Em đồng tính hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Bài 2: Em đồng tính hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

a.Phải có trình độ văn hóa mới sử dụng được quyền tự do ngôn luận

     

b.Cần tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

     

c. Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế quyền tự do và quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

     

d. Người chưa đủ 18 tuổi chưa được phép thực hiện quyền tự do ngôn luận

     

e. Người dân có quyền được tiếp cận thông tin liên quan đến an ninh quốc gia

     

Câu trả lời:

a. Không đồng tình, vì ai cũng có quyền tự do ngôn luận, miễn sao việc sử dụng quyền đó không xâm phạm, chống phá Đảng, Nhà nước và vi phạm pháp luật.

b. Đồng tình, vì nếu không tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin có thể gây nên những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân; ảnh hưởng trật tự quản lý hành chính nhà nước; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, danh dự, uy tín, công việc của công dân...

c. Không đồng tình, vì Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, miễn sao điều đó không vi phạm pháp luật.

d. Không đồng tình, vì người chưa đủ 18 tuổi vẫn được phép thực hiện quyền tự do ngôn luận, điều này đã được quy định tại Luật Trẻ em năm 2016.

e. Không đồng tình, vì công dân không được phép tiếp cận thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. 

Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định

Xem thêm các môn học

Giải SBT kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net