Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

SAU KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

Câu hỏi 2. Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Câu hỏi 3. Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

Câu hỏi 4. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Câu hỏi 5. Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

Câu hỏi 6. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

Câu hỏi 7. Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Câu hỏi 8. Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?

Câu trả lời:

Câu hỏi 1. 

- Khi những tên thợ mặc lễ phục cho ông, ôn thích thú đi qua đi lại khoe bộ đồ mới, chân ông bước đều bước theo từng điệu nhạc chẳng khác gì trò hề.

- Ông Guốc-đanh vốn là người tằn tiền mà vì những lời nịnh nọt của bọn thợ phụ mà tiền trong túi ông cứ thế mà vào trong túi của chúng. Chúng gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.

=> Nhân vật Giuốc- đanh vì sự ngu ngốc, kém hiểu biết, ngờ nghệch và mêm muội dễ dàng bị nắm thóp, lợi dụng chỉ vì thói học đòi làm quý tộc của mình.

Câu hỏi 2.

Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc- đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy. Giuốc đanh bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói quý tộc thường mặc thế thì ông lại thôi, vì cốt sao ông mặc cho giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế bác phó may không cần may lại mà lại còn được khen là may được đấy. Tất cả mọi thứ được qua loa khi bộ áo khen là giống quý tộc kể cả chuyện ăn bớt vải cũng không đáng quan tâm nữa.Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới.

Câu hỏi 3. 

Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu. 

Tác giả chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau một cách tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh vừa mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông sung sướng vì tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái. Tay thợ phụ ranh mãnh nắm đúng điểm yếu của ông Giuốc-đanh nên dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền. Mức độ ranh mãnh của tay thợ phụ và tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh cứ tăng tiến dần qua các danh xưng càng lúc càng tôn cao dần : từ “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”. Đoạn này còn hé ra nét tính cách của một gã trọc phú giàu có và keo kiệt. Ngay trong giây phút ngây ngất hạnh phúc, ông Giuốc-đanh vẫn tỉnh táo nghĩ đến túi tiên của mình. Khi tay thợ phụ không tung hô thêm nữa, ông nghĩ (qua lời nói riêng) : “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”. Nhưng chính qua chỉ tiết này, tác giả càng tô đậm hơn tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh : dù keo kiệt nhưng lão sẵn sàng cho hết cả tiên để được làm sang.

Ông dễ dàng bị thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu bởi ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Tác giả đã xây dựng nhiều tình huống và hành động kịch có tính cường điệu để khắc hoạ đậm nét tính cách này : ông Giuốc-đanh ngớ ngẩn đến mức tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng ; tung tiền ra để được tôn xưng bằng những cái danh hão.. Khán giả được dịp cười sảng khoái khi chứng kiến cảnh ông Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ lột quân áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây là nhà quý phái.

Câu hỏi 4. 

Lời thoại trong các lớp kịch lột tả chân thưc, sinh động tính cách nhân vật Guốc-đanh. Kết hợp với ngôn từ trào phúng và nghệ thuật tăng cấp, hình tượng nhân vật Guốc-đanh khắc họa rõ nét là người ngũ dốt, kệch cỡm, trở thành con dối và làm trò cười trong mắt mọi người.

Câu hỏi 5.

Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Guốc-đanh, những nét tương phản giữa hành động của ông Guốc-đanh và các nhân vật được hiện lên rõ nét. Đó là sự chênh lệch, mất đối xứng của nội dung và hình thức, bên ngoài ngoài với cái nội tâm, từ đó tạo nên nét bi hài của tác phẩm. Nét đối lập giữa cái ngu ngơ, kệch cỡm với cái sang trọng học đòi ở nhân vật Guốc-đanh với sự khôn lỏi, danh ma, hám lợi của những tên thợ phụ. Tiếng cười trào phúng được tạo nên nhờ những chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa khâu ngược, sự vênh vào, tự phụng của Guốc-đanh khi được người hầu khen và sự sảo trá của tên phó may lừa ông Guốc-đanh rằng quý tộc họ mặc như vậy, nịnh nọt ông để bòn rút tiền từ trong túi ông. Qua đó, nhà văn chế giếu thói học đòi làm sang vẫn còn hiện diện rất nhiều trong xã hội và phê phán thói nịnh hót, khôn lói, tham lam, bì ổi của đám người chỉ biết sống trên sự lừa lọc, sảo trá. Tất cả được bậc thầy Mô-li-ê thể hiện bằng nghệ thuật châm biếm, tạo nên tiếng cười thoái mái cho khán giả. Xong cũng là những suy tư, trăn trở về những trò lố bịch diễn ra trên sân khấu hay chính là những điều diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Tiếng cười mà Mô-li-ê tạo ra mang giá trị lên án sâu sắc, mang hơi thở của một xã hội tiến bộ.

Câu hỏi 6.

- Khi thấy hoa của bộ lễ phục may ngược nhưng ông Guốc-đanh vẫn khen là đẹp khi tên phó may nói rằng quý tộc thường mặc như vậy. 

- Hình ảnh ông Guốc-đanh là điển hình cho con người với thói học đòi kệch cỡm, ngu dốt, thiếu hiểu biết, uwua nịnh với khát vọng viển vông được làm quý tộc.

- Bản chất lố lăng, xảo trá, lươn lẹo của một bộ phận con người trong xã hội thông qua nhân vật những tên thợ phụ, bác phó may hùa vào nịnh hót, khen đểu ông Guốc-đanh để vơ vét tiền của ông.

Câu hỏi 7.

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục mặc áo khoác, áo gi-lê , quần ống túm. Áo gi-lê được trang trí nhiều nhất với họa tiết thêu và hoa văn trên vải. Loại ren đăng-ten jabot vẫn tiếp tục được sử dụng để viền cổ áo. Quần ống túm (breeches) thường dừng lại ở đầu gối, với tất trắng đi bên dưới và gót giày bản vuông lớn. Áo khoác được mặc ôm hơn và không phồng ra như váy ở thời kỳ baroque. Mũ tricorne trở nên phổ biến trong thời gian này, thường viền với bím tóc và trang trí bằng lông đà điểu. Tóc giả cũng được sử dụng và thường là màu trắng. Kiểu tóc cadogan của nam giới phát triển và trở nên phổ biến trong giai đoạn này với tóc được cuộn ngang trên tai. Tầng lớp quý tộc Pháp mặc quần áo đặc biệt xa hoa và thường được gọi là “Macaroni”.

Câu hỏi 8. 

Xã hội đang trong thời kì hội nhập, có rất nhiều nền văn hóa đa dạng nên đòi hỏi con người ta càng phải học hỏi, nổ lực tiến bộ từng ngày để theo kịp nhịp sống. Song song với những con người cầu tiến, tài giỏi thì luôn có những con người kém hiểu biết, đi sai hướng, lệch lạc. Họ cứ nghĩ có tiền là có tất cả, họ có điều kiện để học nhưng lại học một cách ngu dốt, mu muội. Họ chỉ ưa nịnh hót mà không biết tự nhìn nhận lại bản thân. Những con người như thế nếu không biết tự giác kiểm điểm và sửa đổi thì mãi muôn đời họ chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com