Soạn mới giáo án Lịch sử 7 kết nối tri thức bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Soạn mới Giáo án lịch sử 7 KNTT bài Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 3: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU

THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THỂ KỈ XVI

BÀI 6: CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á

TỪ SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được quá trình hình thành, phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
  • Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ đến nửa đầu thế kỉ XVI.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Đọc và chỉ được ra tên các vương quốc phong kiến trên lược đồ.
  • Lập được trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
  1. Phẩm chất
  • Tự hào về khu vực Đông Nam Á ngày càng kết nối chặt chẽ trong nhiều thế kỉ, tạo nền tảng vững chắc để hòa nhập vào sự phát triển của thế giới hiện nay.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 7.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Lược đồ các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc file trình chiếu.
  • Tranh, ảnh một số công trình kiến trúc, văn hóa của Đông Nam Á.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 7.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS sử dụng kiến thức đã học ở lớp 6 và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng từ thế kỉ VII đến thể kỉ X.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng kiến thức đã học ở lớp 6 và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Tên một số các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vi-giay-a, Ma-ta-ram, Chăm-pa, Sri Kse-tra, Ka-lin-ga,...

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Em đã tìm hiểu về các quốc gia sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X với một nền văn hoá bản địa sâu đậm, đa sắc màu. Trên nên tảng đó, từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, các vương quốc phong kiến trong khu vực tiếp tục có bước phát triển vê kinh tế, chính trị và văn hoá. Diện mạo của các vương quốc này như thế nào? Những thành tựu văn hoá tiêu biêu đạt được là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ sau nửa thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

- Rút ra được nhận xét: Hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc -ca rất phát triển, được thể hiện qua các mặt hàng được trao đổi buôn bán - hàng hoá Trung Quốc (đồ sứ, tơ lụa, gương), Ấn Độ (ngọc trai, vải); Gia-va và Xu-ma-tra (thóc lúa, gia vị, trâu bò),... Điều này chứng tỏ Ma-lắc-ca là trung tâm kinh tế và giao lưu buôn bán quốc tế ở Đông Nam Á lúc bấy giờ.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1,2, đọc tư liệu SGK tr.36, 37, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở được sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2, làm việc cá nhân viết ra giấy tên các vương quốc phong kiến.

GV mời 1- 2 HS lên bảng chỉ trên lược đồ treo tường và đọc to tên các vương quốc đó.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 1 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày được sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

- GV gợi ý cho HS tìm hiểu: quá trình hình thành, phát triển, kinh tế, bộ máy nhà nước,...

- GV mở rộng thêm kiến thức cho HS: bộ Luật Hồng Đức của Đại Việt ra đời vào thời Lê sơ, chứng tỏ sự phát triển về luật pháp. Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành - là một cống hiến quan trọng của thời Lê sơ.

- GV cho HS khai thác ví dụ trong SGK về Vương quốc Ma-lắc-ca

+ GV yêu cầu HS chỉ trên lược đồ, xác định vị trí của vương quốc, khai thác thêm thông tin trong phần Kết nối với ngày nay: Ma-lắc-ca là một eo biển nằm ở vị trí trung tâm của nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Ngày nay, eo biển này chiếm khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới hằng năm. Nhiều nền kinh tế lớn phụ thuộc vào hoạt động thương mại của eo biển này.

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc Tư liệu SGK tr.37 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca?

+ GV hướng dẫn HS: Viết ra giấy những từ/ cụm từ thể hiện hoạt động thương mại ở vương quốc này.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1,2, đọc tư liệu SGK tr.36, 37, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ sau nửa thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XVI, các vương quốc phong kiến bước vào giai đoạn phát triển trên cơ sở các vương quốc hình thành từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

+ Vương quốc Pa-gan (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi) phát triển thành Vương quốc Mi-an-ma.

+ Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a (ở lưu vực sông Chao Phray-a).

+ Vương quốc Đại Việt, Chăm-pa, Cam-pu-chia (trên bán đảo Đông Dương).

+ Vương quốc Sri Vi-giay-a (đảo Xu-ma-tra),...

- Vào thế kỉ XIII, quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người để chống ngoại xâm đã dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và thống nhất một số vương quốc phong kiến lớn hơn:

+ Nhiều nước nhỏ trên đảo Gia-va và Xu-ma-tra (In-đô-nê-xi-a) thống nhất dưới thời Vương triểu Mô-giô-pa-hít. + Vương quốc A-út-thay-a của người Thái.

+ Lan Xang của người Lào.

+ Vương quốc Ma-lắc-ca.

- Nền tảng kinh tế chính vẫn là nông nghiệp trồng lúa nước và giao lưu buôn bán bằng đường biển phát triển thịnh đạt.

- Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh với sự tăng cường quyển lực của nhà vua thông qua các cấp quan lại ở triểu đình và địa phương. Nhiều bộ luật ra đời chứng tỏ luật pháp ngày càng được hoàn thiện, quy củ.

- Khai thác tư liệu: Hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca rất phát triển. Điều này chứng tỏ Ma-lắc-ca là trung tâm kinh tế và giao lưu buôn bán quốc tế ở Đông Nam Á lúc bấy giờ.

 

-----------------------Còn tiếp------------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 kết nối tri thức bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 kết nối mới, soạn giáo án lịch sử 7 mới kết nối bài Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, giáo án soạn mới lịch sử 7 kết nối

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay