, những hào,... lắm công trình không để đâu hết. Mỗi lời của ông lúc này chứa đầy sự giác ngộ về cách mạng, về ý thức giai cấp mà ông là người trực tiếp tham gia trong đó.

Khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng. Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niềm thương nhớ. Vì vậy, nên lúc tản cư, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Mặc dù vậy, trong suy nghĩ của ông không bao giờ quên được ngôi làng của mình, không bao giờ quên những kỉ niệm tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui và nghĩa tình của ông khi xưa, đi đến đâu, gặp ai, ông cũng khoe về làng của ông. Ông vui thích với niềm vui nho nhỏ ấy. Quả thật, cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng.  Ngày bận rộn sản xuất thì thôi chứ chiều tối ông không sao chịu đựng nổi sự gặm nhấm của nỗi lòng, của tiếng rì rầm đếm tiền hàng của bà vợ. Ông lại sang hàng xóm khoe về cái làng nhỏ như để vợi đi phần nào sự mong nhớ. Chỉ có lúc ấy ông mới trở nên có khí sắc, mới thực sự được sống với bao kỉ niệm đẹp đẽ, với niềm tự hào của một tình yêu làng tha thiết, nồng nàn nhất.

Cho đến một ngày, ông gặp một đám người tản cư vừa ở Chợ Dầu mới lên nói rằng cả làng Chợ Dầu theo Tây hết rồi! Mới chỉ vừa nghe tin ấy thôi, cố ông Hai “nghẹn ắn hẳn lại, da mặt tê rân rân, ồn lão lặng đi tưởng như đến không thể thở được”. Ông tưởng chừng có thể ngất đi vì cái tin như sét đánh bên tai ấy. Ông Hai cố gượng và ngỗi nghe cho thật tỉ mỉ. Trời ơi, chẳng lẽ chuyện ấy là thật ư? Không thể, không thể thế được, ông lẳng lặng về nhà rồi nằm thu mình trên giường trấn tĩnh lại và suy ngẫm.  Ông cảm thấy đâu đớn và nhục nhã vì cái làng chợ Dầu yêu quý của mình theo giặc. Ông nguyền rủa bọn theo Tây : “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Niềm kiêu hãnh, tự hào, hạnh phúc, sung sướng, vui thích khi nghĩ về làng bấy lâu giờ bỗng chốc biến thành cảm gics tủi nhục, thất vọng, đau đớn, xấu hổ, bị mọi người rẻ khinh. Cảm giác ấy cũng những ý nghĩ tồi tệ đến không tưởng tượng được như từng nhát dao khứa vào tim ông,  Cũng chình từ lúc ấy, ông không dám đi đâu hết, suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức.  Nhà văn diễn tả tâm trạng của nhân vật chính này như một sự bất lực, tuyệt vọng. Và cũng chính lúc này, nhà văn đã nhận ra vẻ đẹp của lòng yêu nước ẩn chứa trong tâm hồn những người khác nữa. Từ mụ chủ nhà xấu người xấu nết mà hễ cứ thấy mặt là ông lại ghét cay ghét đắng, hay người đàn bà tản cư ngồi cho con bú với câu chửi đổng bâng quơ và còn bao người dân khác nữa,… Tất cả họ đều sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, chia nhà chia cửa cho đồng bào của mình khi có hoạn nạn, khó khăn, nhất là khi có hoạ ngoại xâm. Nhưng cũng chính họ đã phản ứng quyết liệt trước sự phản bội và không nhân nhượng với bất cứ ai hèn nhát đầu hàng hay chỉ cần là dân của một làng đã đi theo giặc.  Đến khi mụ chủ nhà đến báo không cho gia đình ông ở nữa, ông thấy tuyệt đường sinh sống và ông nảy ra ý định: “hay là quay về làng ?” nhưng rồi ý nghĩ đó lập tức bị ông lão phản đối ngay vì : “ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Sự đối lập trong lòng ông như được tác giả khắc họa một cách thật rõ nét. Một bên là tình yêu làng và một bên là tình yêu nước. Hai tình cảm này đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm trong lòng ông. Nhưng trong đó, tình yêu đất nước được ông Hai đặt lên trên hết.

