Soạn mới giáo án Lịch sử 7 kết nối tri thức bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)

Soạn mới Giáo án lịch sử 7 KNTT bài Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 5: ĐẠI VIỆT THỜI LÝ – TRẦN – HỒ (1009-1407)

BÀI 11: NHÀ LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC (1009-1225)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được những nét chính về thành lập nhà Lý.
  • Đánh giá được ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
  • Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo thời Lý.
  • Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử trong bài Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225).
  • Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
  1. Phẩm chất
  • Khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
  • Ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 7.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa việc thống nhất đất nước cảu Đinh Bộ Lĩnh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan hình ảnh Vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Không lâu sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Theo em, sự kiện này có ý nghĩa như thế đối với lịch sử dân tộc ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi (HS có thể trả lời được, hoặc không trả lời được, GV khuyến khích HS):  Sự kiện Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La chứng tỏ đây là quyết định sáng suốt, là vùng đất địa linh nhân kiệt, có địa thế thuận lợi để phát triển lâu dài.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều các sự kiện dời đô của các đời vua. Có thể kể đến như đặt Phú Xuân làm kinh đô của nhà Tây Sơn hay chọn Huế làm kinh đô của nhà Nguyễn. Nhưng phải kể đến lần dời đô nổi tiếng và đúng đắn của Lý Công Uẩn. Để nắm rõ hơn về ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn, cũng như mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo thời Lý, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh, Tiền Lê

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được những nét chính về sự thành lập nhà Lý.

- Đánh giá được ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Thăng Long của Lý Công Uẩn.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1,2 SGK tr.52, 53, làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nét chính về sự thành lập nhà Lý; ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Thăng Long của Lý Công Uẩn.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 1SGK tr.52, 53 và trả lời câu hỏi: Nhà Lý được thành lập như thế nào?

- GV cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.52, đọc thông tin mục Em có biết và cho biết: Em biết điều gì về vua Lý Công Uẩn?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Lý Công Uẩn là người có học, có đức, có tài).

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2: Đây là công trình văn hoá trọng điểm chào mừng 50 năm giải phóng Thủ đô và kỉ niệm 1 030 năm ngày sinh Lý Thái Tổ, khắc hoạ hình tượng người có công khởi lập và tạo dựng nên mảnh đất ngàn năm văn hiến -

vua Lý Thái Tổ, đầu đội mũ bình thiên, tay phải cầm Chiếu đời đô, tay trái chỉ xuống nơi định đô. Tượng được đặt trên đài hình bát giác (tượng trưng cho tám hướng), phần trên đài cách điệu hình bốn cổng thành Hà Nội, phần bệ gồm ba bậc thềm tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hoà, những yếu tố làm cơ sở để vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên. Xung quanh câu chuyện về tượng đài Lý Thái Tổ có rất nhiều điều thú vị như con số 214 chữ trong Chiếu đời đô ứng với 214 năm nhà Lý trị vì thiên hạ.

- GV trình bày: Năm 1010, nhà Lý quyết định đời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.

- GV sử dụng bản đồ Việt Nam ngày nay, cho HS quan sát và nhận biết vị trí Hoa Lư và Thăng Long trên bản đồ.

- GV cho HS đọc Tư liệu 1 SGK tr.53, thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu:

+ Gạch chân đưới từ, cụm từ miêu tả về thành Đại La.

+ Những thông tin đó chứng tỏ điều gì về vùng đất này?

 

 

 

 

 

- GV chia HS thành các nhóm 6-8 HS, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: Hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long.

GV mở rộng kiến thức: Khi thấy đất Hoa Lư - cố đô của Đại Cổ Việt chật hẹp, không thể mở mang ra làm chỗ đô hội được nên Lý Công Uẩn quyết định dời kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng, trung tâm của đất nước, thuận tiện giao thông,... Từ đó cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của vị hoàng đế khai sáng ra triểu Lý. Cũng trong Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng như các cựu triểu Đinh và Tiền Lê, mà để mưu việc lớn.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2, kết hợp đọc mục Em có biết SGK tr.53 và giới thiệu cho HS:

+ Từ năm 2011, Viện Nghiên cứu Kinh thành bắt đầu nghiên cứu phục dựng bằng công nghệ 3D hoàng cung Thăng Long thời nhà Lý, dựa trên vết tích khảo cổ học, quy mô kiến trúc, tư liệu lịch sử, so sánh với cung điện cổ các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2016, hoàng cung Thăng Long được phục dựng thành công bước đầu.

+ Đến nay, toàn bộ chỉ tiết, công trình đã được phục dựng 3D thành công, gồm 64 kiến trúc; 38 cung điện và hành lang; 26 lầu lục giác cùng tường bao, đường đi và cổng ra vào. Điều này đã chứng tỏ hoàng cung thời Lý được quy hoạch bài bản, khoa học, được xây dựng nguy nga với nhiều kiến trúc gỗ lớn, không thua kém cung điện nổi tiếng ở châu Á với những nét đặc sắc riêng biệt, nhất là mái được trang trí ngói âm dương, ngói ống có diềm gắn hình lá đề. Bờ rào tường bao lợp ngói nóc, trang trí rồng, phượng.

 

 

 

 

 

 

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1,2 SGK tr.52, 53, làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét chính về sự thành lập nhà Lý; ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Thăng Long của Lý Công Uẩn.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh, Tiền Lê

- Sau khi Lê Hoàn mất, tháng 10 - 1005, Thái tử Long Việt lên ngôi. Long Việt lên ngôi được 3 ngày, Long Đĩnh tự lập làm vua. Long Đĩnh là một ông vua càn rỡ, dâm đãng, tàn bạo khiến cho trong và ngoài triều ai ai cũng căm giận và gọi là Lê Ngoạ Triều.

- Mùa đông năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Giới sư sãi và đại thần chán ghét triều Tiền Lê nên đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên.

à Nhà Lý được thành lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Những từ/cụm từ miêu tả về thành Đại La: ở giữa khu vực trời đất, có thế rỗng cuộn hổ ngồi, vị trí giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng, đất cao, sáng sủa, muôn vật phôn thịnh, phong phú, thắng địa, tụ hội trọng hội, kinh sự muôn đời.

à Đây là vùng đất có địa thế rất thuận lợi để xây dựng đất nước lâu dài.

- Ý nghĩa:

+ Là quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn, đã chuyển vị thế đất nước từ phòng thủ sang thế phát triển lâu dài.

+ Đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành đô thị phát triển thịnh vượng.

+ Là trung tâm của đất nước về sau, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của dân tộc.

+ Nhà Lý cho xây dựng một số cung điện, thành luỹ,... và đến thời kì này Hoàng thành Thăng Long được hoàn chỉnh với ba vòng thành, thể hiện sự phát triển của Đại Việt thời Lý.

 

 

 

 

 

 

----------------------Còn tiếp------------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 kết nối tri thức bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 kết nối mới, soạn giáo án lịch sử 7 mới kết nối bài Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225), giáo án soạn mới lịch sử 7 kết nối

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay