BÀI 10. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Tầm quan trọng của lao động đối với con người là gì?
- Làm cho xã hội trở nên đình trệ, chậm phát triển
- Làm con người mệt nhọc, không có sức khỏe toàn diện cho các hoạt động hằng ngày
- Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội
- Làm cho nguồn nhân lực lao động ngày một già đi và không còn đáp ứng được cho thị trường lao động
Câu 2: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động?
- Quyền sở hữu tài sản
- Quyền được tuyển dụng lao động
- Quyền tự do kinh doanh
- Quyền bóc lột sức lao động
Câu 3: Một trong những nội dung về bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn?
- Làm việc phù hợp với khả năng của mình, theo chuyên môn, không bị phân biệt đối xử
- Muốn làm lúc nào tùy thuộc vào ý thích của mình
- Thời gian làm việc theo ý kiến chủ quan của mình
- Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình
Câu 4: Trách nhiệm của nhà nước là gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đối với công dân?
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư giải quyết vấn đề việc làm công dân
- Đào tạo lớp dạy và học nghề cho các thợ trẻ
- Tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm cho công dân
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Em hãy nêu khái niệm của “lao động”?
- Là một hoạt động của con người có mục đích tác động để làm biến đổi các vật chất tự nhiên thành những sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế để phục vụ nhu cầu của con người và xã hội
- Là hoạt động làm các sản phẩm đồ ăn thức uống phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của con người
- Là hoạt động giúp cho các vật chất biến đổi từ hình thức này sang hình thức khác phục vụ cho nhu cầu của của con người
- Là hoạt động con người buộc phải thực hiện theo như quy định của nhà nước
Câu 6: Quyền lao động của công dân được định nghĩa như thế nào?
- Chỉ những người có tay nghề giỏi mới có quyền học nghề và tìm kiếm việc làm phục vụ cho như cầu cầu của cuộc sống
- Lựa chọn nghề nghiệp thật tốt là một trong những quyền lao động của công dân
- Mỗi công dân đều đem sức lao động của mình để học việc, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân để đem lại thu nhập cho mình, gia đình và xã hội
- Nhà nước sẽ cung cấp việc làm cho mỗi công dân khi đến tuổi lao động
Câu 7: Nhà nước quy định nhà sử dụng lao động không được phép khai thác sức lao động từ đối tượng nào?
- Người trong độ tuổi lao động
- Người chưa đủ 13 tuổi
- Người không có tay nghề
- Người phải học hỏi mới quen được với công việc
Câu 8: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm việc trong các môi trường nào sau đây?
- Làm việc trong mỏ than
- Làm việc tại trung tâm dạy kèm
- Làm các công việc phù hợp với thời gian học tập của bản thân tại trường học
- Làm việc tại nơi có khả năng phát triển trí lực, trí tuệ, nhân cách của người chưa thành niên
Câu 9: Thời gian lao động được quy định cho người lao động chưa thành niên là bao nhiêu giờ?
- Người chưa đủ 15 tuổi được làm việc 8 tiếng một ngày
- Người chưa đủ 15 tuổi không được làm quá 4 tiếng trong một ngày
- Người đủ 18 tuổi không được làm thêm giờ
- Người dưới 18 tuổi không được phép là quá 4 tiếng một ngày
Câu 10: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của mình, học sinh cần làm gì?
- Chăm chi học tập, trau dồi tri thức
- Tích cực tham gia các công việc nhà để giúp đỡ gia đình
- Chủ động tham gia các hoạt động lao động của trường lớp
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nếu công nhân không nhận được các điều kiện thích đáng trong quá trình làm việc thì có thể tham khảo điều luật nào để tìm lại quyền lợi thuộc về bản thân mình?
- Một số văn bản quy bản pháp luật quy định về quyền của người sử dụng lao động
- Bộ luật lao động năm 2019 điều 6
- Bộ luật lao động năm 2019 điều 23
- Bộ luật lao động năm 2019 điều 13
Câu 2: Vì sao công dân nên chọn các hoạt động lao động phù hợp với bản thân mình để làm?
- Để có thể đáp ứng được với các yêu cầu mà công việc đề ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
- Để có thể nhanh chóng tạo ra vật chất cần thiết phù hợp với nhu cầu của bản thân
- Công việc phù hợp với năng lực sẽ không giúp người lao động tạo ra thêm được các giá trị cho bản thân
- Làm việc trong môi trường lao động phù hợp sẽ không áp lực
Câu 3: Theo em, vì sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng?
- Để bảo vệ quyền lợi của người lao động
- Để bảo bệ quyền lợi của người sử dụng lao động
- Để nhà nước có thể quản lí được các quan hệ lao động trên phạm vi cả nước
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Khẳng định nào sau đây không đúng với tầm quan trọng của lao động đối với cuộc sống của con người?
- Lao động mang lại giá trị cho con người, gia đình, xã hội
- Lao động tạo ra thu nhập góp phần nâng cao chất lương cuộc sống của con người
- Lao động không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội
- Lao động tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người
Câu 5: Người sử dụng lao động không được quyền làm gì?
- Không thực thi hợp đồng đã cam kết
- Chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của nhân viên
- Xét tăng thưởng cho các nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
- Thực hiện các việc làm đã cam kết trong hợp đồng
Câu 6: Người sử dụng lao động có các quyền nào sau đây?
- Phân biệt đối xử với các nhân viên trong công ty
- Ép buộc nhân viên làm thêm giờ, không được quy định trong điều khoản của hợp đồng
- Quyền được tuyển dụng, bố trí công việc làm cho nhân viên
- Đưa ra các đạo luật cưỡng bức sức lao động của nhân viên
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Một hợp đồng lao động được coi là phù hợp người lao động khi tham gia vào thị trường lao động cần có những yếu tố nào sau đây?
- Chỉ có tên, địa chỉ công ty, mức lương đã thỏa thuận khi phỏng vấn làm việc
- Tên địa chỉ của bên sử dụng lao động, người lao động; thông tin cụ thể của 2 bên; các quy định về lương, tăng lương, các khoản phụ cấp; quy định về thời gian làm việc; các yêu cầu, quyền lợi của nhân viên
- Chỉ đề cập tới các điều khoản mà công ti yêu cầu người lao động cần phải thực hiện trong quá trình làm việc tại công ty
- Địa chỉ của các bên liên quan đã quy định trong hợp đồng lao động, mức lương quy định theo chức danh cụ thể
Câu 2: Trong quá trình làm việc chị T liên tục bị chủ công ty đe dọa sẽ sa thải nếu chị không đồng ý làm thêm giờ buổi tối. Trong khi hợp đồng quy định chị không cần làm buổi tối. Chị T còn con nhỏ việc làm thêm buổi tối là rất khó khăn với chị, chị T có thể làm gì để kiến nghị việc làm này?
- Chị T có thể dựa vào các điều khoản đã quy định trong hợp đồng để thôi không cần phải tăng ca vào buổi tối, nếu công ty vẫn cố gắng cưỡng ép chị là đang vi phạm về hợp đồng lao động, sẽ phải chịu hoàn toàn các trách nhiệm pháp lí
- Chị T có đe dọa kiện công ty nếu cố tình bắt ép chị
- Chị T có thể dùng các kiến thức cơ bản về quyền lao động của nhà nước ban hành để bảo vệ quyền lợi thuộc về mình
- Chị T có thể gặp riêng lãnh đạo và trao đổi về tình hình gia đình của mình
Câu 3: Trong thời hạn hợp đồng lao động, anh T đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động với công ty H. Anh T có được nhận các hỗ trợ về thất nghiệp nếu chẳng may không tìm được việc làm khác trong thời gian đó không?
- Anh T vẫn được nhận các quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp đã tham gia khi làm tại công ty
- Anh T không được nhận bất kì một khoản hỗ trợ nào hết vì anh T đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, anh thậm chí còn phải bồi thường hợp đồng với công ty H
- Vì bảo hiểm thất nghiệp anh vẫn đang tham gia cùng công ty nên anh vẫn được nhận các đãi ngộ cần thiết
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước. Theo em, chị A nên làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về bản thân mình?