Và như thấu được tinh cảm của ông Hai, sau cùng ông cũng nhận được tin cải chính rằng làng của ông không theo giặc. Sau khi được ông Chủ tịch làng Chợ Dầu lên đính chính lại tin làng theo giặc là “sai sự mục đích” thì trong lòng ông như mở hội. Ông mừng rỡ chạy đi báo cho bác Thứ, cho ông chủ nhà, rồi tất tưởi báo cho mọi người trong làng biết, ông cứ múa tay lên mà khoe tin “Tây nó đốt làng tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn.”  Niềm vui vì làng không theo giặc đã choáng hết tâm trí ông. Mọi đau khổ, buồn tủi đã được rũ sạch. Dường như niềm hạnh phúc của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp là được đánh đổi tất cả để đất nước được độc lập, người dân được sống yên bình, êm ả nơi quê cha đất tổ của mình.

Toàn bộ tác phẩm đã nêu lên một ý nghĩa sâu sắc, đó là sự thay đổi lớn lao về nhận thức của người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.  Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân bấy giờ, đơn giản, chất phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân VN sau cách mạng tháng 8. Họ đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng.  Kim Lân đã làm cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang truyện, người nghe không thể không tập trung: đoc, nghe để cảm nhận được nỗi đau vô hạn, sự tủi nhục khôn tả của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc; nỗi đau đó, sự tủi nhục đó không có một tính từ cảm xúc nào có thể diễn đạt. Và cũng với ngòi bút bút điêu luyện của mình Kim Lân đã tao ra môt tình huống bất ngờ gỡ đi nút thắt trong lòng nhân vật ông Hai – một niềm vui sướng vô hạn khi biết rằng làng mình không theo giặc. Để cốt truyện phát triển song hành cùng diễn biến tâm lí nhân vật là một thành công trong phong cách sáng tác của nhà văn.

  Qua tác phẩm Làng, Kim Lân đã thực sự thể hiện được tài năng của mình khi phác họa được thành công tinh thần yêu nước của nhân dân ta, phác họa được một thời y chống Pháp anh dũng và kiên cường của cả dân tộc. Làng khép lại trong một dư âm nhẹ nhàng của sự hoà quyện giữa tình yêu làng quê với tình yêu đất nước của người nông dân nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Câu 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Bài viết tham khảo

  Viết về đề tài kháng chiến không thể không kể đến thành công rất vang dội của rất nhiều nhà văn. Nó thậm chí còn trở thành những bằng chứng thép về những tháng ngày đau thương mà hào hùng của cả dân tộc. Những tác phẩm đi sâu bám sát từng diễn biến của cuộc kháng chiến lịch sử gợi cho người đọc biết bao nhiêu liên tưởng.

  Thế nhưng có lẽ trong hướng đi chung đó, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên cái riêng đầy khác biệt. Không đi sâu vào cuộc kháng chiến, không miêu tả cặn kẽ nỗi đau thương mà ông đi vào thứ tình cảm gia đình trong kháng chiến. Một cái riêng trong cái chung đầy vĩ đại ấy đó chính là đứa con tinh thần “chiếc lược ngà”. Câu chuyện tình cha con cảm động trong kháng chiến ấy đã lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu người.

Tình cảm gia đình trong thời chiến có lẽ không được nhiều nhà văn chú trọng bởi lẽ trong những thời khắc cam go đó đi sâu sát vào diễn biến cuộc kháng chiến mới là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng “Chiếc lược ngà” chính là một nốt ngân vang trong bản nhạc hào hùng đó. Nó như xoáy sâu vào nỗi đau chiến tranh đồng thời đó là tiếng lòng của những con người, những số phận về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà giặc đã gieo nên trên mảnh đất Việt Nam.

Tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu chính là thứ tình cảm đại diện trong thời buổi loạn lạc đó. Thứ tình cảm dung dị đặc biệt mà bom đạn không thể vùi lấp được. Ông Sáu xa nhà khi con còn nằm trong bụng mẹ mãi đến năm con gái tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà. Thế nhưng vì vết sẹo trên mặt mà đứa con gái tên Thu không nhận ra cha vì quá khác so với hình. Nó nhất quyết không nhận ông là cha.

Chỉ đến khi ông chào từ biệt mọi người về chiến khu thì đứa con mới nhận ra cha. Tình ca con thức dậy mãnh liệt là lúc hai cha con phải chia ly. Ở chiến khu ông gửi gắm tình yêu thương con bằng việc khắc chiếc lược ngà tặng con song chiếc lược chưa đến tay con cũng là lúc ông hi sinh trong một trận càn lớn của giặc. Trong giờ phút ngắn ngủi đó ông đã kịp trao chiếc lược cho bác Ba nhờ bác chuyển cho con gái.

Viết Chiếc lược ngà nhà văn Nguyễn Quang Sáng không tập trung miêu tả cặn kẽ tình cảm gia đình trong chiến tranh mà chủ yếu tập trung khai thác diễn biến tâm trạng nhân vật. Song nhà văn đã khéo léo lồng ghép để làm bừng sáng tư tưởng cách mạng khát vọng tự do trong đó. Và điều này đòi hỏi nhà văn phải là người có cái nhìn đúng đắn và giàu sức thuyết phục.

Sự yêu thương con nỗi khát khao gặp con khiến người cha không thể kìm nổi xúc động. Không chờ xuồng cập bến ông Sáu đã nhảy tót lên bờ làm chiếc xuồng chòng chành và cất tiếng gọi tha thiết: “Con! Thu”. Người cha không kìm nổi xúc động đến mức run run. Thế nhưng đáp lại tiếng gọi tha thiết ấy đứa con gái đứng ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình, rồi co chạy bỏ chạy. Bỏ mặc người cha lúc này đứng chết sững, mặt sầm lại vô cùng đáng thương, hai tay buông thõng như bị gãy.

Cuộc đời như đang tạo nên cho ông nhiều tình huống dở khóc dở cười. Trong suốt mấy ngày ở nhà ông càng ra sức gần gũi chào hỏi thì con bé càng đẩy ông ra xa. Điều ông mong mỏi chỉ là một tiếng ba thân thương thế nhưng con bé lại chẳng bao giờ chịu gọi. Những lúc như thế ông chỉ nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu và cười vì khổ tâm đến mức không thể khóc nổi. Thế rồi những lúc vì khổ tâm quá không thể kìm chế được ông đã đánh con. Sau đó ông hối hận không thôi. Nỗi mâu thuẫn cứ giằng xé trong lòng người cha tội nghiệp.

Càng đến ngày hết phép cũng là lúc ông càng tuyệt vọng vì có lẽ tiếng cha sẽ mãi mãi chẳng bao giờ được nghe. Nỗi đau của ông cũng chính là nỗi đau của rất nhiều những chiến sĩ bấy giờ. Ngày đêm chiến đấu vì lí tưởng vĩ đại nhưng chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ thương gia đình.

Những tưởng người cha khốn khổ ấy sẽ mang nỗi đau đáu đến khi ra chiến trường thì đến phút cuối cùng đứa con gái đã trao cho anh Sáu một tiếng gọi ngọt ngào. Người cha đứng chào mọi người, lặng lẽ đưa mắt nhìn đứa trẻ núp sau cánh cửa anh cũng muốn đến ôm nó lắm nhưng chỉ sợ nó lại chạy đi. Anh chỉ dám nhìn con từ xa và bảo “Ba đi nghen con”. Ai ngờ trong giây phút ấy bé Thu chạy đến gọi “Ba”. Sự ngọt ngào khiến người cha như nín thở, giây phút này anh đã chờ đợi bao lâu. Cái ôm đầy bịn rịn đứa con dường như chẳng nỡ rời xa cha mình. Chỉ khi anh hứa sẽ mang tặng con mình chiếc lược ngà đứa con mới bịn rịn rời lưng cha.

