Em hãy vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 vẻ chế độ chính trị.

Vận dụng:

Câu 1. Em hãy vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 vẻ chế độ chính trị.

Câu 2. Em hãy viết một bài luận về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ sản phẩm với các bạn trong lớp.

Câu trả lời:

Câu 1. Em hãy vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 vẻ chế độ chính trị.

  • HS thực hiện vẽ tranh

Câu 2. Em hãy viết một bài luận về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ sản phẩm với các bạn trong lớp.

Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200-300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Là tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch mang tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới; nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau; chuyên chở sả lượng dầu thô và các sản phẩm toàn cầu. Với Mỹ: Là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và đồng minh chuyên chở qua Biển Đông; Với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông.
Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Ngoài ra sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, đó là nơi hấp dẫn các thế lực đế quốc bành trướng nhiều tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.

Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí và trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên có tiềm năng rất lớn. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác

Các loại hải sản trong lòng biển nước ta được đánh giá vào loại phong phú cả về số lượng và chất lượng trong khu vực
nhau, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao. Đến nay đã xác định có 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi cá phân bổ ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọc ven biển còn có hơn 80 vạn hét-ta bãi triều và các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng hải sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong câu… Với tiềm năng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tao ra nguồn xuất khẩu có kim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh cao.
Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Riêng khu Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mô vừa ở Hòn chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ. Hiện nay nước ta có trên 100 cảng biển và 10 khu chuyển tải hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống các cảng biển.

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net