- Vì con của chị chưa lớn nên chưa cần thiết phải tính toán đến hợp đồng lao động với công ty
- Chị H có thể tới công ty đòi lại quyền lợi cho bản thân
- Chị H có thể căn cứ vào điều lệ đã kí trong hợp đồng với công ty và các điều luật bảo vệ quyền lợi của người lao động để đòi lại quyền lợi thuộc về bản thân mình
- Thực hiện trình báo cho cơ quan công an về tình hình của bản thân
Câu 5: P năm nay 15 tuổi nhưng do nhà hoàn cảnh khó khăn nên em có xin vào một xưởng làm đồ thủ công mĩ nghệ để làm thêm, vừa kiếm thêm thu nhập vừa có thể rèn luyện được tay nghề. Chủ xưởng thường xuyên yêu cầu P làm các công việc như cắt, dập sợi mây bằng máy dập. Theo em, hành động của chủ xưởng đó đã thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động chưa thành niên của nhà nước hay chưa?
- Vì P làm ở xưởng nên việc gì được giao P đều phải hoàn thành, không được quyền lựa chọn việc làm khi tham gia lao động
- Chủ xưởng của P chưa thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động vị thành niên, với lao động đủ 15 tuổi không nên được đảm nhận các vị trí công việc được thực hiện với máy móc nguy hiểm
- Chủ xưởng của P đã làm đúng chức trách phân công nhiệm vụ cho P làm
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao là trách nhiệm của P khi làm việc
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: N luôn có ước mơ trở thành một bác sĩ, sau khi tốt nghiệp THPT, N quyết tâm thi vào Đại học Y Hà Nội. Bố mẹ thì không muốn con gái vất vả, không đồng ý cho con theo ngành y nên đã can thiệp bắt N thi vào Đại học Sư phạm Hà Nội với lí do sau này có người nhà sẽ giúp đỡ N trong việc tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp. Bố mẹ N nói rằng nếu N không nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ thì phải tự lo học phí cho những năm đi học, bố mẹ sẽ không tru cấp cho N ăn học. Theo em, hành động của bố mẹ N có đúng không? N nên làm gì trong trường hợp này?
- Hành động của bố mẹ N thể hiện sự quan tâm đến con gái, lo cho việc làm của con gái sau này. N nên nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ để có tương lai ổn định sau này
- Hành động của bố mẹ N là đang can thiệp vào quyền được lựa chọn ngành nghề của con gái, tuy nhiên tất cả những suy nghĩ của bố mẹ N chỉ là muốn tốt cho N. N nên tham khảo bạn bè những người đi trước nếu thấy năng lực của mình phù hợp với đam mê và ước mơ thì hãy cố gắng thuyết phục để bố mẹ hiểu và cho N được theo đuổi ước mơ của mình
- Hành động của bố mẹ N là hoàn toàn đúng vì việc làm của con cái sau này là do bố mẹ sắp đặt, để có được thành công và sự ủng hộ của gia đình con cái nên nghe theo những lời sắp đặt đó
- Việc làm của bố mẹ N là sai, bố mẹ không nên can thiệp vào ngành nghề của con cái. N nên phản đối kịch liệt ý kiến của bố mẹ, thuyết phục bằng được bố mẹ cho mình theo học y như mình mong muốn
Câu 2: T năm nay đã 23 tuổi nhưng là một thanh niên lười lao động, suốt ngày chỉ ăn chơi và vẫn xin tiền bố mẹ chơi điện tử, tập tụ các nhóm bạn ăn chơi lêu lổng. H là bạn thân của T nên tìm cho mình một công việc phù hợp với bản thân, làm việc chăm chỉ vừa giúp bản thân có ích hơn vừa có thể giúp đỡ bố mẹ gánh vác được một phần kinh tế trong gia đình. Trước lời khuyên của H, T đáp lại “Lao động là quyền của công dân nên lao động hay không là quyền của T, H không nên quan tâm”. Em có đồng ý với cách lí giải của T hay không? Vì sao?
- Không đồng ý. Lao động không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi người, làm việc tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội chính là nghĩa vụ của công dân. Hành động không làm việc và lười nhác của T chính là hành vi ăn bám gia đình và xã hội đáng bị phê phán và lên án
- Đồng ý. Lao động là quyền của công dân nên việc lựa chọn làm việc vào lúc nào cũng là quyền của công dân, T có thể tìm cho mình một công việc vào lúc T cảm thấy sẵn sàng với việc lao động
- Đồng ý. Cách T giải thích có ý đúng, vì không phải T không làm việc mà do chưa đến thời điểm T muốn cố hiến sức lao động của bản thân cho gia đình và xã hội
- Không đồng ý. Vì cách lí giải của T có phần cộc lốc có thể gây ra hiểu lầm cho người bạn H của mình