Thế nhưng người cha ấy đã mang theo lời hứa mãi mãi nằm lại nơi chiến trường mưa bom bão đạn. Trong một trận càn lớn của địch anh Sáu đã hi sinh, trong cái thời khắc ấy khi chẳng còn sức lực để chăng chối điều gì anh chỉ lặng lẽ rút chiếc lược trong túi đưa vào tay bác Ba với mong muốn chuyển đến tay người con gái yêu thương của mình. Chiếc lược được người cha làm nên bởi những nhớ nhung khắc khoải và cả những ân hận trong những lần nỡ xuống tay đánh con mình. Chiếc lược người cha đã cặm cụi làm nên trong những giờ buông súng nghỉ ngơi, thỉnh thoảng lại mang ra chải tóc cho lược thêm bóng. Hình như ở cái giờ phút sinh li tử biệt đó, mọi đau thương đều nhường chỗ cho tình yêu thương, tình phụ tử. Chỉ có tình phụ tử là bất diệt trước mũi tên hòn đạn mà thôi.

  Ta không thể phủ nhận một điều rằng hoàn cảnh của anh Sáu trong Chiếc lược ngà là một câu chuyện về tình cha con sâu sắc nhưng nó cũng chỉ là một trong vô số những câu chuyện gia đình cảm động trong hoàn cảnh chiến tranh thời bấy giờ. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên một câu chuyện vô cùng ấn tượng, một điểm sáng chói lòa trong bầu trời văn học kháng chiến. Nó thể hiện tình người sâu sắc, tình cảm gia đình bất diệt dù trong mọi hoàn cảnh vẫn sáng ngời bất diệt. Và cũng chỉ có thứ tình cảm dung dị đó mới là động lực bất diệt khiến con người ta chiến đấu quả cảm và anh dũng đến vậy mà thôi.

IV. Soạn bài cực ngắn: Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9: Nghị luận văn học( Làm ở nhà)

Câu 1: Những suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích trong lòng mẹ

Dưới đây là dàn ý tham khảo các em có thể viết theo ý mình

Dàn bài

1. Mở bài: Giới thiệu sơ qua về tác giả Nguyên Hồng và đề cập tới đề tài tình mẫu tử

2. Thân bài:

a. Khái quát đầu: giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nội dung:

Hoàn cảnh sáng tác, vị trí: Những ngày thơ ấu là tập hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương , đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm

Nội dung:  Hồng là cậu bé được lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

b. Phân tích tình mẫu tử trong đoạn trích thông qua những luận điểm:

Luận điểm 1:  Trước hết, tình thương mẹ của Hồng bộc lộ trong ý nghĩ và tình cảm trong lần nói chuyện với người cô.( Phân tích lời nói, cử chỉ của Hồng trước những lời nói đanh nghiến của bà cô)

Luận điểm 2: Chính tình mẫu tử nồng đượm, sâu sắc đó đã giúp Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những cổ tục, định kiến tàn ác cần lên án. Tình thương yêu ấy càng bộc lộ sinh động hơn nữa trong lần Hồng gặp mẹ.

c. Tổng kết:

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm và đề cao, nổi bật tình mẫu tử trong bài

Với phong cách viết văn thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là cậu bé chịu số phận cay đắng, đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.

3. Kết bài:

Đánh giá, khái quát ý nghĩa, khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Câu 2: Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thới kháng chiến chông thực dân Pháp

Dưới đây là dàn ý tham khảo các em có thể viết theo ý mình

Dàn bài

1. Mở bài: giới thiệu chung về tác gải và nêu nhện định những chuyển biến tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

2.Thân bài:

a. Khái quát đầu: giới thiệu về tác gải, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và giải thích nhận định

Truyện ngắn "Làng" biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm đối với quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng đã hòa nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có tính chuyển biến mới.

