Soạn siêu ngắn lịch sử 4 Cánh diều bài 10 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn lịch sử 8 bộ sách cánh diều bài 10 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

I. SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN.

Câu hỏi: Đọc thông tin và tư liệu, nêu sự ra đời của giai cấp công nhân.

Đáp án:

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản:

+ Nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện. 

+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,... 

=> Giai cấp công nhân đã dần hình thành.

II. NHỮNG HOẠT ĐỌNG CỦA C.MÁC, PH. ĂNG- GHEN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục II, trình bày một số hoạt động chính của C.Mác, Ph Ăng- ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Đáp án:

Những hoạt động chính:

- Ph.Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây, biên soạn nhiều tài liệu.

- C.Mác sang Pari tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.

- Ph.Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C.Mác. Hai ông thành lập Đồng minh những người cộng sản.

- C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn Đảng Cộng sản

III. PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1848 đến 1870. Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

Đáp án:

Hoàn cảnh 

- Pháp: ngày 23-6-1848 công nhân và nhân dân lao động Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa nhưng sau đó đã bị đàn áp.
- Đức: công nhân và thợ thủ công  nổi dậy chống phong kiến.

Hoạt động 

- Sự thành lập: 28-9-1864 Hội Liên Hiệp Lao động  Quốc tế – Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn , Mác được cử vào ban lãnh đạo .

- Hoạt động từ 1864-1870:

  • Quốc Tế thứ nhất truyền bá học thuyết Mác

  • Quốc Tế thứ nhất là trung tâm đoàn kết, tổ chức lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế đấu tranh giành thắng lợi.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về Công xã Pari và nêu ý nghĩa lịch sử của việc thàng lập nhà nước kiểu mới

Đáp án:

Hoàn cảnh 

- Na-pô-nê-ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ-đăng (2/9/1870).

- Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-nê-ông III, yêu cầu lập chế độ cộng hòa và bảo vệ "Tổ quốc lâm nguy". Đồng thời thành lập một chính phủ tư sản lâm thời mang tên Chính phủ vệ quốc.

- Quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản xin đình chiến, nhân dân kiên quyết chiến đầu bảo vệ tổ quốc.

Nguyên nhân

mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản ở Véc-xai với nhân dân Pa-ri (do Quốc dân dân chỉ huy).

Diễn biến 

Sáng 18/3/1871 Chi-e tấn công Quốc dân quân ở đồi Mông-mác, nhưng bị thất bại.

Kết quả

+ Quân chính phủ tháo chạy về Véc-xai, nhân dân làm chủ Pa-ri.

+ Ủy ban Trung ương Quốc dân đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871 nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng Công xã.

Câu hỏi: Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:

  • Cơ chế bộ máy nhà nước:

- Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.

- Thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.

  • Các chính sách của công xã Pa-ri:

- Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không dạy kinh Thánh.

- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.

- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đạp công nhân.

- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.

- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

=> Ý nghĩa lịch sử:

- Công xã Pa-ri là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới.

- Đây là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1871 đến đầu thế kỉ XX. Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thế hai.

Đáp án:

Hoàn cảnh

- Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân => đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

Nguyên nhân tan rã 

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản.

Đáp án:

Do bị giới chủ áp bức bóc lột và phải làm việc cực nhọc, giai cấp công nhân đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau. 

Câu hỏi 2: Lập bảng tóm tắt một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

9/1864

Pa-ri (Pháp)

Thành lập Quốc tế thứ nhất

2

1/5/1886

Mỹ

Hàng chục vạn công nhân đình công đòi ngày làm 8 giờ.

3

1889

Pa-ri (Pháp)

Thành lập Quốc tế thứ 2

4

1893

Pháp

Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893

5

1899

Anh

Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm một số mẩu chuyện về hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin. Giới thiệu những mẩu chuyện đó với thầy cô và bạn học.

Đáp án:

(*) Tham khảo:

Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Tháng 8/1844, ở Pari, đánh dấu cho lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Cuộc gặp gỡ ở Pari không những đã xây dựng tình bạn của hai ông, mà bằng công việc của mình, các ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau một cách rất kỳ diệu.

Tìm kiếm google: soạn lịch sử 8, giải lịch sử 8 cánh diều, soạn lịch sử 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 8 Cánh diều mới

CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com