BÀI 11: EM QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Quý trọng là gì?
- Tôn trọng quý mến.
- Tình cảm chân thành giữa người với người.
- Kính trên nhường dưới.
- Là sở thích của con người.
Câu 2: Tiền là gì?
- Đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành.
- Là thứ dùng để xem giờ.
- Là giấy để vẽ.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Vai trò của đồng tiền đối với đời sống con người?
- Tiền mang giá trị trao đổi hàng hoá.
- Tiền là một công cụ của con người.
- Tiền mang đến chất lượng cuộc sống.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Tiền giúp ta làm được những gì?
- Mua được xe đạp.
- Kinh doanh.
- Mua được sách vở.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tiền có cho bạn một cuộc sống tốt hơn, được ăn ngon, mặc đẹp hay không?
- Có
- Không
Câu 6: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
- Không cần tiết kiệm tiền.
- Tiền có thể kiếm được nên chúng ta không cần phải quý trọng.
- Tiền giúp cho có một cuộc sống tốt đẹp nên chúng ta cần quý trọng đồng tiền.
- Tiền có thể làm hại tới sức khoẻ con người.
Câu 7: Việc nuôi heo đất có tác dụng gì?
- Không giúp ích được gì cho cuộc sống con người.
- Giúp tiết kiệm tiền.
- Giúp trang trí phòng học.
- Đáp án A, B đúng.
Câu 8: Tiền có thể mua được những gì?
- Đồ dùng học tập.
- Tình yêu.
- Bí mật.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Quý trọng đồng tiền là gì?
- Không tiêu xài hoang phí.
- Dùng tiền vào mục đích cần thiết.
- Biết trân trọng đồng tiền mình làm ra.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Tiền bạc giúp chúng ta thoả mãn nhu cầu vật chất, một phần nào đó giúp chúng ta đáp ứng về tinh thần đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Tại sao phải quý trọng đồng tiền?
- Con người cần tiền để chi trả cho tất cả những thứ trong cuộc sống như chỗ ở, thức ăn, hoá đơn…
- Tiền là cần thiết để có được hàng hoá và dịch vụ bạn cần để tồn tại.
- Tiền mang lại sự tự do.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Hãy nêu các cách bảo quản tiền?
- Để tiền gọn gàng, cẩn thận cất vào hộp.
- Cất tiền vào ví.
- Cho vào ống tiết kiệm.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
- Tiết kiệm tiền sẽ khiến bản thân trở nên nghèo khó.
- Chỉ người lớn mới cần quý trọng đồng tiền.
- Quý trọng đồng tiền sẽ nâng cao giá trị của bản thân, giúp bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4: Quý trọng đồng tiền sẽ đem lại cho ta những lợi ích gì?
- Đồng tiền tuy nhỏ bé nhưng tích góp lại sẽ tạo thành khối tài sản khổng lồ.
- Dễ dàng giải quyết những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần.
- Cuộc sống trở nên thoải mái, tiện nghi hơn.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Phẩm chất nào sẽ giúp em trở thành con người biết quý trọng đồng tiền?
- Hoang phí.
- Tiết kiệm.
- Chăm chỉ.
- Kiên trì.
Câu 6: Nếu không biết quý trọng đồng tiền, chúng ta sẽ trở thành người như thế nào?
- Người biết tiết kiệm tiền để thực hiện các dự định trong tương lai.
- Người có lối sống lành mạnh.
- Người tiêu xài hoang phí, tham lam, ích kỉ.
- Người dùng đồng tiền đúng mục đích, giúp đỡ người khác.
Câu 7: Quý trọng đồng tiền sẽ giúp em lập kế hoạch cho tương lai đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 8: Em đồng tình với hành động của bạn nào dưới đây?
- Thấy một chiếc bút màu sắp gãy, Hoa liền mạnh tay làm hỏng để mẹ mua cho hộp bút màu mới.
- Hoa xếp ngay ngắn những tờ tiền mẹ cho và trân trọng nó vì đây là công sức lao động vất vả của mẹ.
- Nam không chú ý đến tờ 1000 đồng vì cho rằng nó không có giá trị.
- Thấy chiếc cặp đẹp, Ngọc nằng nặc đòi mẹ mua cho bằng được, mặc dù chiếc cặp ở nhà vẫn còn dùng tốt.
Câu 9: Cách làm nào dưới đây thể hiện sự quý trọng đồng tiền?
- Nhà có rất nhiều đồ chơi nhưng Trung vẫn xin bố mẹ tiền để mua thêm.
- Lan mua tất cả mọi thứ mà Lan thích.
- Hà bỏ tiền vào ống tiết kiệm để mua sách vở cho năm học mới.
- Quân thường xuyên bỏ học thêm để đi chơi.
Câu 10: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
- Biết bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình là biểu hiện của quý trọng đồng tiền.
- Trẻ em chưa làm ra tiền nên không cần phải quý trọng đồng tiền.
- Tiết kiệm tiền là quý trọng đồng tiền.
- Mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,… đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình chính là thể hiện việc quý trọng đồng tiền.
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Em đồng tình với hành động nào sau đây
- Hùng nói với em sẽ sử dụng tất cả số tiền được lì xì để chơi điện tử và mua đồ chơi mới, nếu còn chưa đủ thì sẽ xin thêm tiền bố mẹ.
- Thảo lập một cuốn sổ để ghi chép các khoản tiết kiệm và chi tiêu của mình.
- Phương thường đòi bố mẹ mua cho mình quần áo và đồ dùng đắt tiền.
- Hoàng nạp rất nhiều tiền vào các trò chơi điện tử.
Câu 2: Kim kể với em là vừa được mẹ mua cho bộ quần áo mới nhưng Kim lại không thích nên sẽ xin mẹ mua bộ khác. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?
- Em sẽ khuyên Kim không nên xin mẹ mua bộ khác.
- Em sẽ khuyên Kim vì mẹ đã cất công mua đồ mới cho mình, dù chưa thích lắm nhưng cũng nên sử dụng để mẹ vui.
- Em sẽ khuyên Kim nên sử dụng vì bỏ đi sẽ rất lãng phí.
- Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Mẹ hỏi ý em về việc mua thêm một cái mũ đẹp để đi dã ngoại với lớp vào tuần sau. Trong khi đó, em đã có hai cái mũ và còn dùng tốt. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?
- Em sẽ xin mẹ tiền và mua thêm cái mũ nữa.
- Em sẽ vứt hai chiếc mũ kia đi và mua cái mũ mới.
- Em sẽ đưa cho mẹ xem 2 cái mũ mà mình có và nói với mẹ không cần phải mua thêm mà sẽ sử dụng một trong hai cái cũ.
- Em sẽ xin mẹ tiền mua thêm thật nhiều mũ mới.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Là học sinh, em cần làm gì để quý trọng đồng tiền?
- Nhận thức đúng đắn về đồng tiền.
- Sống và hướng đến những điều tốt đẹp, không tham lam.
- Không để đồng tiền điều khiển suy nghĩ, hành động của bản thân.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
--------------- Còn tiếp ---------------