Quan sát và cho biết cây nến nào cháy lâu hơn. Giải thích kết quả.

KHÁM PHÁ

Câu hỏi.

1. Vai trò của không khí

a, không khí cần cho sự cháy. 

Thí nghiệm thực hành: 

Chứng minh không khí cần cho sự cháy

*Chuẩn bị: Ba cây nén A, B, C giống nhau và hai cốc thuỷ tinh có kích thước khác nhau.

*Tiến hành: Đốt cho ba cây nến cháy. Sau đó, đồng thời úp cốc thuỷ tinh nhỏ lên cây nền B và cốc thuỷ tinh to lên cây nén C (hình 1). 

Câu hỏi. Quan sát và cho biết cây nến nào cháy lâu hơn. Giải thích kết quả.

Câu hỏi và thảo luận: 

Cần phải làm gì đề duy trì sự cháy đối với các cây nến B, C? Vì sao? 

Luyện tập, vận dụng:

Trong các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy, người ta sử dụng chăn ướt chụp lên đám cháy để dập lửa. Hãy giải thích vì sao có thể dập lửa như vậy.

b, Không khí cần cho sự sống

Quan sát: 

Trình bày vai trò của không khí đối với sự sống. 

Luyện tập, vận dụng:

Nêu ý nghĩa của mỗi việc làm trong các hình dưới đây.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Quan sát:

Câu hỏi 1. Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong các hình dưới đây. 

Câu hỏi 2. Kể những nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí. 

Câu hỏi và thảo luận: 

Điều gì có thể xảy ra đối với con người, động vật và thực vật khi sống ở môi trường không khí bị ô nhiễm?

Luyện tập, vận dụng:

Câu 1.

Nhận xét về môi trường không khí nơi em sống.

Câu 2.

Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương em.

3. Bảo vệ môi trường không khí

Câu hỏi và thảo luận: 

Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí?

Quan sát: 

Nêu những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường không khí. 

Luyện tập, vận dụng:

Câu hỏi 1.

Em, gia đình và địa phương nơi em sống đã có những hoạt động gì để bảo vệ môi trường không khí?

Câu hỏi 2.

Chọn một trong những chủ để sau để vận động những người xung quanh tham gia bảo vệ môi trường không khí:

- Tăng cường đi bộ, đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

- Tham gia bảo vệ rừng và trồng cây xanh.

- Tham gia phong trào vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.

Câu trả lời:

1. Vai trò của không khí

a, không khí cần cho sự cháy. 

Thí nghiệm thực hành: 

Cây nến A cháy lâu nhất rồi đến cây nến B và cuối cùng là cây nến C.

Giải thích: Cây nến cháy nhanh hay lâu là phụ thuộc vào lượng không khí cung cấp cho sự cháy. Cây nến A được cung cấp lượng không khí dồi dào nên sẽ cháy cho đến khi hết nến. Nến C được úp bằng cốc lớn hơn nến B nên lượng không khí được cung cấp cho sự cháy cũng lớn hơn. 

Câu hỏi và thảo luận: 

Cần bỏ cố ra khỏi nên các cây nến B, C để duy trì sự cháy đối. Vì khi đó sự cháy ở các cây nến được cung cấp thêm không khí nên sẽ được diễn ra. 

Luyện tập, vận dụng:

Giải thích có thể dập lửa như vậy vì: như thế sẽ ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài, không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

b, Không khí cần cho sự sống

Quan sát: 

Trình bày vai trò của không khí đối với sự sống: Khí ô-xi trong không khi cần cho hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật. Khí các-bô-níc cần cho quá trình quang hợp ở thực vật.

Luyện tập, vận dụng:

  • Hình 3: Việc sử dụng quạt thông gió cho nhà kính là để tạo hiệu ứng làm mới không khí trong nhà kính, đảm bảo không khí từ ngoài có thể vào trong nhà kính và ngược lại. Từ đó cung cấp đủ lượng oxi cho cây phát triển và thải được khí canonic ra bên ngoài. 
  • Hình 4: Sự dụng bình oxi khi lặn là để cung cấp oxi cho sự thở của người thợ lặn.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Quan sát:

Câu 1.

  • Hình 5: Khi thải từ các khu công nghiệp.
  • Hình 6: Khí thải từ các đám cháy rừng.
  • Hình 7: Khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của ô tô, xe máy. 
  • Hình 8: Do rác thải 

Câu 2.

Những nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí: 

- Ô nhiễm từ giớ, bụi: Bão sinh ra một lượng lớn khí thải NOx. Ngoài ra, những trận bão cát thường mang theo bụi mịn khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.

-  Núi lửa phun trào: Khi có sự phun trào của núi lửa thì một lượng khí metan, clo, lưu huỳnh,… ở sâu trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài. Khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.

- Các quá trình phân hủy, thối rữa của xác động – thực vật.

Câu hỏi và thảo luận: 

Khi không khí bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ:

- Gây bệnh đường hô hấpbệnh tim mạchviêm họng, đau ngực, tức thở cho con người. 

- Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.

- Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.

Luyện tập, vận dụng:

Câu 1.

Em sống ở một khu dân cư trong thành phố. Xung quanh nơi em ở có nhiều cây xanh, không khí trong lành. 

Câu 2.

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương em: 

- Khí thải từ ô tô, xe máy.

- Khí thải từ khu công nghiệp. 

- Các bãi rác chưa được xử lí.

- Nước thải chưa qua xử lí đã đổ trực tiếp ra môi trường. 

3. Bảo vệ môi trường không khí

Câu hỏi và thảo luận: 

Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí vì: 

- Không khí có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, động vật, thực vật. 

- Không khí bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe của con nguòi, động vật, thực vật.

 

- Nếu được sống trong môi trường không khí trong sạch, tuổi thọ của cong người sẽ cao hơn. 

Quan sát:

Những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường không khí:

  • Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện công cộng thay cho việc sử dựng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy.
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
  • Trồng nhiều cây xanh.
  • Xây dựng các khu công nghiệp cách xa nhà dân

Luyện tập, vận dụng:

Câu 1.

Em, gia đình và địa phương nơi em sống đã có những hoạt động để bảo vệ môi trường không khí:

  • Phát động phong trào trồng nhiều cây xanh, trồng cây gây rừng.
  • Phát động phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào mối chiều thứ 7. 
  • Sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt thay cho ô tô, xe máy. 
  • Đổ rác đúng nơi quy định.

Câu 2.

Em chọn: Tham gia phong trào vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net