Nội dung chính: Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. Ở ông Hai, tình cảm chung đó mang màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

b. Luận điểm chứng minh:

Luận điểm 1: Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống của người nông dân trong nhân vật ông Hai:

  • Ông Hai khoe làng
  • Ông không đọc được chữ nhưng ham đi đọc thông tin ở phòng đọc báo. Niềm vui của ông khi nghe được tin thắng trận của quân ta

Luận điểm 2:  Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

  • Khi ông ngồi ở quán nước, nghe thấy người ta nói làng ông Việt gian, ông như không tin vào chính tai mình hỏi lại
  • Ông cúi gằm mặt đi về trong sự xấu hổ tủi nhục
  • Nằm suy nghĩ về bản thân, về ngôi làng, về những người tản cư làng mình liệu đã nghe tin này chưa, về lũ con còn nhỏ
  • Cuộc sống của ông những tháng ngày về sau đó là chỗi ngày sống trong lo sợ, nghi ngờ và tủi nhục
  • Trò chuyện với thằng út, khẳng định lòng mình trung thành với Đảng

Luận điểm 3: Khi tin làng được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng Chợ Dầu.: niềm vui sướng hạnh phúc tột cùng của ông Hai khi nghe tin nhà mình bị đốt

c. Khái quát cuối:

  • Nghệ thuật: Sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
  • Nội dung:Khẳng định tình yêu làng, yêu nước của ông Hai có sự chuyển biến mới trong nhận thức, ông không chỉ yêu làng quê của mình mà ông còn tin vào cách mạng, yêu Tổ quốc. Vì tình yêu làng đã gắn liền với tình yêu tổ quốc, tình yêu nước của người nông dân vô cùng sâu nặng.Từ nhận thức, giác ngộ của những người nông dân như ông Hai mà đã làm nên thắng lợi của cả một dân tộc. Đây chính là nhận thưc mới của người nông dân những năm kháng chiến chống Pháp mà đại diện là ông Hai

3. Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa những đánh giá chung và nhận định về ông Hai  đồng thời khẳng định được những chuyển biến cảm xúc của những người nông dân những năm thàng kháng chiến chống Pháp

Câu 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài: 

  • Giới thiệu đoạn trích
  • Giới thiệu hoàn cảnh của nhân vật Thúy Kiều: bán mình để chuộc cha và em trai.

2. Thân bài:

Hình ảnh của Thúy Kiều trước khi gia đình gặp biến cố

  • Sinh ra trong gia đình thượng lưu, lương thiện, vừa xinh đẹp tuyệt trần vừa trong trắng ngây thơ.
  • Một buổi chiều xuân đi tảo mộ, nàng có hai cuộc gặp gỡ đầy định mệnh...
  • Trước biến cố của gia đình, nàng biết chịu đựng và hi sinh khi quyết định bán mình chuộc cha...
  • Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều trong cuộc trao đổi, mua bán:

Tình cảnh tội nghiệp của Thúy Kiều:

  • Nàng là một món hàng để người ta trao đổi, mua bán
  • Ý thức được nhân phẩm

Nỗi đau đớn, tái tê:

  • Buồn rầu, tủi hổ, ngại ngùng
  • Ê chề trong cảm giác thẹn với lòng
  • Đau đớn khi tình duyên tan vỡ...

Tấm lòng của tác giả:

  • Khinh bỉ, căm phẫn tố cáo thế lực vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm của con người.
  • Tác giả có cái nhìn cảm thông, thương cảm với số kiếp "hồng nhan bạc mệnh" của Thúy Kiều.

