A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây cho thấy không khí bị ô nhiễm?
- Hàm lượng khói, bụi vượt ngưỡng cho phép
- Chứa nhiều các loại vi khuẩn, khí độc
- Gây hại đến sức khoẻ của con người và các sinh vật khác
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Ô nhiễm không khí có thể do những nguyên nhân nào gây ra?
- Nguyên nhân tự nhiên
- Nguyên nhân nhân tạo
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 3: Đâu là nguyên nhân tự nhiên gây ra ô nhiễm không khí?
- Núi lửa phun trào
- Hiện tượng biển tiến, biển thoái
- Nhật thực
- Hoạt động đốt rác của con người
Câu 4: Đâu là nguyên nhân nhân tạo gây ra ô nhiễm không khí?
- Cháy rừng
- Khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
- Núi lửa phun trào
- Thuỷ triều lên xuống
Câu 5: Ô nhiễm không khí gây hậu quả trực tiếp đến đối tượng nào?
- Con người
- Động vật
- Thực vật
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Bệnh nào do ô nhiễm không khí gây ra?
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Tiêu chảy
- Tiểu đường
- Sốt xuất huyết
Câu 7: Hành động nào sau đây giúp bảo vệ môi trường không khí?
- Đốt rác
- Sử dụng các phương tiện cá nhân: xe máy, ô tô,…
- Trồng nhiều cây xanh
- Hạn chế vệ sinh nhà cửa
Câu 8: Hành động nào sau đây không nên làm để bảo vệ môi trường không khí?
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở
- Sử dụng than, củi làm nhiên liệu để nấu ăn
- Xử lí rác thải đúng quy định
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Câu 9: Phương tiện nào không giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí?
- Xe buýt
- Xe máy
- Xe đạp
- Tàu điện
Câu 10: Đâu là những việc cần làm để phòng tránh bão?
- Thường xuyên cập nhật thông tin về cơn bão
- Tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản, cây trồng và vật nuôi
- Đề phòng tai nạn do bão
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Đâu là việc không được phép làm để phòng tránh bão?
- Dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết
- Tranh thủ ra khơi và trở về bờ trước khi bão đổ bộ
- Xác định vị trí an toàn để trú ẩn
- Chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn
Câu 12: Vật nào sau đây không cần chuẩn bị để đảm bảo sinh hoạt khi có bão?
- Đồ chơi
- Nước uống, lương thực – thực phẩm
- Thuốc men
- Đèn pin, quần áo
Câu 13: Chúng ta nên trú ẩn ở…
- Trong nhà, khi đã được gia cố, chằng chống
- Dưới các mái hiên, gốc cây
- Trên tàu, thuyền neo đậu ở bờ biển
- Gần nơi có cột điện bị đổ
Câu 14: Hiện tượng thời tiết nào sau đây cho thấy sắp có bão đổ bộ?
- Trời quang đãng
- Sương mù dày đặc
- Gió dữ, mây đen kéo đến
- Nắng to
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1. Khí thải từ hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí?
- Hoạt động sản xuất công nghiệp
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Hoạt động sinh hoạt của con người
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà?
- Khói thuốc
- Mùi thức ăn khi đun nấu
- Sử dụng chất tẩy rửa
- Sử dụng các loại sơn tường
Câu 3: Ô nhiễm không khí gây ra hậu quả gì đối với con người?
- Làm giảm tầm nhìn
- Gây ra các bệnh về mắt, đường hô hấp
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 4: Đâu không phải là hậu quả của ô nhiễm không khí đến các loài động – thực vật?
- Dẫn đến biến đổi khí hậu
- Gây mất cân bằng sinh thái
- Hoá chất ô nhiễm trong không khí làm cây cối bị cháy, rụng lá, không thể ra quả
- Gây mưa axit, làm thay đổi chất lượng nước và làm chết các sinh vật trong nước
Câu 5: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí?
- Không khí có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, động vật và thực vật
- Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng
- Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Chúng ta nên sử dụng loại bếp nào để hạn chế ô nhiễm không khí?
- Bếp gas
- Bếp điện
- Bếp củi
- Bếp than
Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây gây ra mưa axit?
- Do các chất độc hại từ khí thải, khói bụi trong không khí hoà tan vào nước mưa
- Do nước bị ô nhiễm từ sông, hồ bốc hơi lên tạo thành
- Do sự phát triển ngày càng nhiều của các khu công nghiệp
- Do hoạt động trồng trọt của con người
Câu 8: Theo thang sức gió Bô-pho, gió như thế nào được gọi là bão?
- Gió từ cấp 8 trở lên
- Gió giật từng cơn
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 9: Gió mạnh và chuyển động nhanh có thể gây ra hiện tượng nào?
- Sóng thần
- Động đất
- Thuỷ triều
- Lốc xoáy
Câu 10. Hậu quả nào sau đây có thể xảy ra khi bão đổ bộ?
- Gây thiệt hại về mùa màng: làm gãy đổ cây cối, ngập úng,…
- Gây thiệt hại về người: cuốn bay người, đuối nước,…
- Gây thiệt hại về của: làm nhà cửa bị hư hại, tốc mái, sập đổ,…
- Cả ba đáp án trên đều đúng
III. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Thành phố nào ở Việt Nam có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất?
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Hồ Chí Minh
- Cả A và C đều đúng
Câu 2: Việc nào sau đây phải làm trước khi có bão?
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, tỉa cành cây
- Dự trữ nước uống, lương thực – thực phẩm, thuốc men
- Đưa tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Việc nào sau đây phải làm trong khi có bão?
- Trú tránh dưới các mái hiên, gốc cây
- Đóng kín các cửa trong nhà, không ra khỏi nhà
- Khi gặp nạn, tốt nhất chỉ nên chờ đợi
- Ở nơi trú ẩn, hạn chế liên lạc với bên ngoài