Soạn vật lí 7 bài 13 trang 37 cực chất

Giải vật lý 7 bài 13 trang 37 cực chất. Bài học: Môi trường truyền âm - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Trang 37 - SGK vật lí 7

Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả cầu bấc treo gần trống 2 ? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ?

Bài tập 2: Trang 37 - SGK vật lí 7

So sánh biên độ dao động của hai quả cầu bấc. Từ đó rút ra kết luận về độ to của âm trong khi lan truyền.

Bài tập 3: Trang 37 - SGK vật lí 7

Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường nào khi nghe thấy tiếng gõ ?

Bài tập 4: Trang 38 - SGK vật lí 7

Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?

Bài tập 5: Trang 38 - SGK vật lí 7

Kết quả thí nghiệm trên đây chứng tỏ điều gì?

Bài tập 6: Trang 39 - SGK vật lí 7

Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép ?

Bài tập 7: Trang 39 - SGK vật lí 7

Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào ?

Bài tập 8: Trang 39 - SGK vật lí 7

Hãy nêu ví dụ chứng tỏ rằng âm có thể truyền trong môi trường lỏng?

Bài tập 9: Trang 39 - SGK vật lí 7

Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa, người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao ?

Bài tập 10: Trang 39 - SGK vật lí 7

Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất được không? Tại sao?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Ta thấy quả cầu bấc dao động => âm thanh từ trống tác dụng lên quả cầu bấc.

Bài tập 2: Biên độ của quả cầu bấc thứ nhất lớn hơn biên độ của quả cầu bấc thứ hai. =>Càng xa nguồn âm, âm thanh càng nhỏ.

Bài tập 3: Do bạn B không nghe thấy tiếng gõ mà bạn C lại nghe thấy nên âm thanh truyền qua môi trường chất rắn.

Bài tập 4: Ta thấy âm truyền đến tai qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Bài tập 5: Từ thí nghiệm chuông điện đặt trong bình thủy tinh kín bị hút dần không khí, ta thấy âm thanh không truyền qua môi trường chân không.

Bài tập 6: Vận tốc truyền âm trong thép lớn hơn trong nước lớn hơn trong không khí.

Bài tập 7: Âm thanh truyền đến tai chúng ta trong cuộc sống thường ngày là truyền trong môi trường không khí.

Bài tập 8: Một số ví dụ chứng tỏ âm thanh truyền trong môi trường chất lỏng là: Ta nghe thấy tiếng bóng bóng sủi trong bể cá có máy tạo oxi; / Nghe thấy tiếng kim đồng hồ chạy trong nước khi cho đồng hồ vào trong môi trường nước.

Bài tập 9: Người ta áp tai xuống đất do: Tốc độ truyền âm trong môi trường chất rắn lớn./ Khả năng truyền âm trong môi trường chất rắn tốt nên sẽ nghe rõ hơn trong môi trường không khí.

Bài tập 10: Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất được do âm thanh không truyền trong môi trường chân không.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: 

- Ta thấy quả cầu bấc dao động. Điều đó chứng tỏ rằng âm thanh từ trống tác dụng lên quả cầu bấc.

Bài tập 2: 

- Biên độ của quả cầu bấc thứ nhất lớn hơn biên độ của quả cầu bấc thứ hai. 

=>Càng xa nguồn âm, âm thanh càng nhỏ.

Bài tập 3: 

- Do bạn B không nghe thấy tiếng gõ mà bạn C lại nghe thấy nên âm thanh truyền qua môi trường chất rắn.

Bài tập 4: 

- Sau các thí nghiệm, ta thấy âm truyền đến tai qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Bài tập 5: 

- Từ thí nghiệm chuông điện đặt trong bình thủy tinh kín bị hút dần không khí, ta thấy âm thanh không truyền qua môi trường chân không.

Bài tập 6: 

- Từ bảng trang 39 (SGK) ta thấy vận tốc truyền âm trong thép lớn hơn trong nước lớn hơn trong không khí.

Bài tập 7: 

- Âm thanh truyền đến tai chúng ta trong cuộc sống thường ngày là truyền trong môi trường không khí.

Bài tập 8: 

- Một số ví dụ chứng tỏ âm thanh truyền trong môi trường chất lỏng là:

1. Ta nghe thấy tiếng bóng bóng sủi trong bể cá có máy tạo oxi.

2. Nghe thấy tiếng kim đồng hồ chạy trong nước khi cho đồng hồ vào trong môi trường nước.

Bài tập 9: Người ta áp tai xuống đất do:

1. Tốc độ truyền âm trong môi trường chất rắn lớn.

2. Khả năng truyền âm trong môi trường chất rắn tốt nên sẽ nghe rõ hơn trong môi trường không khí.

Bài tập 10: 

- Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất được do âm thanh không truyền trong môi trường chân không.

 

Tìm kiếm google: Giải vật lí 7 bài 13: Môi trường truyền âm ; vật lí 7 bài 13: Môi trường truyền âm ; bài 13: Môi trường truyền âm

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com