Quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ.

KHÁM PHÁ

Câu hỏi.

1. Vị trí địa lí và tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh

Quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ.

Kể các tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh trong lịch sử.

2. Một số sự kiện gắn với Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định (1698)

Phủ Gia Định được thành lập như thế nào?

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng (1911)

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước như thế nào?

Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập (1975)

Nêu ý nghĩa của sự kiện quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập (1975) đối với lịch sử dân tộc.

3. Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam

Đọc thông tin và quan sát từ hình 6 đến hình 9, tìm các dẫn chứng để chứng minh Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam.

Câu trả lời:

1. Vị trí địa lí và tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh

Nằm ở vùng Nam Bộ, tiếp giáp với năm tỉnh, thành phố và có cửa ngõ thông ra biển.

Trước khi mang tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976, Thành phố còn có tên gọi khác như: Gia Định, Sài Gòn – Gia Định, Sài Gòn – Chợ Lớn.

2. Một số sự kiện gắn với Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định (1698)

Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại tỉnh Quảng Bình, là một danh tướng thời chúa Nguyễn. Ông là người đã cùng nhân dân khai hoang, lập ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long (xứ Đồng Nai) và Tân Bình (xứ Sài Gòn).

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng (1911)

Năm 1910, với ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã vào Sài Gòn. Ông xin làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin để sang Pháp. Ngày 5-6-1911, tàu nhổ neo rời Bến cảng Nhà Rồng đến cảng Mác-xây (Marseille) của Pháp, đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba rời Tổ quốc bắt đầu hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập (1975)

Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập (1975) đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Chiến thắng cũng chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm.

3. Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam bởi:

  • Về kinh tế: có đóng góp nhiều nhất vào tổng thu ngân sách nhà nước, đứng đầu cả nước về phát triển dịch vụ và công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước với các ngành chủ yếu như: điện tử - tin học, thực phẩm – đồ uống, cơ khí, dệt may, da giày....
  • Về văn hóa: là nơi có nhiều di tích lịch sử và bảo tàng. Đây còn là nơi hội tụ cư dân từ khắp nơi, góp phần tạo sự đa dạng về văn hoá.
  • Về giáo dục: có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm khoa học – công nghệ thuộc các lĩnh vực khác nhau, làm nòng cốt cho sự phát triển giáo dục của vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ 3. VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 

Copyright @2024 - Designed by baivan.net