BÀI 2: EM BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Người lao động là ai?
- Bác sĩ.
- Kĩ sư.
- Giáo viên.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Trong số những người dưới đây, ai là người lao động?
- Bác sĩ.
- Trẻ em.
- Học sinh tiểu học.
- Học sinh cấp 2.
Câu 3: Ai là người tạo ra quần áo?
- Bác sĩ.
- Kĩ sư.
- Thợ may.
- Giáo viên.
Câu 4: Người dạy em học là ai?
- Bác nông dân.
- Giáo viên.
- Bác lao công.
- Bác thợ điện.
Câu 5: Trong số những người dưới đây, ai là người lao động?
- Cô y tá.
- Chú công nhân.
- Bác sĩ.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Trong những người dưới đây, ai không phải là người lao động?
- Chú công an.
- Chị y tá.
- Tội phạm.
- Cô thợ may.
Câu 7: Bác sĩ là ai?
- Là những người khám, chữa bệnh cho chúng ta, giúp chúng ta thoát khỏi những căn bệnh và mệt mỏi.
- Là những người cho chúng ta hạt lúa chín, rau xanh, trái ngọt.
- Là những người dạy ta các bài học hay và bổ ích.
- Là những người cung cấp thực phẩm từ biển.
Câu 8: Kĩ sư là ai?
- Là những người xây dựng những ngôi nhà để chúng ta sinh sống hàng ngày.
- Là những người xây dựng những công trình to lớn cũng cấp nơi làm việc, vui chơi, giải trí và góp phần làm đẹp cho xã hội.
- Là những người giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Đáp án A,B đúng.
Câu 9: Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta?
- Giúp cho đường phố xanh, sạch, đẹp hơn.
- Giúp cho chúng ta có một nguồn thực phẩm dồi dào.
- Giúp cho đường phố ngập tràn ánh sáng.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 10: Học sinh tiểu học có phải người lao động không?
- Không
- Có
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Bác sĩ giúp chúng ta điều gì?
- Chữa khỏi bệnh cho chúng ta.
- Giúp chúng ta có thêm nhiều tri thức.
- Cho chúng ta những hạt gạo thơm ngon.
- Thiết kế, xây dựng những ngôi nhà để chúng ta sinh sống hàng ngày.
Câu 2: Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động?
- Chào hỏi lễ phép.
- Nói trống không.
- Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì.
- Đáp án A, C đúng.
Câu 3: Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay là việc làm đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 4: Vì sao chúng ta phải biết ơn người lao động?
- Vì họ tạo ra nhu yếu phẩm cần thiết, phục vụ nhu cầu may mặc, sử dụng đồ điện tử, nhu cầu giải trí của con người.
- Khi tạo ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống, người lao động phải bỏ công sức ra rất nhiều, mất rất nhiều thời gian và sức lực.
- Chính người lao động đã tạo ra của cải cho xã hội.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là sai?
- Học sinh không phải là người lao động.
- Bác lao công là người xây nhà cho chúng ta.
- Bác nông dân là người trồng rau xanh, nuôi gia súc, cung cấp thực phẩm cho chúng ta.
- Giáo viên dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người.
Câu 6: Bố mẹ chúng ta có phải là người lao động hay không?
- Có
- Không
Câu 7: Hành động nào dưới đây thể hiện sự thiếu tôn trọng người lao động?
- Trân trọng những gì người lao động đã tạo ra.
- Bảo vệ những thứ người lao động miệt mài sáng tạo.
- Phá hoại của công, bỏ thừa thức ăn.
- Lễ phép với người lao động.
Câu 8: Không cần biết ơn người lao động vì chúng ta đã trả tiền để mua sản phẩm của họ đúng hay sai? Vì sao?
- Đúng vì chúng ta đã bỏ tiền ra để trả cho họ.
- Sai bởi chúng ta phải học được lòng biết ơn dành cho những con người đã góp phần vào phát triển xã hội.
- Đúng vì chúng ta cần trân trọng và biết ơn tất cả những người lao động trên thế giới.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 9: Việc làm của bạn nào dưới đây không thể hiện sự biết ơn người lao động?
- Linh lấy nước mời bác đưa thư đến cho nhà mình.
- Long muốn sau này lớn lên sẽ trở thành bác sĩ như mẹ mình.
- Loan yêu quý bác giúp việc như người nhà.
- Lâm nhận hàng xong đi vào nhà ngay mà không chào chú giao hàng.
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những … Em phải kính trọng và biết ơn ….”
- Người lao động.
- Người thầy thuốc.
- Người giáo viên.
- Người nông dân.
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đang vẽ tranh thì bút chì bị gãy. An liền vứt đi và nói sẽ mua chiếc khác. Nếu biết việc làm của An, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Em sẽ khuyên an nên lấy dụng cụ gọt bút chì rồi dùng tiếp.
- Em sẽ ủng hộ hành động của An.
- Em sẽ cùng An đi mua chiếc bút chì mới.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Cô bán bánh giò vừa đẩy xe bánh giò vừa rao “Bánh giò đây!”. Hằng thấy các bạn đang nhại lại giọng cuảt cô. Nếu là Hằng em sẽ ứng xử như thế nào?
- Em sẽ nói với các bạn rằng nghề nào cũng cao quý.
- Em sẽ nói với các bạn không được làm như vậy vì làm vậy là thiếu tôn trọng người khác.
- Em sẽ không chơi với các bạn nữa.
- Đáp án A, B đúng.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”?
- Chăm chỉ.
- Kiên trì.
- Lòng biết ơn.
- Dũng cảm.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Em rút ra được bài học gì sau khi học xong bài “Em biết ơn người lao động”?
- Chào hỏi lễ phép người lao động.
- Tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
- Quý trọng sản phẩm, thành quả lao động
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
--------------- Còn tiếp ---------------