Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
TOÁN 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1:
TOÁN 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2:
TOÁN 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1:
1.Ôn tập và bổ sung
2. Số tự nhiên. 56
TOÁN 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2:
3.Các phép tính với số tự nhiên .
4. Phân số
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
- HS lập được các số trong phạm vi 100 000; đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng; biết so sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự và thứ tự các số trên tia số; biết làm tròn các số đến hàng nghìn.
- Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài và tiền Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất yêu nước, trung thực, trách nhiệm.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ.
- Thẻ số - bảng số dùng cho bài tậo 3; một số tờ tiền (hoặc hình vẽ) dùng cho bài tập 6.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Đố bạn": + GV: Đố bạn, đố bạn! + HS: Đố gì, đố gì? + GV: Đọc số 99 898 + HS: …………… + GV: Nêu cấu tạo số 65 056 + HS: …………. (HS thay nhau đố cả lớp hoặc chơi theo nhóm đôi – hai bạn đố nhau) - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập lại các số trong phạm vi 100 000 "Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000". B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS hiểu được mối quan hệ giữa các hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Về cấu tạo, phân tích số có sáu chữ số, viết số có sáu chữ số thành tổng các trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị (và ngược lại) - Củng cố kiến thức về sắp xếp các số theo thứ tự các số trên tia số và làm tròn các số đến hàng nghìn. - Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài và tiền Việt Nam. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu để, phân tích mẫu: + GV cho HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu của GV. + GV nói cấu tạo số: "Số gồm 3 chục nghìn, 7 nghìn, 6 trăm, 5 chục và 9 đơn vị" HS viết số vào bảng con rồi đọc số, viết số thành tổng. - GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/yêu cầu) GV dùng bảng con của HS để vấn đáp và thao tác giúp HS nhận biết giá trị của các chữ số trong một số bằng cách chỉ tay vào từng chữ số để HS nói (xác định giá trị số). - HS xác định các việc cần làm: viết số, đọc số, viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn. - Sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói. CÁC TÀI LIỆU TOÁN 4 CHẤT LƯỢNG KHÁC:
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Số? - HS đọc và xác định yêu cầu bài toán. - HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm: GV cho HS nhận xét: + các dãy số trên lần lượt là dãy các số tròn chục, tròn trăm, tròn chục nghìn; + các số trong mỗi dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn → Đếm thêm: câu a – thêm 10; câu b – thêm 100; câu c – thêm 10 000. – HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. - Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / dãy số), khuyến khích HS nói cách làm. - GV gọi 3 HS trình bày kết quả. - GV cho HS chữa bài, chốt đáp án. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Chọn số thích hợp với mỗi tổng - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu. - HS tìm hiểu và làm bài cá nhân.
- Sửa bài, GV có thể cho HS chơi tiếp sức, gắn bảng số với thẻ số phù hợp, khuyến khích HS nói tại sao lại gắn như vậy. Chẳng hạn: + Bảng A có 3 chục nghìn, 6 nghìn, 2 trăm và 4 chục nên em chọn thẻ N số 36 240. + Thẻ M có số 36 024 gồm 3 chục nghìn, 6 nghìn, 2 chục và 4 đơn vị nên em chọn bảng D. Hoặc: hai bảng A và D đều có 30.000 nên ta xét hai số 36024 và 36 240. Số 36 024 có 2 chục và 4 đơn vị nên ta chọn bảng D. … - GV chữa bài, chốt đáp án, khen các HS hoàn thành thanh, đúng và rút kinh nghiệm, khích lệ các HS chưa tích cực. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4. - HS hoạt động nhóm đôi đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận tìm hiểu ví dụ. Với những HS còn hạn chế, GV hướng dẫn các em viết các số theo cột dọc để so sánh thuận lợi. - HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ. - GV gọi một vài HS trình bày kết quả - Sửa bài: a) Vài HS đọc dãy số, cả lớp nhận xét, GV viết dãy số lên bảng lớp. b) GV vẽ tia số bên dưới dãy số vừa viết, cho HS thi đua nối số vào đúng vị trí trên tia số. - GV chữa bài và hệ thống cho HS cách so sánh số: + Số có ít chữ số hơn thì bé hơn. + Hai số có số chữ số bằng nhau: So sánh các cặp chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải. Cặp chữ số đầu tiên khác nhau → Kết luận + Trên tia số: Số bên trái bé hơn số bên phải. Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5. - GV cho HS đọc yêu cầu: “Làm tròn số rồi nói theo mẫu" - HS (nhóm đôi) thảo luận tìm hiểu ví dụ, dựa vào cách làm tròn số đã biết, nhận xét: + Số được làm tròn đến hàng nào? (hàng chục) + Cần quan sát chữ số hàng nào? (hàng đơn vị) + Hàng đơn vị: ● Các chữ số nào thì giữ nguyên chữ số hàng chục? (1; 2; 3; 4) ● Các chữ số nào thì thêm 1 vào chữ số hàng chục? (5; 6; 7; 8; 9) + Sau khi làm tròn số, ta được số nào? (số tròn chục) – HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn. - Sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói theo mẫu và giải thích. Ví dụ: ● Làm tròn số 81425 đến hàng nghìn thì được số 81.000. ● Làm tròn số đến hàng nghìn, cần quan sát chữ số hàng trăm, chữ số hàng trăm là chữ số 4, giữ nguyên chữ số hàng nghìn. Sau khi làm tròn số ta được số tròn nghìn.
- GV cho lớp chữa bài và rút kinh nghiệm.
Nhiệm vụ 6: Hoàn thành BT6. - GV cho HS đọc yêu cầu đề, tìm hiểu mẫu. - GV hướng dẫn HS nhận biết thứ tự việc cần làm: a) Đếm thêm theo mệnh giá tờ tiền → Xác định tổng số tiến. b) Thực hành chọn hộp bút chì màu phù hợp với số tiền. - HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với bạn bên cạnh. - GV mời 2 - 4 HS trình bày kết quả.
- Sửa bài, GV có thể trình chiếu (hoặc treo hình vẽ) cho HS trình bày cách làm. (GV cũng có thể cho HS đếm trực tiếp các tờ tiền thật, GV có thể cho thêm số lượng tờ tiền và yêu cầu HS xác định các giá trị) C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM a. Mục tiêu: - Rèn luyện, củng cố dạng bài đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Củng cố dạng bài về cấu tạo, phân tích số có sáu chữ số, viết số có sáu chữ số thành tổng các trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị (và ngược lại) - Củng cố, vận dụng giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành Thử thách GV cho HS đọc yêu cầu đề. - HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm: Các số trong mỗi dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn Đếm thêm: câu a – thêm 10; câu b – thêm 100. - HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. - GV mời đại diện 2 HS trình bày kết quả. - Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/ dãy số), khuyến khích HS nói cách làm.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT7 - HS xác định yêu cầu, thực hiện cá nhân. - Sửa bài, GV có thể cho HS đọc từng câu trong SGK (hoặc trình chiếu từng câu lên cho HS đọc) rồi dùng thẻ Đ/S để nhận xét, khuyến khích HS giải thích các câu sai và sửa lại.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT8 - HS xác định yêu cầu, thực hiện cá nhân. - GV mời 4 HS trình bày kết quả
- Sửa bài, GV có thể giải thích nội dung trong mỗi câu. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT9 - HS (nhóm bốn) tìm hiểu bài, một vài nhóm trình bày trước lớp xem cần thực hiện những việc gì. GV giúp đỡ các em nhận biết yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm. - GV mời 3 HS trình bày kết quả. - Sửa bài, GV hệ thống lại cách so sánh các số đo độ dài: + a) Xác định quãng đường dài nhất (số đo lớn nhất) ; Xác định quãng đường ngắn nhất + b) Xác định vị trí để viết số theo thứ tự từ lớn đến bé. Số đầu tiên bên trái (số lớn nhất): 2 107 km. Số đầu tiên bên phải (số bé nhất): 439 km. 2107 km;........................; 439 km Hai số còn lại viết vào giữa, số lớn hơn viết bên trái, 2 107 km; 1 186 km; 682 km; 439 km. + c) Làm tròn số đến hàng trăm: khuyến khích HS trình bày cách làm. Ví dụ: Quãng đường từ Hà Nội đến cột cờ Lũng Cú dài khoảng 400 km. Vì 439 làm tròn đến hàng trăm → Cần quan sát chữ số hàng chục: Chữ số 3 → Giữ nguyên chữ số hàng trăm là 4 → Ta được số 400. - GV chữa bài và nhận xét thái độ học tập của HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Bài 2 – Ôn tập phép cộng, phép trừ. |
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. + GV: Đố bạn, đố bạn! + HS: Đố gì, đố gì? + GV: Đọc số 99 898 + HS: Chín mươi chín nghìn tám trăm chín mươi tám + GV: Nêu cấu tạo số 65 056 + HS: 65 056 gồm 6 chục nghìn, 5 nghìn, 0 trăm, 5 chục và 6 đơn vị.
- HS chú ý nghe, thảo luận, suy nghĩ.
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm và trình bày vào bảng nhóm.
