Soạn mới giáo án Sinh học 8 KNTT bài 45: Sinh quyển

Soạn mới Giáo án Sinh học 8 KNTT bài Sinh quyển. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 45SINH QUYỂN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm sinh quyển.
  • Nhận biết được các khu sinh học trên Trái Đất.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn vè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm sinh quyển.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Tìm hiểu được các khu sinh học trên Trái Đất.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải các bài tập vận dụng liên quan đến sinh quyển.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video giới thiệu về sinh quyển.
  • Tranh ảnh hoặc video giới thiệu về các khu sinh học chủ yếu trên Trái Đất
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò của trao đổi chất đối với cơ thể người.
  • GV đưa ra câu hỏi: “Trái Đất là ngôi nhà chung của hành triệu sinh vật. Cho đến nay, Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Các loài sinh vật sinh sống ở đâu trên Trái Đất?”

              

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đấu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài:Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 45Sinh quyển.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của da

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh quyển
  2. Nội dung: Học sinh dựa vào thông tin sgk để nêu khái niệm sinh quyển và thành phần chính của sinh quyển.
  3. Sản phẩm: Khái niệm sinh quyển, thành phần cấu tạo chính của sinh quyển và vai trò của sinh quyển
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc thông tin trong sgk, nêu khái niệm sinh quyển, thành phần cấu tạo chính của sinh quyển và  vai trò của sinh quyển.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái niệm sinh quyển

- Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng các nhân tố vô sinh của môi trường.

- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm:

+ Lớp đất

+ Lớp không khí

+ Lớp nước đại dương.

- Sinh quyển cung cấp các nhân tố vô sinh cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật, các sinh vật muốn tồn tại phải thích nghi với điều kiện môi trường của sinh quyển.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các khu sinh học chủ yếu

  1. Mục tiêu: Nhận biết được các khu sinh học trên Trái Đất.
  2. Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm: Đặc điểm của các khu sinh học và đáp án các câu hỏi mục II sgk trang 186, 187
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu về việc phân chia các khu vực sinh học.

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đọc nội dung sgk, nêu đặc điểm của các khu sinh học và trả lời các câu hỏi mục II sgk trang 186, 187.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Các khu sinh học chủ yếu

Ở các vùng địa lí khác nhau, điều kiện khí hậu không đồng nhất đã hình thành các hệ sinh thái đặc trưng cho vùng gọi là khu sinh học. Phân loại:

+ Khu sinh học trên cạn

+ Khu sinh học nước ngọt

+ Khu sinh học nước biển.

a) Khu sinh học trên cạn

Từ vùng cực đến vùng nhiệt đới có các khu sinh học: đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới.

- Đáp án câu hỏi mục II sgk trang 186:

Việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau là do yếu tố nhiệt độ và độ ẩm quyết định.

b) Khu sinh học nước ngọt

- Khu vực nước đứng: ao, hồ, đầm,…

- Khu vực nước chảy: sông, suối,…

c) Khu sinh học nước biển

- Sinh vật có sự khác nhau theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.

- Tầng nước mặt và ven bờ có thành phần sinh vật phong phú nhất.

- Đáp án hoạt động mục II sgk trang 187:

Ví dụ:

+ Khu sinh học rừng ôn đới: phong, sến đỏ, sồi, sóc, chim gõ kiến, hươu, lợn lòi, cáo, gấu.

+ Khu sinh học sa mạc và hoang mạc: xương rồng, cỏ lạc đà, ngải, lạc đà, thằn lằn, rắn, sâu bọ cánh cứng,…

+ Khu sinh học đồng rêu hàn đới: rêu, địa y, gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu, côn trùng,…

 

ð Kết luận:

Trên Trái Đất, ở các vùng địa lí khác nhau, điều kiện khí hậu không đồng nhất đã hình thành các hệ sinh thái đặc trưng cho vùng gọi là khu sinh học, bao gồm:

+ Khu sinh học trên cạn

+ Khu sinh học nước ngọt

+ Khu sinh học nước biển.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về sinh giới.
  3. Nội dung: Cá nhân HS làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về sinh quyển, thành phần của sinh quyển, khu sinh học.
  4. Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
  5. Tổ chức thực hiện:

-------------- Còn tiếp -------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 8 KNTT bài 45: Sinh quyển

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 8 KNTT mới, soạn giáo án sinh học 8 mới KNTT bài Sinh quyển, giáo án sinh học 8 kết nối

Soạn mới giáo án sinh học 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay