Phiếu trắc nghiệm GDCD 8 Cánh diều bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6. PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “………….. để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.

  1. Chia sẻ việc nhà
  2. Tệ nạn xã hội
  3. Bệnh dịch
  4. Bạo lực gia đình

Câu 2: Thế nào là bạo lực gia đình?

  1. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
  2. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
  3. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
  4. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

Câu 3: Ai có thể gây ra bạo lực gia đình?

  1. Bố mẹ
  2. Con cái
  3. Anh, chị, em trong gia đình
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?

  1. Người mẹ hết mực yêu thương con cái
  2. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt
  3. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình
  4. Người bố thường xuyên uống rượu

Câu 5: Đâu là những người chịu ảnh hưởng nhiều từ bạo lực gia đình?

  1. Nam giới
  2. Phụ nữ và trẻ em
  3. Trẻ em nam và trẻ em nữ
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?

  1. Những lời nói, thái độ gây tổn thương
  2. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
  3. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
  4. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ

Câu 7: Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây?

  1. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình
  2. Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình
  3. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình
  4. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình

Câu 8: Ảnh hưởng mà bạo lực gia đình gây ra cho xã hội là gì?

  1. Không vì chỉ trong phạm vi gia đình không liên quan gì đến xã hội
  2. Gây mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt kinh tế xã hội
  3. Làm xã hội trở nên trầm nắng hơn
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái?

  1. Vì cha mẹ không yêu thương con cái
  2. Vì tâm lý có rèn giũa nghiêm ngặt thì con cái mới không hư hỏng
  3. Vì con cái trong gia đình thua kém con nhà hàng xóm
  4. Vì cha mẹ luôn muốn bản thân có được tiếng nói lớn ttrong gia đình

Câu 10: Đâu là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay?

  1. Bạo lực giữa bố mẹ và con cái
  2. Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình
  3. Bạo lực giữa vợ và chồng
  4. Bạo lực giữa các ông bà và các cháu

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Pháp luật quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

  1. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình
  2. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra
  3. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Theo em, vì sao các gia đình có kinh tế khó khăn hơn lại hay có nguy cơ xảy ra tình trạng bạo lực gia đình?

  1. Vì họ phải bươn trải kiếm sống vất vả hơn những gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn
  2. Vì phải vất vả kiếm sống nên dễ nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình
  3. Vì áp lực cuộc sống vốn đã đã chẳng dễ dàng vượt qua với họ nên các mâu thuẫn có thể xảy ra khi các khó khăn lần lượt kéo ập tới
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Theo em, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình?

  1. Do vấn đề kinh tế
  2. Do các định kiến xã hội
  3. Do nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế, cách ứng xử khi có các vấn đề trong gia đình nảy sinh
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?

  1. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình
  2. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra
  3. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái
  4. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm

Câu 5: Hành vi cha mẹ ép con cái phải gả theo ý muốn có được coi là một hình thức bạo lực gia đình hay không?

  1. Chuyện cưới hỏi của con cái bố mẹ hoàn toàn có quyền ép đặt
  2. Có, theo Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 (sửa đổi) đã quy định các hành vi bạo lực gia đình gồm các hành vi cưỡng ép tảo hôn, li hôn, hoặc cản trở kết hôn, li hôn hợp pháp
  3. Việc con cái kết hôn là do bố mẹ sắp đặt
  4. Nếu không nghe theo sắp xếp của bố mẹ, mọi chuyện sau này của con cái bố mẹ sẽ không can thiệp được

Câu 6: Vì sao bạo lực gia đình cần bị lên án?

  1. Vì mỗi chúng ta đều có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình
  2. Bạo lực gia đình làm xói mòn đi các giá trị truyền thống, chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
  3. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho những người xung quanh và toàn xã hội
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Hiện nay có nhiều người quan niệm rằng, vợ phải kiểm soát hết mọi chi tiêu của chồng để có thể “quản” được chồng tốt hơn. Theo em, việc làm này có phải là một hình thức của bạo lực gia đình không? 

  1. Đây là một suy nghĩ rất chín chắn của những người vợ hiện đại
  2. Đây là một hình thức bạo lực gia đình vì người vợ đang cố thâu tóm hết quyền tự do của người chồng
  3. Đây là cách giữ gìn hạnh phúc gia đình rất hiệu quả của các chị em hiện đại
  4. Đây là một hình thức không tôn trọng chồng chứ không liên quan gì đến bạo lực gia đình

Câu 2: Chồng bà A rất nóng tính, mỗi khi trong gia đình xảy ra chuyện thì ông lại thường mắng chửi mọi người trong gia đình. Trong tình huống này, mọi người trong gia đình bà A nên làm gì để tránh xảy ra các hình thức về bạo lực gia đình?