+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh - Kết quả: a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị. - Viết số: 68 145 - Đọc số: Sáu mươi tám nghìn một trăm bốn mươi lăm - Viết số thành tổng: 68 145 = 60 000 + 8000 + 100 + 40 + 5. b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm. - Viết số: 12 200 - Đọc số: Mười hai nghìn hai trăm - Viết số thành tổng: 12 200 = 10 000 + 2000 + 200 c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị - Viết số: 4001 - Đọc số: Bốn nghìn linh một. - Viết số thành tổng: 4000 + 1
- HS giơ tay đọc đề, suy nghĩ và phát biểu.
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay phát biểu.
- Kết quả: a) 4 760; 4770; 4780; 4790; 4800; 4810; 4820. b) 6 600; 6 700; 6 800; 6 900; 7000; 7 100; 7 200. c) 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000.
- HS giơ tay đọc yêu cầu đề. - HS suy nghĩ, hoàn thành bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu và luật chơi của GV.
- Kết quả:
HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề, phân tích ví dụ. - HS chú ý lắng nghe, hiểu và áp dụng làm bài.
- HS tự hoàn thành vở cá nhân chia sẻ cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án.
- Kết quả: a) 76 409 < 76 431 b) Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: 9 747; 10 748; 11 251; 11 750. c)
- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.
- HS trao đổi cặp đôi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện hoàn thành vở rồi chia sẻ với bạn.
- Kết quả: a) Làm tròn số 356; 28 473 đến hàng chục thì được các số tương ứng là: 360; 28 000
b) Làm tròn số 2 021; 76 892 đến hàng trăm thì được các số tương ứng là: 2 000; 76 900 c) Làm tròn số 7 428; 16 534 đến hàng nghìn thì được các số tương ứng là: 7 000; 17 000 - HS chú ý nghe và tiếp thu.
- HS giơ tay đọc đề và trao đổi.
- HS trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập.
- HS suy nghĩ, giơ tay phát biểu và thực hiện vào vở cá nhân. - Kết quả: a) Có 1 tờ tiền 20 000 đồng; 1 tờ tiền 10 nghìn đồng; 2 tờ tiền 5 nghìn đồng; 3 tờ tiền 2 nghìn đồng; 1 tờ tiền 1 nghìn đồng Có tất cả số tiền là: 120 000 + 110 000 + 2 5 000 + 3 2 000 + 1000 = 47 000 đồng. b) Có: 47 000 < 56 000 ; 47 000 < 48 000; 47 000 > 46 000 Với số tiền 47 000 đồng chỉ có thể mua được hộp bút chì màu 46 000 đồng/hộp - HS chú ý quan sát, lắng nghe, tiếp thu
(HS thực hiện theo yêu cầu của GV)
- HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.
- HS trình bày cách làm và nêu quy luật của mỗi dãy số trong mỗi ý.
- HS hoàn thành bài vào vở sau đó chia sẻ nhóm, tranh luận và thống nhất đáp án. - Kết quả: a) 34 512; 34 522; 34 532; 34 542; 34 552. b) 67 825; 67 925; 68 025; 68 125; 68 225
- HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.
- Kết quả: a) Đ. b) S “tám mươi mốt nghìn một trăm sáu mươi”. c) S “Số gồm 5 chục nghìn và 2 trăm viết là 50 200” . d) Ð.
- HS đọc, xác định yêu cầu đề.
- Kết quả: a) A (99 999 đếm thêm 1 thì được 100 000). b) D (vì ố có chữ số ở hàng đơn vị là 0, hàng chục khác 0). c) B (làm tròn đến hàng nghìn thì quan sát chữ số hàng trăm, là số 5 nên phải thêm 1 vào 4; kết quả phải tận cùng ba chữ số 0). d) A.
- HS trao đổi nhóm, giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.
- Kết quả: a) Trong bốn quãng đường trên, quãng đường dài nhất là: 2107 km; quãng đường ngắn nhất là: 439 km. b) Thứ tự từ lớn đến bé của các số đo độ dài là: 2 107 km; 1 186 km; 682 km; 439 km. c) - Quãng đường từ Hà Nội đến cột cờ Lũng Cú dài khoảng 400 km. - Quãng đường từ Hà Nội đến Đất Mũi dài khoảng 2100 km. - Quãng đường từ Hà Nội đến Mũi Đôi dài khoảng 1200 km. - Quãng đường từ Hà Nội đến A Pa Chải dài khoảng 700 km. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở. |
TRỌN BỘ 5 MÔN CHỦ NHIỆM: TOÁN, TIẾNG VIỆT, ĐẠO ĐỨC, KHOA HỌC, HDTN