Soạn siêu ngắn lịch sử 4 Cánh diều bài 14 Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn lịch sử 8 bộ sách cánh diều bài 14 Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

I. ẤN ĐỘ

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 14.2, hình 14.3 (SGK, tr.60 – 61), trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

Về kinh tế

Về chính trị - xã hội

Về văn hóa - giáo dục

- Mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. => Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

- Thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

- Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

II. ĐÔNG NAM Á

Câu hỏi: Trình bày một số sự kiện tiêu biểu phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

 

Một số sự kiện tiêu biểu

Ở Việt Nam

- Phong trào Cần vương (1885 - 1896)

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913)

- Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.

Ở Cam-pu-chia

- Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 - 1865)

- Khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867)

- Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 - 1895) 

Ở Lào

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901)

- Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 - 1907)

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX theo gợi ý sau:

Lĩnh vực

Chính sách của thực dân Anh

Chuyển biến

Chính trị

?

?

Kinh tế

?

?

Xã hội

?

?

Đáp án:

Lĩnh vực.

Chính sách của thực dân Anh

Chuyển biến

Kinh tế

Mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận.

Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh. 

Chính trị

Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

Chính quyền rối ren, nhân dân cực khổ

Xã hội

- Thực hiện chính sách chia để trị

- Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến 

- Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội => dễ bề cai trị.

Đời sống nhân dân cực khổ

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu về các anh hùng dân tộc trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Đáp án:

(*) Tham khảo

  • Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896, Phi-líp-pin)

- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.

- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. 

- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.

  • Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)

+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

Tìm kiếm google: soạn lịch sử 8, giải lịch sử 8 cánh diều, soạn lịch sử 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 8 Cánh diều mới

CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX


Copyright @2024 - Designed by baivan.net