  1. Cố tìm ra lí lẽ để cãi thắng trong mọi tình huống
  2. Nếu do ông chồng bà A sai thì mọi người trong gia đình cần phải lên tiếng để công lí không bị vùi lấp
  3. Cần phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, bàn bạc lại mọi chuyện vào lúc mọi thành viên đều bình tĩnh
  4. Dùng mọi lí lẽ để khuất phục

Câu 3: Ba của B hay đi làm về khuya, thi thoảng ba uống rượu say khướt về đến nhà lại hay nổi cáu. Mỗi lần như thế là ba lại dùng những lời lẽ lặng nhẹ để chì chiết mẹ, có khi còn là những trận đòn roi. Theo em, nếu B chứng kiến cảnh ba đánh đập mẹ, B sẽ có suy nghĩ như thế nào?

  1. B cảm thấy thương mẹ
  2. B sẽ cảm thấy ba là một người không đáng kính
  3. B sẽ dần dần hình thành định kiến về ba của mình, không còn tin tưởng vào giá trị ấm áp của gia đình
  4. B sẽ học các tính cách của ba khi lớn lên

Câu 4: Nếu không may là nạn nhân của các trường hợp bạo lực gia đình, chúng ta cần làm gì?

  1. Im lặng giữ thể diện cho người thân trong gia đình
  2. Dùng các hình thức bạo lực khác để đáp trả
  3. Nên thông báo sự việc với người thân, tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền
  4. Sử dụng các biện pháp tiêu cực hơn để xử lí vấn đề

Câu 5: Em hãy cho biết hiện nay tình trạng bạo lực gia đình phổ biến dưới các hình thức nào?

  1. Bạo lực về thể chất, tinh thần
  2. Bạo lực về tình dục, bạo lực về kinh tế
  3. Bạo lực về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế
  4. Bạo lực về tâm lí, về thể chất

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Bà K là hàng xóm của nhà anh P, anh P rất nóng tính, các con anh làm bất cứ việc gì trái ý, anh thường dùng đòn doi để dạy dỗ các con. Một hôm bà K nghe thấy tiếng con anh P vừa khóc vừa la hét bên nhà, bà K vội chạy sang hỏi thăm tình hình, thì trông thấy cảnh anh P sử dụng gậy sắt để đánh con, bà có can ngăn thì bị anh ngăn cản và nói anh chỉ đang giáo dục các con. Và những ngày sau đó, bà K vẫn thường xuyên nghe thấy tiếng các con anh P ngào khóc. Nếu em là bà K trong trường hợp này em sẽ xử lí như thế nào?

  1. Nếu em là bà K, trong trường hợp này em sẽ báo cho chính quyền địa phương, để họ có các biện kịp thời ngăn chặn hành động bạo lực của anh P, giáo dục, xử phạt anh P vì hành động bạo lực của mình đối với các con
  2. Nếu em là bà K, em sẽ không có ý kiến gì về hành động của anh K vì thực tế anh D chỉ đang dạy dỗ con cái của mình, bà K không thể can thiệp vào chuyện gia đình của người khác
  3. Bà K không nên can thiệp quá sâu vào chuyện gia đình của người khác
  4. Bà K nên cùng gia đình nhà anh P can thiệp vào việc anh thường xuyên đánh con cái

Câu 2: Công việc của anh D rất vất vả thường xuyên phải tăng ca, có khi còn phải tiếp khách uống rượu mãi tối khuya mới về. Do đặc thù công việc nên tính cách của anh D cũng dần thay đổi, trở nên cáu gắt, nóng nảy. Anh thường cảm thấy vợ con chính là gánh nặng khiến anh phải làm việc vất vả. Có lần đi làm về, lại đang say rượu anh đã dùng vũ lực đánh chị H là vợ anh đến mức phải nhập viện điều trị, hai đứa con nhỏ của anh chứng kiến cảnh bố đánh mẹ dã man đều rất sợ hãi. Theo em, việc đánh đập vợ trước mặt các con, của anh D sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với tâm lí của chúng về sau này?

  1. Các con sẽ có động lực học tập và rèn luyện bản thân thật tốt trong tương lai
  2. Các con của anh D có thể sẽ trở nên trầm lặng, lặng lẽ thu mình không muốn tiếp xúc với mọi người; gặp ác mộng; hoặc có thể con trẻ sẽ học theo xu hướng bạo lực đó từ bố
  3. Khiến các con của anh mất dần niềm tin vào gia đình, không còn tin tưởng vào giá trị tốt đẹp mà gia đình có thể mang lại
  4. Đáp án B và C đúng

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm công dân 8 cánh diều, bộ trắc nghiệm công dân 8 cánh diều, trắc nghiệm GDCD 8 cánh diều bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net