3. Kết bài: 

  • Nội dung: Nguyễn Du đã cho người đọc thấy phần nào sô phận ai oán, bi thương của Kiều.
  • Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ, dùng bút pháp tả thực để khắc họa, miêu tả.

Một số đề có thể

Câu 1:  Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương

Các em có thể tham khảo dàn ý để viết bài hoàn chỉnh theo ý mình

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác phẩm, tác giả
  • Giới thiệu Vũ Nương - một người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

II. Thân bài:

a. Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

  • Có tư tưởng tốt đẹp
  • Người vợ dịu hiền, khuôn phép: chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng, một mình nuôi con…
  • Người con dâu hiếu thảo: chăm mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu đáo.

b. Nỗi đau, oan khuất của nàng:

  • Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan
  • Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi.
  • Không thể thanh minh, nàng đành tìm tới cái chết để bày tỏ nỗi oan.

c. Khi chết Vũ Nương vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về

  • Ở thủy cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.
  • Tìm về để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.
  • Nhưng nàng không thể trở nhân gian được

d. Nhận xét về nghệ thuật:

  • Khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nghệ thuật…
  • Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay.

III. Kết bài:

  • Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.
  • Nhân vật Vũ Nương để lại trong người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

Câu 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân

Dưới đây là dàn ý các em có thể tham khảo

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác phẩm Làng của Kim Lân.
  • Xây dựng cốt truyện là yếu tố nghệ thuật góp phần chính vào thành công của truyện.

II. Thân bài: cốt truyện của truyện ngắn Làng của Kim Lân gắn với tâm trạng ông Hai.

Diễn biến cốt truyện :

  • Tình yêu làng của ông Hai trước Cách mạng.
  • Tình yêu làng của ông Hai sau Cách mạng.
  • Trước khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Ông yêu làng, tự hào về làng, hay khoe làng. Ông tin tưởng vào thắng lợi cuộc kháng chiến do Chính phủ và Cụ Hồ lãnh đạo.
  • Khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc vào những ngày sau đó. Tình yêu làng của ông bị đặt vào tình huống gay cấn, đầy thử thách.
  • Khi ông Hai biết sự thật: tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng báo tin làng ông không theo giặc, nhà mình bị giặc đốt nhẵn.

Nghệ thuật dựng cốt truyện Làng

  • Sự phát triển của cốt truyện hợp lí : diễn tả được chính xác tâm lí người nông dân Việt Nam những ngày đầu chống Pháp.
  • Sự phát triển của cốt truyện cũng là sự phát triển tâm trạng nhân vạt chính (ông Hai) trong tình huống đặc biệt.
  • Cốt truyện được diễn tả sinh động thành câu chuyện có giá trị nghệ thuật bằng biện pháp độc thoại nội tâm, bằng đối thoại,… Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đặc sắc.
  • Nhờ đó, truyện đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam những ngày đầu chống Pháp với tình yêu làng, yêu nước sâu sắc.

III. Kết bài:

  • Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã thể hiện tài năng kể chuyện của Kim Lân.
  • Truyện cũng cho ta hiểu về tình yêu làng gắn với tình yêu nước cao cả của người nông dân Việt Nam.

Câu 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Dưới đây là dàn ý tham khảo

I. Mở bài:

  • Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
  • Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.

II. Thân bài:

1. Tình cảm của cha con ông Sáu:

a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:

  • Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng ( bé Thu )chưa đầy một tuổi.
  • Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
  • Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.

b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:

Bé Thu rất yêu ba:

  • Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha ( khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
  • Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược,bướng bỉnh ( để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
  • Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
  • Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…

Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:

  • Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
  • Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
  • Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng ( khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
  • Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
  • Ân hận vì đã đánh con.
  • Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng…

2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:

  • Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
  • Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
  • Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
  • Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  • Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.

III. Kết bài:

  • “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
  • Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình,tình cha con…luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
Tìm kiếm google: soan van 9 ngan nhat, soạn văn 9 siêu ngắn, soạn văn 9 bài Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9: Nghị luận văn học

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com