Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hình a Hình b
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của da
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm 4HS, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện nhiệm vụ. - GV chiếu hình 39.1 sgk và video về cấu tạo, chức năng của da. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong sgk, video đồng thời ghi lại cấu tạo, chức năng của từng bộ phận cấu tạo nên da và chức năng của da đối với cơ thể. Video: https://www.youtube.com/watch?v=OxPlCkTKhzY Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Da ở người 1. Cấu tạo và chức năng của da - Da có cấu tạo 3 lớp: + Lớp biểu bì: tầng sừng, tầng tế bào sống. + Lớp bì: tuyến mồ hôi, dây thần kinh, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến nhờn, thụ quan, mạch máu. + Lớp mỡ dưới da: mỡ. - Chức năng: + Lớp biểu bì: bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể. + Lớp bì: giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ tạp chất + Lớp mỡ dưới da: cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như nguồn dự trữ năng lượng. ð Kết luận: - Da có cấu tạo 3 lớp: Biểu bì, bì và lớp mỡ dưới da. - Chức năng: bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường, điều hòa thân nhiệt, nhận biết các kích thích của môi trường, bài tiết mồ hôi.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh về da và thành tựu ghép da trong y học.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4HS, quan sát hình 39.2 và đọc thông tin trong sgk, “Hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của các bệnh hắc lào, lang ben và mụn trứng cá.”
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: 1. Vì sao nói giữ gìn vệ sinh môi trường cũng là một phương pháp làm đẹp da? 2. Vận dụng những hiểu biết về da, nêu các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và trang điểm da an toàn.
- GV yêu cầu các nhóm HS làm phiếu điều tra một số bệnh về da trong trường học và khu dân cư theo mẫu Bảng 39.1. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS điều tra ngoài giờ học và hoàn thành thông tin điều tra để nộp cho GV đánh giá vào tiết học sau.
- GV yêu cầu dựa vào hiểu biết cá nhân, tìm hiểu trước bài ở nhà “ Em hãy tìm hiểu và nêu một số thành tựu ghép da trong y học”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Một số bệnh về da và bảo vệ da a) Một số bệnh về da - Bệnh hắc lào: + Nguyên nhân: Do nấm. + Triệu chứng: Xuất hiện các vùng da tổn thương dạng tròn, đóng vảy; ngứa ngáy ở vùng mông, bẹn, nách. + Hậu quả: Gây khó chịu, ngứa ngáy, mất thẩm mỹ. - Bệnh lang ben: + Nguyên nhân: Do nấm + Triệu chứng: xuất hiện các vùng da lốm đốm trắng hơn bình thường. + Hậu quả: gây mất thẩm mỹ - Mụn trứng cá: + Nguyên nhân: Nang lông bị bít tắc, vi khuẩn gây viêm nhiễm và tổn thuông trên da. + Triệu chứng: gây ra mụn sần, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,... + Hậu quả: ngứa, đau, mất thẩm mỹ, nguy cơ để lại sẹo, có thể gây nhiễm trùng.
b, Chăm sóc, bảo vệ làn da và làm đẹp da an toàn - Trả lời câu hỏi: 1. Da là bề mặt lớn nhất trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường, da có chức năng điều hòa thân nhiệt, che chắn cho các bộ phận bên trong cơ thể. Nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến da bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, gây nên các bệnh về da; việc tỏa nhiệt của cơ thể diễn ra khó khăn (do các lỗ chân lông bị bít kín);... 2. Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và trang điểm da an toàn: - Tránh làm da bị tổn thương - Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là những vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường như tay, mặt. - Che chắn da hoặc sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời - Không lạm dụng các loại mĩ phẩm và vệ sinh da sạch sau khi trang điểm,...
Phiếu điều tra :
3. Một số thành tự ghép da trong y học - Một số thành tựu ghép da trong y học: + Sử dụng da ếch, da heo để ghép da điều trị bỏng:
Ghép da sau phẫu thuật
Trung bì da heo - Công nghệ nuôi cấy tế bào sợi trong nghiên cứu và điều trị bỏng.
ð Kết luận: Cần giữ vệ sinh cơ thể, tránh để da xây xát, giữ gìn vệ sinh ở để bảo vệ cơ thể không mắc các bệnh về da và các bệnh do vi sinh vật xâm nhập qua vết thương trên da gây nên. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm thân nhiệt và cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người
---------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác