Câu 1. Trình bày một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở ĐNA trong thời kì cổ - trung đại:
- Tín ngưỡng:
- Trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn từ bên ngoài, ở ĐNA đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng.
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- Tín ngưỡng phồn thực.
- Tín ngưỡng thờ cúng người đã chết.
- Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử ĐNA và tiếp tục tồn tại đến ngày nay như một nét văn hóa truyền thống độc đáo của các quốc gia trong khu vực.
- Tôn giáo
- Các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo,...lần lượt được du nhập vào ĐNA và có ảnh hưởng trong đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực.
- Phật giáo du nhập từ khoảng những TK đầu Công nguyên và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa của cư dân nhiều nước.
- Hồi giáo được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XIII. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở ĐNA với sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo.
- Công giáo được truyền bá vào Phi-lip-pin vào đầu TK XVI và tiếp tục được truyền bá vào các nước khác trong khu vực.
- Là một khu vực đa tôn giáo nhưng các tôn giáo ở ĐNA cùng tồn tạo, phát triển một cách hòa hợp.
Câu 2. Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á vì:
- ĐNA nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, được xem như một ngã tư đường, cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới.
- Các hoạt động khai thác biển và buôn bán bằng đường biển là con đường để nhiều tôn giáo du nhập và được truyền bá tại các quốc gia ĐNA.
- Trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn từ bên ngoài, ở ĐNA đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng.